Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 3

NÀI XIN THAY VÌ TRUYỀN DẠY (Câu 8-12)

8 Vậy nên, dầu trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm, 9 song vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn. Tôi, Phao-, đã già rồi, hiện nay lại vì Đức Chúa Giê-xu Christ chịu tù nữa, 10 tôi vì con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích, tức là Ô--sim, mà nài xin anh. 11 Ngày trước người không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ ích lắm và cũng ích cho tôi nữa: tôi sai người về cùng anh, 12 người như lòng dạ tôi vậy.

1. Hai chữ “truyền dạy” và “nài xin” (c. 8-9) khác nhau thế nào? Tại sao Phao-lô không truyền dạy mà lại nài xin?

2. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc nầy như thế nào trong vấn đề xử thế?

3. Phao-lô gọi Ô-nê-sim là “con tôi đã sanh trong vòng xiềng xích” (c. 10) nghĩa là gì?

4. “Người như lòng dạ tôi vậy” (c. 12) nghĩa là thế nào?

5. Xin cho biết tâm tình của Phao-lô đối với Ô-nê-sim qua các câu này. Tại sao Phao-lô yêu thương Ô-nê-sim nhiều như vậy? Điều này dạy chúng ta điều gì?

 

Đây là phần chính của thư Phi-lê-môn. Chúng ta ghi nhận những điểm sau:

1. Phao- có quyền ra lệnh, buộc Phi--môn phải nhận Ô--sim trở lại nhưng Phao-lô không làm như vậy, trái lại, ông chỉ yêu cầu hay van nài mà thôi:

Vậy nên, dầu trong Đấng Christ, tôi có quyền truyền dạy anh việc nên làm, song vì lòng yêu thương của anh, nên tôi nài xin thì hơn (c. 8-9a)

Đây là nguyên tắc quan trọng trong vấn đề xử thế. Trong đời sống hằng ngày, đôi khi trong tư thế, chúng ta có quyền ra lệnh cho người khác. Khi ra lệnh như vậy, người khác phải làm theo điều ta nói nhưng rất có thể là trong lòng không vui, làm với thái độ bực bội. Ngay cả khi người khác vui lòng làm theo điều chúng ta ra lệnh đi nữa thì cũng không quý bằng khi người ấy tự nguyện làm.

Khi chúng ta bảo con cái làm điều này điều nọ, có khi chúng làm mà không vui, cũng có khi vui vẻ vâng lời. Tuy nhiên, nếu con cái ý thức trách nhiệm và tự động làm những điều chúng ta mong muốn, chúng ta vẫn thấy vui hơn.

Trong sở làm, trong học đường, trong Hội Thánh, tinh thần tự nguyện hay tự ý thức trách nhiệm cũng rất quan trọng, nó giúp cho người lãnh đạo được nhẹ gánh và thêm phần khích lệ. Dĩ nhiên không phải tự nhiên là ai cũng tự động, tự nguyện hay tự ý thức trách nhiệm nhưng chúng ta cần tạo cơ hội, tạo điều kiện để người khác tự động làm việc hơn là vì bị sai khiến hay bắt buộc.

ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY làm việc quan trọng hơn những việc chúng ta làm. Phao-lô muốn Phi--môn vì lòng yêu thương mà tha thứ tiếp nhận Ô--sim, chứ không phải vì nể Phao-lô. Khi làm điều gì cho ai chúng ta cần đặt câu hỏi: “Động cơ nào thúc đẩy tôi làm việc này? Tôi làm vì yêu Chúa, vì yêu người hay tôi chỉ làm vì nể người này, người nọ, làm để người khác không phiền lòng?”

Độngthúc đẩy chúng ta làm việc rất quan trọng, chúng ta cần giữ cho độngấy luôn được trong sạch. Chúng ta làm vì tình thương, làm vì Chúa hơn là vì một động cơ nào khác. Khi muốn người khác làm điều gì cho mình, chúng ta cũng cần ghi nhớ nguyên tắc này để không áp đặt điềutrên người khác. Trái lại, làm thế nào để họ tự động, tự nguyện hoặc vì lòng yêu thương mà làm. Phao-lô biết Phi--môn là người có lòng yêu thương nên ông đã mạnh dạn kêu gọi tình thương của Phi--môn trong vấn đề này.

Chúng ta thấy Phao-lô cũng là một nhà tâm lý tài giỏi. Ông thành thật nhưng cũng rất khôn khéo. Phi--môn không thể nào khước từ yêu cầu của Phao-lô sau khi nghe những lời Phao-lô ca tụng mình về lòng yêu thương. Từ trước đến giờ, Phi--môn là người rộng lượng, quảng đại với mọi người, chẳng lẽ ông lại hẹp hòi trong trường hợp này sao? Phi--môn bị đặt vào một tình thế khó có thể làm khác hơn. Phao-lô không có ý dồn Phi-lê-môn vào chân tường,” nhưng chỉ để ông có dịp suy nghĩ.

Phản ứng thông thường của con người trong trường hợp này là tức giận, muốn xử theo lẽ công bình. Được tin Ô--sim, tên nô lệ đã ăn cắp tiền của mình trở về, có lẽ Phi--môn đã sẵn sàng những biện pháp kỷ luật để trừng phạt. Nhưng Phao-lô nhắc cho Phi--môn nhớ rằng xưa nay ông là người tốt và có lòng thương người, ông phải tiếp tục cư xử như vậy, không nên làm khác, dù đây là trường hợp gây thiệt hại cho cá nhân ông.

