Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 12

4:7-18 CỦA BÁU TRONG CHẬU BẰNG ĐẤT

7 Nhưng chúng tôi đựng của quí nầy trong chậu bằng đất, hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi. 8 Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; 9 bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất. 10 Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi. 11 Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi. 12 Vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong anh em. 13 Vì chúng tôi có đồng một lòng tin, y như lời Kinh thánh rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói, cũng vậy, chúng tôi tin, cho nên mới nói, 14 vì biết rằng Đấng đã khiến Đức Chúa Jêsus sống lại cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Chúa Jêsus, và làm cho chúng tôi ứng hầu với anh em trước mặt Ngài. 15 Bởi chưng mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em, hầu cho ân điển rải ra cách dư dật, khiến sự tạ ơn nơi nhiều người hơn cũng dư dật, mà thêm vinh hiển cho Đức Chúa Trời.

16 Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. 17 Vì sự hoạn nạn nhẹ và tạm của chúng ta sanh cho chúng ta sự vinh hiển cao trọng đời đời, vô lượng vô biên, 18 bởi chúng ta chẳng chăm sự thấy được, nhưng chăm sự không thấy được; vì những sự thấy được chỉ là tạm thời, mà sự không thấy được là đời đời không cùng vậy.

 

1. “Của quý nầy” (c. 7a) nói đến điều gì?

2. “Chậu bằng đất” (c. 7b) chỉ về điều gì?

3. Tại sao: “Đựng của quý nầy trong chậu bằng đất” lại “tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi?”

4. Xin điền những chữ thích hợp vào bảng bên dưới theo câu 8-9:

 

BỊ

NHƯNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Phao-lô muốn nói điều gì qua những điều trên?

6. “Chúng tôi thường mang sự chết của Chúa Giê-xu trong thân thể mình” (c. 10a) nghĩa là thế nào?

7. Tại sao “mang sự chết của Chúa Giê-xu trong thân thể mình” thì “sự sống của Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong thân thể” (c. 10b)

8. Xin so sánh hai câu 10 và 11 và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau của hai câu nầy.

9.  Xin cho biết hai lý do nhờ đó Phao-lô có thể sẵn sàng chịu khổ trong chức vụ (c. 13-15):

(1) ______________________________________________________________

(2) ______________________________________________________________

10. “Người bề ngoài” và “người bề trong” chỉ về điều gì? “Hư nát” và “đổi mới” nghĩa là thế nào?

 

11. Xin cho biết những điều giúp chúng ta có thể kiên trì trong hoạn nạn khó khăn (c. 16-18):

(1) _______________________________________________________________

(2) _____________________________________________________________

 

Của quý nầy (c. 7a) là sự thông biết về vinh hiển Đức Chúa Trời soi sáng nơi mặt Đức Chúa Giê-xu Christ mà Phao-lô vừa nói trong câu 6. Đó là Phúc Âm mà ông rao giảng. Chậu bằng đất trong nguyên văn là “vật dụng bằng đất,” có lẽ chỉ về loại đèn dầu làm bằng đất nung thời xưa (xin xem hình).

A picture containing doughnut, indoor, donut, sitting

Description automatically generated

Phao-lô dùng hình ảnh nầy để so sánh với thân xác yếu đuối của ông. Chân lý Phúc Âm quý giá như của báu (“báu vật,” BHĐ), Phao-lô là người rao giảng Phúc Âm quý báu đó qua thân thể yếu đuối của mình, như cái đèn bằng đất chiếu ra ánh sáng. Phao-lô nói điều nầy để cho thấy chức vụ của ông thật vinh hiển nhưng là qua thân thể yếu đuối của ông. Lý do là:

Hầu cho tỏ quyền phép lớn dường ấy là bởi Đức Chúa Trời mà ra, chớ chẳng phải bởi chúng tôi (c. 7b)

