Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1

NGƯỜI NHẬN THƯ (Câu 1-3)

1 Phao-, kẻ tù của Đức Chúa Giê-xu Christ, và Ti--thê, anh em của chúng ta gửi cho Phi--môn là người rất yêu dấu và cùng làm việc với chúng ta, 2 cùng cho Áp-bi người chị em, A-chíp, là bạn cùng đánh trận, lại cho Hội thánh nhóm họp trong nhà anh: 3 Nguyền xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Đức Chúa Trời, Cha chúng ta, và bởi Đức Chúa Giê-xu Christ!

Xin dùng mục lục Kinh Thánh trong phần Tân Ước và trả lời các câu hỏi sau:

1. Tân ước gồm bao nhiêu sách?

2. Có bao nhiêu thư tín?

3. Sứ đồ Phao-lô viết bao nhiêu thư?

4 Những thư nào của Phao-lô gởi cho cá nhân?

5. Những thư Phao-lô gửi cho Ti-mô-thê và Tít có nên kể là thư cá nhân không? Tại sao?

6. Xin cho biết đặc điểm của thư Phi-lê-môn khi so sánh với các lá thư khác của Phao-lô?

7. Xin đọc Ê-phê-sô 4:1; Phi-líp 1:12-14; Cô-lô-se 4: 3,18 và Phi-lê-môn 9. Xin so sánh các câu Kinh Thánh này và cho biết các lá thư Ê-phê-sô, Phi-líp, Cô-lô-se và Phi-lê-môn có gì giống nhau?

(Trong một nhóm học Kinh Thánh, xin người hướng dẫn đọc những lời mở đầu nói về bối cảnh thư Phi-lê-môn trước khi nêu lên các câu hỏi tiếp theo)

8. Thư Phi-lê-môn là lá thư sứ đồ Phao-lô gửi riêng cho Phi-lê-môn, tại sao ông lại nêu tên Ti-mô-thê trong lời mở đầu?

9. Chúng ta học được điều gì khi thấy Phao-lô nêu tên Ti-mô-thê ở đây?

10. Xin kể tên bốn người hay bốn nhóm người nhận thư được Phao-lô nhắc đến trong phần Kinh Thánh này.

11. Xin cho biết hai từ Phao-lô dùng để gọi Phi-lê-môn. Xin giải thích ý nghĩa của mỗi từ.

12. Chúng ta học được điều gì qua các danh hiệu Phao-lô dùng để gọi các bạn của ông?

13. Xin đọc thêm Cô-lô-se 4:17 và cho biết A-chíp là ai?

14. Theo ý Bạn, ngày nay chúng ta có còn cần “Hội Thánh Tư Gia” không? Tại sao?

15. Xin giải thích hai chữ “ân điển” và “bình an.” Ngày nay, chúng ta ứng dụng ân điển và bình an vào đời sống như thế nào?

 

Trong thư này cũng như trong thư Phi-líp và Cô-lô-se, Phao-lô nhắc đến Ti-mô-thê trong lời mở đầu lá thư. Lúc đó có lẽ Ti-mô-thê đang ở với Phao-lô tại Rô-ma. Việc Phao-lô kể tên Ti-mô-thê trong thư cho thấy tinh thần đồng đội của ông rất cao. Dù đây là thư riêng Phao-lô gửi cho Phi-lê-môn, nhưng ông đã không quên kể tên Ti-mô-thê trong đó. Ông xem Ti-mô-thê với ông là một. Ông gọi Ti-mô-thê là anh em chúng ta (c.1). Đây là tinh thần và thái độ mỗi chúng ta nên có, đó là không quên những người cùng làm việc với mình.

Có những người khi làm việc thì cần đến nhau, nhưng đến khi kể công trạng hoặc tường trình thành quả thì không để ý gì đến những người đã giúp mình thành công. Thật ra, người theo Chúa không cần kể công trạng với ai, nhưng lắm khi trong những cuộc tiếp xúc hằng ngày hay trong những lúc cần nhắc đến tên những người đã có công, hoặc đã khó nhọc với mình, chúng ta thường quên không nhắc đến họ. Hai tên Phao-lô và Ti-mô-thê đi song song với nhau nhắc chúng ta hãy có tinh thần đồng đội. Khi đã cùng làm việc chung và cùng chia ngọt sẻ bùi với nhau, thì không nên quên nhau dù trong cảnh ngộ nào.

Người gửi thư là Phao-lô và Ti--thê, còn người nhận là Phi--môn. Phao-lô gọi Phi--môn là người rất yêu dấu và cùng làm việc với chúng ta. Người rất yêu dấu nói lên tình thương giữa những người trong Chúa với nhau. Những chữ cùng làm việc có thể dịch là đồng chí,” người có cùng một tinh thần hay cùng một chí hướng.

