Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 4

COI HƠN NÔ LỆ (Câu 13-16)

13 Tôi vốn muốn cầm người ở lại cùng tôi, đặng thế cho anh mà giúp việc tôi trong cơn vì Tin Lành chịu xiềng xích. 14 Nhưng tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, hầu cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi lòng thành.

15 Vả, có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi mãi, 16 không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa!

1. Hai câu 13 và 14 cho chúng ta một nguyên tắc xử thế khác của người tin Chúa. Nguyên tắc đó là gì?

2. Phao-lô muốn ám chỉ điều gì khi nói đến “điều lành anh em sẽ làm” trong câu 14?

3. Theo ý Bạn, Phao-lô viết câu 15, với dụng ý gì?

4. Câu 15 dạy chúng ta điều gì về ơn thần hựu hay quan phòng (sự chăm sóc, hướng dẫn, bảo vệ và tể trị) của Chúa?

5. Câu 16 cho thấy một phương cách để giải quyết vấn đề nô lệ. Xin cho biết phương cách đó là gì? Có thể áp dụng được không? Áp dụng như thế nào?

Phao-lô có thể không cho Ô-nê-sim về, viện lý do rằng lẽ ra Phi-lê-môn phải đến Rô-ma giúp Phao-lô, nhưng vì Phi-lê-môn không đến được nên Phao-lô giữ Ô-nê-sim lại để giúp ông trong khi ông bị giam:

Tôi vốn muốn cầm người ở lại cùng tôi, đặng thế cho anh mà giúp việc tôi trong cơn vì Tin Lành chịu xiềng xích (c. 13)

Phao-lô có thể lấy lý do đó để giữ Ô-nê-sim lại nhưng ông đã không làm như vậy vì không muốn áp đặt lên người khác điều mà người đó chưa đồng ý.

Ở đời, một trong những cách người ta thường làm là nói hay lý luận thế nào để người khác phải làm theo ý mình, dù không muốn nhưng cũng không có lý do để khước từ. Phao-lô có thể áp dụng chiến thuật đó với Phi-lê-môn nhưng ông đã không làm. Ông không làm những việc mà khi người khác khám phá ra thì là chuyện đã rồi không thay đổi được, trái lại, ông hỏi ý Phi-lê-môn trước khi quyết định. Đây là phương cách làm việc chúng ta nên bắt chước. Đừng áp đặt trên người khác những điều họ không muốn, nhưng kêu gọi tinh thần tự nguyện mà thôi.

Phao-lô viết: Điều lành anh sẽ làm (c. 14b) ý nói về việc Phi--môn sẽ cho Ô--sim trở lại Rô-ma giúp Phao-lô. Điều này cũng cho thấy Phao-lô muốn giải quyết những vấn đề trong quá khứ trước khi nói đến việc hiện tại hoặc tương lai. Nói khác đi, Phao-lô không muốn lấp liếm chuyện cũ, giữ Ô-nê-sim lại với mình rồi nói với Phi--môn rằng tôi muốn Ô--sim ở lại giúp tôi thế cho anh. Phao-lô không làm như vậy nhưng gửi Ô--sim về tạ tội với Phi--môn trước khi nói đến chuyện nhờ Phi--môn đưa Ô--sim đến giúp việc cho mình.

Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng khác trong vấn đề phục vụ. Để phục vụ hữu hiệu, chúng ta phải giải quyết những vấn đề trong quá khứ, không che đậy.

Quý vị có vấn đề khó khăn nào chưa giải quyết không? Nếu có, chúng ta cần cố gắng giải quyết, không che giấu hay trì hoãn. Nếu cố lấy chuyện này che giấu chuyện kia để lấp liếm chuyện cũ, chúng ta sẽ gặp khó khăn về sau. Thẳng thắn giải quyết vấn đề từ đầu sẽ dễ dàng làm việc với nhau trong tương lai.