Đây không chỉ là thái độ khiêm nhường của Phao-lô nhưng là một sự thật vô cùng quan trọng: chân giá trị là Phúc Âm, người rao giảng chỉ là ống dẫn, phương tiện Đức Chúa Trời dùng để đem ánh sáng Phúc Âm đến cho người khác. Phao-lô cho thấy điều nầy như sau:

Chúng tôi bị ép đủ cách, nhưng không đến cùng; bị túng thế, nhưng không ngã lòng; bị bắt bớ, nhưng không đến bỏ; bị đánh đập, nhưng không đến chết mất (c. 8-9)

Đây là đối chiếu giữa chậu bằng đấtquyền phép lớn bởi Đức Chúa Trời (BHĐ):

 

BỊ

NHƯNG

Chèn ép mọi cách

Không bị nghiền nát

Bối rối

Không tuyệt vọng

Bắt bớ

Không bị bỏ rơi

Quật ngã

Không bị tiêu diệt

 

Hai từ “chèn ép” và “nghiền nát” có nghĩa tương tự, chỉ khác về mức độ. Điều nầy cho thấy Đức Chúa Trời cho phép khó khăn xảy ra trong đời sống Phao-lô nhưng quyền phép của Ngài cũng hành động, giúp ông vượt qua được. “Bối rối và “tuyệt vọng” cũng vậy, hai chữ nầy rất gần nhau trong nguyên văn (aporoumenoi exaporoumenoi), chỉ khác về mức độ. “Bị bắt bớ nhưng không bị bỏ rơi” nghĩa là dù gặp nhiều bắt bớ, Chúa không bao giờ bỏ rơi Phao-lô. “Bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt” là hình ảnh chiến tranh, kẻ thù có thể đánh ngã đối phương nhưng không giết. J. B. Phillips dùng hình ảnh võ sĩ để đối chiếu: knocked down, not knocked out (“bị đánh ngã nhưng không nằm dài luôn”).

Sau khi đưa ra những so sánh từ kinh nghiệm riêng của mình, Phao-lô viết:

 Chúng tôi thường mang sự chết của Đức Chúa Jêsus trong thân thể mình, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi (c. 10)

Sự chết của Đức Chúa Giê-xu nói đến tất cả những khổ nạn Chúa gánh chịu đưa đến cái chết của Ngài trên thập tự giá. Những điều Phao-lô vừa kể trong câu 8-9 cũng tương tự như những khổ nạn đó. Chúa Giê-xu chịu khổ nạn và cuối cùng phải chết như thế nào thì Phao-lô cũng trải qua tiến trình tương tự. Mang sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ trong thân thể mình là như vậy (Cô-lô-se 1:24). Vì đã kinh nghiệm sự chết của Chúa Giê-xu trong thân thể thì ông cũng kinh nghiệm sự sống của Ngài: Hầu cho sự sống của Đức Chúa Giê-xu cũng tỏ ra trong thân thể chúng tôi (c. 10b).

Câu 11 nói lên cùng một ý:

Bởi chúng tôi là kẻ sống, vì cớ Đức Chúa Jêsus mà hằng bị nộp cho sự chết, hầu cho sự sống của Đức Chúa Jêsus cũng được tỏ ra trong xác thịt hay chết của chúng tôi (c. 11)

Điểm khác nhau giữa câu 10 và 11 là:

 

Câu 10

Câu 11

Mang sự chết

Bị nộp cho sự chết

Thân thể

Xác thịt

 

Bị nộp cho sự chết (c. 11) mang ý nghĩa Đức Chúa Trời cho phép những bắt bớ, khó khăn xảy ra cho Phao-lô như cách Chúa Giê-xu đã bị nộp vì tội của nhân loại trong chương trình của Đức Chúa Trời. “Thân thể” (somati) và “xác thịt” (sarki) mang ý nghĩa tương đương, Phao-lô chỉ đổi chữ dùng cho văn vẻ.