Bốn từ đầu tiên Phao-lô dùng để mở đầu lá thư là:

o   Kẻ tù của Chúa Giê-xu

o   Anh em

o   Người rất yêu dấu

o   Người cùng làm việc

Phao-lô đang bị người La-mã quản thúc nhưng ông gọi mình là kẻ tù của Đức Chúa Giê-xu Christ, gọi Ti--thê là anh em và Phi--môn là người rất yêu dấu và là đồng chí, người bạn cùng làm việc. Bốn từ này cho chúng ta thấy thật nhiều về con người của Phao-lô.

Phao-lô đang ở tù, nhưng không coi đó là điều nhục nhã, trái lại, ông hãnh diện làm người tù của Chúa, kể đó là một vinh dự. Ông tuân phục chính quyền nhưng ông biết có một quyền khác cao hơn chính quyền La-mã, đó là quyền của Chúa. Ông kể mình là tù nhân của Chúa chứ không phải tù nhân của người La-mã. Ông bị người La-mã quản thúc nhưng ông biết rằng nếu Chúa không cho phép, điều đó không thể xảy ra, do đó, ông kể mình là tù nhân của Chúa, không phải của người.

Trong lá thư gửi cho Hội thánh Phi-líp, Phao-lô nói việc ông ở tù đã đem lại nhiều lợi ích cho công việc Chúa:

Hỡi anh em, tôi muốn anh em biết rằng điều xảy đến cho tôi đã giúp thêm sự tấn tới cho đạo Tin lành, đến nỗi chốn công đường và các nơi khác đều rõ tôi vì Đấng Christ mà chịu xiềng xích. Phần nhiều trong anh em, nhân tôi bị xiềng xích mà có lòng tin rất lớn trong Đấng Christ, dám truyền đạo Đức Chúa Trời chẳng sợ hãi gì (Phi-líp 1:12-14)

Khi hầu việc Chúa, thường có những cản trở, những ngăn chn hay giới hạn mà chúng ta thấy như làm chậm bước tiến của công việc Chúa, nhưng lắm khi Chúa dùng những điều đó để đạo của Ngài phát triển nhanh hơn hay phát triển theo đường lối khác với suy nghĩ thường tình của chúng ta.

Nhiều người trong chúng ta kinh nghiệm điều này từ năm 1975 cho đến nay. Có những người chúng ta thấy như không thể tin Chúa hay không thể nghe về Chúa thì Chúa đã dùng những hoàn cảnh mà con người gọi là trớ trêu để đưa họ đến với Chúa. Chúng ta cần bắt chước Phao-lô, nhận rằng mọi hoàn cảnh đều đến từ Chúa để rồi hăng hái hầu việc Chúa như là điều Chúa muốn để đem lại lợi ích cho công việc Ngài. Hãy kể mình là tù nhân của Chúa sẵn sàng để Chúa điều khiển và hướng dẫn.

Tâm tình Phao-lô đối với Ti--thê thật cao đẹp. Ông coi Ti--thê như là anh em trong nhà dù Ti--thê là người trẻ, đáng tuổi con và cũng là người con tinh thần của ông – chính Phao-lô đã hướng dẫn Ti--thê tin nhận Chúa. Chúng ta hãy coi mọi người, nhất là những người cùng đức tin như anh em một nhà. Người xưa nói: “Tứ hải giai huynh đệ,” người trong bốn biển đều là anh em. Còn chúng ta có thể nói: “Người trong Chúa đều là anh em với nhau cả!” Chúng ta là anh em thật vì chúng ta có cùng một Cha, cùng một đấng sinh thành.

Phao-lô gọi Phi--mônngười yêu dấu bạn cùng làm việc. Đây cũng là thái độ chúng ta cần có với người trong Hội Thánh và những người cùng làm việc với chúng ta.

Phao-lô viết thư cho Phi--môn nhưng ngoài Phi--môn, ông còn nhắc đến Áp-bi và A-chíp (c. 2). Phao-lô gọi Áp-bi là người chị em và A-chíp là bạn cùng đánh trận. Chúng ta không rõ Áp-bi và A-chíp là ai nhưng có thể suy đoán Áp-bi là vợ Phi--môn, còn A-chíp là con của Phi--môn, vì việc trả Ô-nê-sim về liên quan đến cả gia đình ông. Trong lá thư gửi cho Hội thánh Cô--se, A-chíp được nhắc đến như là người lãnh đạo hội thánh:

Rốt lại, hãy nói với A-chíp rằng: Hãy cẩn thận về chức vụ mà ngươi đã nhân danh Chúa nhận lãnh, để làm cho thật trọn vẹn (--se  4:17)

Phao-lô cũng nói đến một Hội Thánh nhóm họp trong nhà anh (c. 2). Do đó, chúng ta có thể nói, tại Cô--se có một Hội Thánh họp lại trong nhà của Phi--môn. Phi--môn hẳn là một người giàu, có nhiều nô lệ, có nhà rộng rãi có thể dùng làm nơi nhóm họp. Ông cùng cả gia đình đều phục vụ Chúa. Con của ông là A-chíp, chính là người lãnh đạo Hội Thánh lúc bấy giờ. Chúng ta ghi nhận những điểm sau đây để áp dụng cho chính mình:

(1) Việc tổ chức Hội Thánh Tư Gia không phải là điều mới lạ. Ngay từ xưa đã có các Hội Thánh họp tại nhà riêng. Trong những hoàn cảnh đặc biệt, Hội Thánh Tư Gia là điều đáng khuyến khích nhưng chúng ta cũng không nên đi đến chỗ quá khích, cho rằng chỉ Hội Thánh Tư Gia mới là Hội Thánh thật (hay ngược lại, như một số người chủ trương). Ngày xưa Hội Thánh phải họp tại nhà riêng vì lúc đó Hội Thánh còn ít người, chưa phát triển. Tín đồ họp lại thờ phượng Chúa tại nhà thờ cũng không phải là sai Kinh Thánh. Kinh Thánh dạy:

Thờ phượng Chúa NƠI NÀO CŨNG ĐƯỢC cũng được miễn là chúng ta thờ phượng Chúa với lòng thành do Thánh Linh hướng dẫn (Giăng 4: 24, Bản Diễn Ý)

Người xưa cũng đã tranh luận về việc thờ phượng Chúa tại Giê-ru-sa-lem hay là trên núi Ghê-ri-xim (Giăng 4:20-21) nhưng Chúa Giê-xu cho biết chúng ta có thể thờ phượng Chúa ở mọi nơi. Đức tin thành thật mới là điều quan trọng. Hội Thánh lúc đầu tiên cũng thường họp ở nhà hội hay hội trường của người Do-thái, tất cả chỉ vì vấn đề tiện lợi, miễn sao có nơi cho tín hữu tôn thờ Chúa. Nguyên tắc vì vậy là: Hội Thánh Tư Gia là điều đáng khuyến khích nhưng Hội Thánh Tư Gia không phải là nơi thờ phượng duy nhất, cũng không phải chỉ Hội Thánh Truyền Thống mới là Hội Thánh thật của Chúa. Nơi thờ phượng chỉ là phương tiện, tinh thần thờ phượng mới là điều quan trọng.

Phao-lô gọi Áp-bi là người chị em. Đây cũng là tiếng tương đương với chữ anh em ở trên. Là người tin Chúa, tất cả chúng ta là anh chị em với nhau, không phân biệt nam hay nữ.

Phao-lô cũng gọi A-chíp là bạn cùng chiến đấu. Chúng ta có thể dịch chữ này là chiến hữu.” Phục vụ Chúa là lâm chiến, là tham dự vào cuộc chiến tâm linh, với kẻ thù là ma quỷ, trần gian và bản ngã của chúng ta. Chúng ta cần có khí giới của Chúa và cũng cần có nhau để chiến đấu và chiến thắng. Phao-lô coi A-chíp, người cùng phục vụ Chúa, là chiến hữu, là người cùng chiến đấu với ông.

Lúc đó Phao-lô đang bị quản thúc tại Rô-ma, A-chíp thì đang quản nhiệm hội thánh tại Cô--se. Dù xa nhau hàng ngàn dặm, Phao-lô vẫn thấy một sự khắng khít gần gũi như hai người bạn chiến đấu trên cùng một mặt trận. Đây cũng là tinh thần mà những người cùng phục vụ Chúa nên có. Mỗi chúng ta phục vụ Chúa trong những cương vị khác nhau, sống trong hoàn cảnh khác nhau, nhưng tất cả đều là bạn cùng đánh trận. Chúng ta cần cầu nguyện và nâng đỡ tinh thần cho nhau.

Kết thúc lời mở đầu lá thư, Phao-lô nói đến ân điểnsự bình an của Chúa (c. 3). Đây là lời chào thông thường nhưng cũng có ý nghĩa đặc biệt. Sống ở đời chúng ta không cần gì hơn hai điều này: ơn của Chúa và bình an của Ngài. Người đời không thể cho chúng ta ơn lành và bình an. Chỉ một mình Chúa có thể ban cho chúng ta mà thôi.