Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 2

CẢM TẠ ĐỨC CHÚA TRỜI (Câu 4-7)

4 Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi, hằng ghi nhớ anh trong lời cầu nguyện, 5 vì nghe nói anh có lòng yêu thương và đức tin trong Đức Chúa Giê-xu và cùng các thánh đồ. 6 Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó, là đức tin chung cho chúng ta, được có hiệu nghiệm, khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta. 7 Vả, hỡi anh, tôi đã được vui mừng yên ủi lắm bởi lòng yêu thương của anh, vì nhờ anh mà lòng các thánh đồ được yên ủi.

 

1. Xin cho biết hai điều Phao-lô làm cho Phi-lê-môn, ghi trong câu 4.

2. Chúng ta học được điều gì qua gương cảm tạ và cầu nguyện của Phao-lô?

3. Hai điều Phi-lê-môn đã làm khiến Phao-lô vui mừng tạ ơn Chúa là gì?

4. Tại sao Phao-lô gọi đức tin của Phi-lê-môn là “đức tin chung cho chúng ta” (c. 6a)? “Đức tin chung cho chúng ta” nghĩa là gì?

5. Theo ý Bạn, “đức tin có hiệu nghiệm” (c. 6) là đức tin như thế nào?

6. Câu 7 cho chúng ta thấy Phi-lê-môn là người như thế nào? Bạn có muốn được như Phi-lê-môn không? Làm thế nào để chúng ta có được tâm tình như Phi-lê-môn?

 

Sau lời chào đầu thư và trước khi đi vào phần chính của lá thư, Phao-lô nói về đức tin và lòng yêu thương của Phi-lê-môn như sau:

Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi, hằng ghi nhớ anh trong lời cầu nguyện, vì nghe nói anh có lòng yêu thương và đức tin trong Đức Chúa Giê-xu và cùng các thánh đồ (c. 4-5)

Chúng ta ghi nhận những bài học sau đây trong phần Kinh Thánh này:

Phao-lô luôn nhớ đến người khác và cầu nguyện cho họ. Phao-lô nói điều này không chỉ trong thư gửi cho Phi--môn nhưng hầu như trong mỗi lá thư ông đều viết như vậy. Phao-lô luôn nghĩ đến các tín hữu khác, đến những người cùng làm việc và cầu nguyện cho họ. Tinh thần cầu thay là tinh thần không thể thiếu trong đời sống người theo Chúa. Chúng ta cần nhớ đến nhau và cầu nguyện cho nhau mỗi ngày.

Phao-lô cầu nguyện với tinh thần tạ ơn. Ông viết:

Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời tôi, hằng ghi nhớ anh trong lời cầu nguyện (c. 4)

Mỗi khi cầu nguyện chúng ta xin Chúa điều này điều nọ và thường thiếu tinh thần biết ơn hoặc cảm tạ. Học gương cầu nguyện của Phao-, chúng ta nhớ tạ ơn Chúa về những điều Chúa đã làm và cũng cảm tạ Chúa mỗi khi chúng ta được tin vui về người khác như điều ông viết:

Vì nghe nói anh có lòng yêu thương và đức tin trong Đức Chúa Giê-xu và cùng các thánh đồ (c. 5)

Chúng ta nên vui và tạ ơn Chúa khi thấy người khác tiến bộ trong Chúa. Đây thật là niềm vui của người hầu việc Chúa. Không gì làm cho người phục vụ Chúa vui và thỏa lòng hơn là thấy những người mình hướng dẫn tiến bộ trong Chúa. Bài học ở đây gồm hai mặt: là người phục vụ Chúa, ta hãy vui và biết ơn Chúa khi thấy người khác tăng trưởng trong Chúa. Là người theo Chúa, chúng ta hãy nhớ rằng niềm vui của người phục vụ Chúa là được thấy chúng ta tăng trưởng trong đức tin.

Hai điều khiến Phao-lô được khích lệ về Phi--môn là lòng yêu thương đức tin. Phao-lô cũng nói như vậy về Hội Thánh Rô-ma:

Trước hết, tôi nhờ Đức Chúa Giê-xu Christ, vì hết thảy anh em mà tạ ơn Đức Chúa Trời tôi về đức tin anh em đã đồn ra khắp cả thế gian (Rô-ma 1:8)

Người ta có thể nghe đồn, nghe nói về nhiều điều nhưng nếu nói về chúng ta thì sao? Có thể có những tiếng đồn không đúng sự thật, nhưng nói chung, nếu có điều tốt lành thì cũng không thể che giấu được. Nếu người khác nghe về chúng ta họ sẽ nghe những điều gì? Tốt hay xấu? Họ có nghe về chúng ta như Phao-lô đã nghe về Phi--môn không? Họ có nghe đồn về lòng yêu thương và đức tin của chúng ta không?