Đối với chúng ta cũng vậy, là người có tình thương thì lúc nào chúng ta cũng phải cư xử bằng tình thương, đã tha thứ thì lúc nào cũng tha thứ, đã rộng lượng thì lúc nào cũng rộng lượng. Phi--môn đã là nguồn an ủi, đã làm tươi mát lòng người khác thế nào, thì đối với Ô--sim là tên nô lệ phản bội, ông cũng phải sẵn sàng yêu thương, tha thứ để làm tươi mát tâm hồn Ô--sim như vậy.

2. Tâm tình của Phao-lô đối với Ô--sim, người con tinh thần

Trước hết Phao-lô kêu gọi tình thương của Phi--môn đối với ông:

Tôi, Phao-, đã già rồi, hiện nay lại vì Chúa Cứu Thế Giê-xu chịu tù nữa (c. 9b)

Phao-lô sẵn sàng hạ mình để van nài, cầu xin cho người khác. Là người lãnh đạo tinh thần, có lẽ chính ông đã hướng dẫn Phi--môn tin nhận Chúa nhưng bây giờ ông bằng lòng hạ mình, van nài Phi--môn hãy vì ông mà thương Ô--sim. Ở đời ít có ai sẵn sàng hạ mình vì lợi ích của người khác, hoặc nếu có cũng chỉ hạ mình với người trên mà thôi. Nhưng đây chúng ta thấy Phao- vì một người nô lệ mà cầu xin với Phi--môn là học trò của mình. Sứ đồ Phao-lô đã theo gương khiêm nhường của Chúa Giê-xu để phục vụ người khác, đó cũng là gương cho chúng ta noi theo.

Phao-lô nói tiếp:

Tôi vì con tôi đã sinh trong vòng xiềng xích, tức là Ô--sim, mà nài xin anh (c. 10)

Câu này cho thấy Phao-lô thật sự yêu thương và muốn giúp Ô-nê-sim. Khi có người đến nhờ chúng ta giúp đỡ điều gì chúng ta cũng nên yêu thương và hết lòng giúp đỡ như vậy.

3. Phao-lô lý luận để Phi--môn thấy rõ vấn đề

Ô-nê-sim là tên rất thông dụng của các nô lệ lúc bấy giờ. Ô-nê-sim nghĩa là “hữu dụng” hay “có ích.” Câu:

Ngày trước người không ích gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ ích lắm và cũng ích cho tôi nữa (c. 11a)

là một lối chơi chữ với tên Ô-nê-sim. Chúng ta có thể tạm dịch chữ Ô-nê-sim sang tiếng Việt là “Lợi” để thấy rõ: “Ngày trước Lợi không Lợi gì cho anh, nhưng bây giờ sẽ Lợi lắm và cũng Lợi cho tôi nữa!”

Phao-lô cho thấy Ô--sim đã gây thiệt hại cho Phi--môn thật nhưng giờ đây anh là một con người khác. Ô--sim là một tên nô lệ bỏ nhà chủ đi trốn nhưng ông đã gặp Phao-, đã tin nhận Chúa và cuộc đời đã được thay đổi. Đây cũng là điều đã xảy ra cho nhiều người. Chúng ta không nhất thiết phải là một tên nô lệ trốn nhà bỏ đi, nhưng mỗi chúng ta đều có những thói hư tật xấu. Tuy nhiên, khi đến với Chúa, ăn năn tội, Chúa thay đổi tâm hồn chúng ta, biến chúng ta thành một con người mới.

Phao-lô muốn bảo Phi--môn đừng vì quá khứ của Ô--sim mà không tha thứ cho Ô--sim. Nhiều người có quá khứ xấu xa, nhưng khi đến với Chúa, Chúa đã thay đổi người ấy hoàn toàn. Chúng ta không nên dựa vào quá khứ của một người để có thành kiến về người đó, cho rằng người đó vẫn còn xấu. Khi Chúa đã tha thứ và thay đổi một người nào, chúng ta không nên có thành kiến hay nghĩ xấu về người đó nữa.

4. Phao-lô thật sự yêu thương Ô--sim

Ông viết trong câu 12:

Người như lòng dạ tôi vậy (c. 12)

Câu nói này chẳng những cho thấy Phao-lô yêu thương Ô--sim nhưng cũng cho thấy ông rất tha thiết trong việc xin Phi--môn tha thứ cho Ô--sim. Phao-lô muốn nói với Phi--môn rằng: “Tôi sai Ô--sim về đây nhưng thật sự là TÔI về với anh. Anh hãy coi Ô--sim như là chính tôi vậy.Tình thương của Phao-lô đối với người khác thật là tha thiết. Ông chỉ muốn Phi--môn tha thứ cho Ô--sim và ông đã dùng tất cả những lời có thể nói được để Phi--môn tha thứ và tiếp nhận Ô-nê-sim.

Tình thương trong Chúa là điều quan trọng hơn cả trong đời sống người tin Chúa. Tình thương của Phi--môn đã an ủi, khích lệ và làm tươi mát lòng người khác. Lòng yêu thương có thể giúp chúng ta tự nguyện làm những điều mà sâu kín trong tâm hồn có thể chúng ta không muốn làm. Lòng yêu thương đã giúp Phao- sẵn sàng hạ mình để giúp Ô--sim. Tình yêu thương của Chúa cảm hóa và thay đổi lòng người, khiến người xấu trở nên tốt và cũng vì lòng yêu thương, chúng ta có thể quên đi quá khứ của người khác để sẵn sàng tha thứ và chấp nhận họ.