Câu 12 áp dụng ý nghĩa của câu 10-11 thêm một bước:

Vậy thì sự chết làm trong chúng tôi, còn sự sống trong anh em (c. 12)

Qua những khổ nạn hàng ngày trong thể xác của Phao-lô mà sự sống của Chúa Giê-xu đã thể hiện. Điều nầy chẳng những nâng đỡ ông nhưng cũng đem sự sống đến cho người khác. Chính việc Phao-lô rao giảng Phúc Âm giữa khó khăn đã đem lại sự sống cho người tiếp nhận (Cô-lô-se 1:24).

Câu 13-15 khai triển điều Phao-lô nói trong câu 12, cho thấy mọi khó khăn gian khổ ông và các bạn chịu đựng là vì phúc lợi của tín hữu Cô-rinh-tô: Bởi chưng mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em (c. 15a). Đây là điều Phao-lô tin quyết và ông dùng Thi thiên 116:10 để nói lên điều đó:

Vì chúng tôi có đồng một lòng tin, y như lời Kinh thánh rằng: Ta đã tin, cho nên ta nói, cũng vậy, chúng tôi tin, cho nên mới nói (c. 13)

Niềm tin và hy vọng của Phao-lô là:

Vì biết rằng Đấng đã khiến Đức Chúa Jêsus sống lại cũng sẽ làm cho chúng tôi sống lại với Đức Chúa Jêsus và làm cho chúng tôi ứng hầu với anh em trước mặt Ngài (c. 14)

Ứng hầu mang ý nghĩa trình diện trước mặt Đức Chúa Trời: “Đem chúng tôi cùng với anh em vào trong sự hiện diện của Ngài” (BHĐ). Cùng với hy vọng đó, Phao-lô cũng cho thấy mục đích tối hậu của chức vụ ông là sự cứu rỗi của người Cô-rinh-tô: Mọi điều đó xảy đến vì cớ anh em (c. 15a). Cùng với sự cứu rỗi đó: Ân điển rải ra cách dư dật, khiến sự tạ ơn nơi nhiều người (c. 15b). Và cuối cùng là: Thêm vinh hiển cho Đức Chúa Trời (c. 15c). Đó là những lý do giúp Phao-lô sẵn sàng chịu khổ trong chức vụ.

Ông kết luận:

Vậy nên, chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn (c. 16)

Vậy nên nói về hy vọng phục sinh trong câu 14. Sống với hy vọng đó nên Phao-lô chẳng ngã lòng (chúng ta nên dịch là “chúng tôi” thì đúng hơn, dù đây cũng là áp dụng cho chung cho mọi người (chúng ta).

Người bề ngoàingười bề trong trong câu nầy không nói về phần xác và phần hồn, cũng không phải là đối chiếu giữa thể xác và tâm linh nhưng nói đến con người toàn thể:

Người bề ngoài là con người bình thường trong cái nhìn của “kiếp người.” Người bề trong là con người ở trong Đấng Christ, đã được thay đổi hoàn toàn (5:17).

Người bề ngoài của Phao-lô vì hoạn nạn, khó khăn (11:23-28) làm cho hư nát (“suy mòn dần,” BHĐ). Nhưng người bề trong thì được đổi mới càng ngày càng hơn. Sự đổi mới bên trong nầy tương tự như điều Phao-lô cầu nguyện cho tín hữu tại Ê-phê-sô (Ê-phê-sô 3:16-19).

Những điều Phao-lô đối chiếu với nhau trong câu 17-18 cũng giúp ông thêm hy vọng và không ngã lòng:

 

Câu 17

HOẠN NẠN

VINH HIỂN

Nhẹ & tạm

Cao trọng & vĩnh cửu (BHĐ)

Câu 18

SỰ THẤY ĐƯỢC

SỰ KHÔNG THẤY ĐƯỢC

Tạm thời

Vĩnh cửu (BHĐ)