Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 38

HƯ NÁT VÀ BẤT DIỆT (15:35-49)

 

35 Nhưng có kẻ sẽ nói rằng: Người chết sống lại thể nào, lấy xác nào mà trở lại? 36 Hỡi kẻ dại kia, vật gì ngươi gieo, nếu không chết đi trước đã, thì không sống lại được. 37 Còn như vật ngươi gieo, ấy không phải là chính hình thể  sẽ sanh ra, chẳng qua là một cái hột, như hột lúa mì hay là hột giống nào khác. 38 Đức Chúa Trời cho nó hình thể  tùy ý Ngài lấy làm tốt, mỗi một hột giống, cho một hình thể  riêng. 39 Mọi xác thịt  chẳng phải là đồng một xác thịt , nhưng xác thịt  loài người khác, xác thịt  loài thú khác, loài chim khác, loài cá khác. 40 Lại cũng có hình thể  thuộc về trời, hình thể  thuộc về đất, nhưng vinh quang của hình thể  thuộc về trời với vinh quang của hình thể  thuộc về đất thì khác nhau. 41 Vinh quang của mặt trời khác, vinh quang của mặt trăng khác, vinh quang của ngôi sao khác; vinh quang của ngôi sao nầy với vinh quang của ngôi sao kia cũng khác.

42 Sự sống lại của kẻ chết cũng như vậy. Thân thể đã gieo ra là hay hư nát , mà sống lại là không hay hư nát, 43 đã gieo ra là nhục, mà sống lại là vinh, đã gieo ra là yếu, mà sống lại là mạnh, 44 đã gieo ra là thể huyết khí, mà sống lại là thể thiêng liêng . Nếu đã có thể huyết khí, thì cũng có thể thiêng liêng , 45 ấy vậy, có lời chép rằng: Người thứ nhứt là A-đam đã nên linh hồn sống. A-đam sau hết là thần ban sự sống. 46 Nhưng chẳng phải thể thiêng liêng  đến trước, ấy là thể huyết khí rồi thể thiêng liêng  đến sau. 47 Người thứ nhứt bởi đất mà ra, là thuộc về đất, người thứ hai bởi trời mà ra. 48 Người thuộc về đất thể nào, thì những kẻ thuộc về đất cũng thể ấy; người thuộc về trời thể nào, thì những kẻ thuộc về trời cũng thể ấy. 49 Như chúng ta đã mang ảnh tượng của người thuộc về đất, thì chúng ta cũng sẽ mang ảnh tượng của người thuộc về trời.

 

1. Theo câu 35, vấn đề Phao-lô phải trả lời liên quan đến sự sống lại là vấn đề gì?

2. Phao-lô đã trả lời vấn đề nầy như thế nào trong phần từ câu 36-44?

3. Thân thể khi “gieo ra” và khi “sống lại” khác nhau thế nào? Xin giải thích mỗi điều:

 

KINH THÁNH

GIEO RA

SỐNG LẠI

Ý NGHĨA

Câu 42b

 

 

 

Câu 43a

 

 

 

Câu 43b

 

 

 

Câu 44a

 

 

 

 

4. “A-đam sau hết” (c. 45b) và “người thứ hai” (c. 47b) chỉ về ai? Mang ý nghĩa gì?

Giáo lý phục sinh được Phao-lô trình bày:

1. Căn bản của Phúc Âm: Chúa Giê-xu chết, chôn và phục sinh (c. 1-11).

2. Tầm quan trọng của phục sinh: Nếu Chúa Giê-xu không sống lại, chúng ta không có gì cả (c. 12-19).

3. Chúa Giê-xu đã thật sự phục sinh, Ngài là trái đầu mùa cho nên chúng ta cũng sẽ phục sinh (c. 20-28).

4. Suy nghĩ bình thường cũng đủ chứng minh phục sinh là điều chắc chắn (c. 29-34).

Bây giờ Phao-lô phải trả lời thắc mắc của người không tin vào sự phục sinh. Thắc mắc đó là:

Người chết sống lại thể nào, lấy xác nào mà trở lại? (c. 35)

Phao-lô nói người đặt câu hỏi như vậy là khờ dại (Hỡi kẻ dại kia, c. 36a) hàm ý, chỉ cần quan sát đời sống hiện tại, sẽ thấy rằng phục sinh là điều hiển nhiên. Và rồi ông dùng những hình ảnh trong đời sống, trong thiên nhiên và trong vũ trụ để trả lời thắc mắc nầy:

1. Hạt giống khi gieo, chết rồi mới sống (c. 36).

2. Hạt giống và cây mọc lên, hình thể khác nhau (c. 37).

Từ hình thể (c. 37), Phao-lô nói đến xác thịt (c. 39) và vinh quang (c. 40-41) của mọi loài khác nhau. Tất cả để minh chứng rằng sự sống phục sinh khác với sự sống trước khi phục sinh về hình thể và tính chất. Chi tiết những điều nầy như sau:

 

KINH THÁNH

GIEO RA

SỐNG LẠI

Ý NGHĨA

Câu 42b

Hay hư nát

(sẽ băng hoại)

Không hay

hư nát

Bất diệt

Câu 43a

Nhục

(không giá trị)

Vinh

Vinh quang

Câu 43b

Yếu

Mạnh

Có sức mạnh

Câu 44a

Thể huyết khí (thân thể trong đời sống vật chất hiện tại)

Thể thiêng liêng

Thân thể thích hợp với đời sống tâm linh sau phục sinh

 

Cuối cùng, Phao-lô dùng A-đam và Chúa Giê-xu mà ông gọi là A-đam sau hết, để minh chứng cho lập luận của ông:

Người thứ nhứt là A-đam đã nên linh hồn sống. A-đam sau hết là thần ban sự sống (c. 45)

Chữ linh hồnthần trong câu nầy tương ứng với huyết khíthiêng liêng trong câu 44, hàm ý sự sống thể xác chúng ta đang có chỉ thích hợp với đời sống hiện tại. Còn thể xác thiêng liêng mà chúng ta sẽ có sau nầy (sau khi phục sinh) đến từ Chúa Giê-xu. Chúng ta sẽ sống với thể xác thiêng liêng đó trong cõi vĩnh hằng.

Những câu tiếp theo nhằm làm rõ ý nghĩa nầy:

Không phải con người thuộc linh đến trước mà là con người tự nhiên, sau đó là con người thuộc linh. Người đầu tiên từ đất mà ra thì thuộc về đất, người thứ hai từ trời mà đến. Những người thuộc về đất thì giống như người ra từ đất, những người thuộc về trời thì giống như Đấng đến từ trời. Như chúng ta đã mang hình ảnh của người ra từ đất thì chúng ta cũng mang hình ảnh của Đấng đến từ trời (c. 46-49, BHĐ)