Phao-lô nói đến lòng yêu thương và đức tin trong Đức Chúa Giê-xu và cùng các thánh đồ. Các thánh đồ là nói chung tất cả những người tin Chúa. Chữ yêu thươngđức tin ở đây có thể hiểu là lòng yêu thương và đức tin đối với Chúa cũng như đối với các tín hữu khác. Tuy nhiên, chúng ta có thể phân biệt đức tin nói về mối quan hệ của chúng ta với Chúa còn lòng yêu thương nói đến quan hệ giữa chúng ta với nhau.

Người theo Chúa là người có đức tin thật nơi Chúa và có lòng yêu thương anh em. Chúng ta nên dùng hai điều này để đo lường mức độ thuộc linh của mình. Chúng ta hãy đặt câu hỏi: “Tôi có yêu mến Chúa hết lòng không? Tôi có hết lòng tin nơi Chúa không? Tôi có yêu thương người chung quanh như chính bản thân không?

Xin Chúa giúp chúng ta tăng trưởng mỗi ngày trên mọi phương diện, trong mối quan hệ giữa chúng ta với Chúa và với nhau, để có thể yêu Chúa nhiều hơn, tin Chúa nhiều hơn, yêu nhau nhiều hơn và cũng tin cậy lẫn nhau nhiều hơn nữa. Ước mong khi nghe về chúng ta, người ta sẽ nghe về đức tin và lòng yêu thương của chúng ta, như Phao-lô đã nghe về Phi--môn vậy.

Sau khi khen Phi--môn về tinh thần kính Chúa yêu người, Phao-lô tiếp tục cầu nguyện cho ông, hay nói đúng hơn, Phao-lô ao ước thấy Phi--môn ngày càng tiến bộ trên đường theo Chúa. Ông nói:

Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó là đức tin chung cho chúng ta được có hiệu nghiệm (c. 6a)

Thành ngữ quan trọng trong câu này là đức tin chung cho chúng ta. Trong nguyên văn, thành ngữ này là sự giao thông của đức tin” tức là nói đến việc Phi--môn chia sẻ niềm tin cho người khác. Phao-lô cầu xin hay ước ao rằng Phi--môn sẽ chia sẻ niềm tin của ông và khi làm như vậy, việc chia sẻ ấy có hiệu nghiệm, tức là:

Khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta (c. 6b)

Bản Diễn Ý dịch câu này như sau:

Mỗi khi anh chia sẻ đức tin với người khác, cầu Chúa cho lời nói anh tác động sâu xa trong lòng họ khi họ thấy những điều tốt đẹp Chúa Cứu Thế Giê-xu đã thực hiện trong đời sống anh (c. 6, BDY)

Phi--môn đã có đức tin và Phao-lô cầu xin cho đức tin đó ngày càng tăng trưởng để Phi--môn có thể làm rạng danh Chúa. Đó là ý chính trong câu 6.

Chúng ta ghi nhận những bài học sau đây:

Đức tin của người theo Chúa là đức tin phải được chia sẻ. Chúa không kêu gọi chúng ta tin nhận Chúa để rồi cứ giữ đức tin đó cho mình. Chúa muốn chúng ta chia sẻ niềm tin với người chung quanh. Quý vị đã tin nhận Chúa nhiều năm rồi nhưng có bao giờ chia sẻ niềm tin cho người khác không? Quý vị có nói về Chúa cho người khác bao giờ chưa? Quý vị có hướng dẫn người nào tin nhận Chúa chưa? Đức tin của chúng ta là đức tin chung, đó là đức tin phải được chia sẻ, phải được loan báo cho mọi người. Xin Chúa giúp chúng ta ghi nhớ chân lý quan trọng này để luôn luôn hăng hái loan báo Tin Mừng cứu rỗi của Chúa cho mọi người.

Tính cách hiệu nghiệm của việc chia sẻ niềm tin. Chúng ta chẳng những chia sẻ niềm tin nhưng cũng phải chia sẻ thế nào cho hiệu nghiệm. Việc chia sẻ niềm tin có hiệu nghiệm hay không là nhờ ở sức mạnh của Chúa Thánh Linh chứ không phải tài năng hay sự khôn khéo của con người. Chúng ta cần cầu nguyện để Chúa Thánh Linh tác động sâu xa trong lòng mỗi người khi họ nghe lời Chúa. Chúng ta cần dành thì giờ cầu nguyện với Chúa trước khi đi ra nói về Chúa cho người khác.

Bằng chứng của một đức tin có hiệu nghiệm là người khác thấy được những điều tốt lành trong đời sống chúng ta. Phao-lô viết:

Khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta (c. 6b)

Điều lành trong chúng ta là điều lành của Chúa, nghĩa là người khác có thể ca tụng Chúa qua nếp sống của chúng ta: Danh Chúa được vinh hiển qua con cái Ngài.

Tóm lại, Phao-lô cầu nguyện cho Phi--môn để chẳng những ông có đức tin tốt nhưng là một đức tin tăng trưởng, đức tin chia sẻ cho người khác và người khác sẽ thấy tính cách hiệu nghiệm của đức tin đó. Họ sẽ thấy đó là việc Chúa làm chứ không phải là cố gắng riêng của con người. Chúng ta cần tự hỏi: “Tôi đã chia sẻ niềm tin của tôi với người chung quanh chưa? Việc chia sẻ của tôi có kết quả không? Kết quả đó là gì? Tôi được vinh hiển hay Chúa được vinh hiển. Người khác có biết Chúa qua đời sống tôi hay không?

Tiếp tục khen tặng và khích lệ Phi--môn, Phao-lô viết:

Vả, hỡi anh, tôi đã được vui mừng yên ủi lắm bởi lòng yêu thương của anh, vì nhờ anh mà lòng các thánh đồ được yên ủi (c.7)

Cuộc đời của Phi--môn là cuộc đời đem lại niềm vui và khích lệ cho người khác. Bản Diễn Ý dịch câu này như sau: “Lòng yêu thương của anh đã đem lại cho tôi nhiều an ủi, vui mừng.

Ngày nay nếu có người viết về chúng ta, họ có thể viết: “Lòng yêu thương của anh/chị, đã đem lại cho tôi nhiều an ủi, vui mừng không? Chung quanh chúng ta bao giờ cũng có những tâm hồn đau thương, sầu khổ, cần được an ủi, khích lệ và họ chỉ có thể được an ủi khích lệ qua tình yêu thương thật nơi chúng ta. Tình yêu đó phải thể hiện trong hành động cụ thể. Niềm vui và sự khích lệ của Phao-lô đến từ lòng yêu thương của Phi--môn, không phải vì Phi--môn đã làm điều gì cho Phao-lô nhưng vì Phi--môn đã làm cho người khác được an ủi. Khi Phao-lô thấy người khác được an ủi, chính ông cũng được an ủi, khích lệ và vui mừng.

Không điều gì làm cho người phục vụ Chúa vui và được khích lệ hơn là thấy người mình hướng dẫn tăng trưởng trong đời sống tâm linh và thể hiện điều đó trong hành động cụ thể. Quý vị có phải là niềm vui và niềm khích lệ cho người phục vụ Chúa không? Người khác có được yên ủi nhờ tình yêu thương của quý vị không?

Hai từ đặc biệt trong phần cuối của câu 7 là lòng và yên ủi. Chữ lòng trong nguyên văn có thể dịch là tâm can hay lòng dạ ruột gan.” Niềm an ủi các thánh đồ nhận được từ Phi--môn không phải sự an ủi hời hợt bên ngoài mà là niềm an ủi sâu xa tận đáy lòng, tận ruột gan. Có những người khi thăm viếng người khác, chỉ an ủi vỗ về bằng những lời nói hời hợt, chỉ có bề ngoài mà thiếu sự chân thật, thiếu tác dụng sâu xa bên trong. Xin Chúa giúp chúng ta tránh những lời an ủi, khích lệ hời hợt như vậy.

Từ đặc biệt thứ nhì trong phần cuối câu 7 là yên ủi. Chữ yên ủi này khác với chữ yên ủi ở giữa câu. Trước đó, Phao-lô nói: Tôi được yên ủi lắm, nhưng cái an ủi của Phao-lô khác với cái an ủi mà các thánh đồ nhận nơi Phi--môn.

Chữ yên ủi trong câu: Nhờ anh mà lòng các thánh độ được yên ủi, nghĩa là được tươi mới, được sưởi ấm, được phấn chấn, hồ hởi! Một đám ruộng khô cằn, một cành cây đã héo, một bông hoa thiếu nước… nhưng khi được một cơn mưa, hay một dòng nước mát tưới vào là tươi lên hẳn. Hay vừa đi ngoài nắng về, mệt nhọc, khát nước mà được uống một ly nước mát thì không còn gì quý bằng. Ly nước đó làm cho chúng ta tươi mát thể nào thì Phi--môn cũng đã làm cho lòng các tín hữu tại Cô--se được tươi mát như vậy. Chúng ta hãy tự hỏi, đời sống tôi có làm cho người khác tươi mát không hay sự hiện diện của tôi làm người khác thêm bực bội, khó chịu? Ước mong lời sứ đồ Phao-lô viết về Phi--môn cũng là lời có thể áp dụng cho chúng ta!