Phao-lô cũng nhấn mạnh về vấn đề vui lòng hay tự nguyện:

Tôi không muốn làm điều gì mà chưa được anh đồng ý, hầu cho điều lành anh sẽ làm chẳng phải bởi ép buộc, bèn là bởi lòng thành (c. 14)

Lòng thành hay tự nguyện là điều cần có ở đời. Nhiều xã hội tiến bộ nhờ công dân có tinh thần tự nguyện. Tự nguyện nghĩa là không cần người khác đốc thúc, nhắc nhở mà vẫn làm. Tự nguyện là làm vì thấy nhu cầu, là tinh thần sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Phao-lô kêu gọi tinh thần tự nguyện của Phi-môn. Phi--môn có thể tức giận vì người nô lệ Ô-ne-sim phản bội bỏ nhà trốn đi, nhưng Phao-lô cho Phi--môn cơ hội xét lại vấn đề. Ông muốn Phi--môn thấy rằng khi tiếp nhận và tha thứ Ô-nê-sim là chính ông giúp Phao-đóng góp vào công việc Chúa.

Nếu chỉ nghĩ cho mình, Phi--môn có lý do để tức giận, nhưng Phao-lô kêu gọi tinh thần phục vụ chung. Phao-lô muốn Phi--môn thấy rõ nhu cầu chung để nghĩ lại và không có những phản ứng như thường tình.

Chúng ta cũng vậy, lắm khi chúng ta có đủ lý do chính đáng để tức giận và không làm gì nữa, nhưng vì nghĩ đến lợi ích chung, chúng ta sẽ sẳn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để tự nguyện đóng góp vào công việc chung.

Vả, có lẽ người đã tạm xa cách anh, cốt để anh nhận lấy người mãi mãi, không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa! (c. 15-16)

Đây là những lời Phao-lô khéo léo trình bày để Phi--môn sẵn sàng tha thứ cho Ô--sim. Câu 15 là cách giúp Phi--môn có cái nhìn lạc quan vào vấn đề. Đối với Phi--môn hay đối với quan niệm thông thường thì việc Ô--sim ăn cắp và bỏ nhà đi trốn là điều không hay, nhưng ý Phao-lô muốn nói: Anh hãy nhìn vấn đề như thế này: Ô--sim bỏ nhà đi trốn, vậy mà lại hay bởi vì Ô--sim chỉ tạm xa anh mà thôi, nhờ đó Ô--sim thấy quý anh và anh cũng thấy quý Ô--sim nữa! Giờ đây Ô--sim trở về, hai bên sẽ quý nhau hơn và anh sẽ tiếp nhận Ô--sim mãi mãi.

Câu này cũng cho thấy ơn thần hựu hay sự quan phòng của Chúa. Sự việc này thấy như là điều không hay nhưng chính Chúa lấy điều đó để Ô--sim có dịp gặp Phao-lô và tin nhận Chúa. Nếu không bỏ nhà trốn đi chưa chắc Ô--sim đã có dịp gặp Chúa và tin nhận Ngài. Nhờ Ô--sim tin Chúa cho nên giờ đây Phi--môn có thể tiếp nhận Ô--sim như một anh em trong Chúa, chẳng những là anh em trong Chúa nhưng cũng là anh em về phần thể xác. Đây là bức tranh thật đẹp về việc thuận phục ý Chúa. Khi chúng ta biết rằng cuộc đời mình nằm trong tay Chúa thì dù có biến cố nào xảy ra trong đời sống, chúng ta cũng có thể nói như sứ đồ Phao-lô đã nói: “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời” (-ma 8:28).

Từ năm 1975 đến nay, nhiều người đã kinh nghiệm được điều đó, bao nhiêu biến chuyển, bao nhiêu thay đổi chẳng những giúp chúng ta trưởng thành hơn nhưng đồng thời cũng giúp cho nhiều người gặp được Chúa, tin Chúa và phục vụ Ngài. Nếu không có những biến chuyển, những khó khăn đó thì những điều này đã không xảy ra.

Chúng ta hãy nhìn vấn đề như Phao-lô đã nhìn, hãy biết có bàn tay của Chúa trong mọi sự. Nếu Chúa không cho phép, không điều gì có thể xảy ra trong đời sống chúng ta. Hãy chấp nhận ý muốn của Chúa và thấy những điều tốt lành nảy sinh từ những hoàn cảnh mà chúng ta tưởng như là bất hạnh. Phao-lô muốn Phi--môn thấy rằng việc Ô--sim bỏ nhà trốn đi đã đưa Ô--sim đến chỗ tin nhận Chúa. Phao-lô muốn Phi--môn coi sự kiện đó là ơn dẫn dắt của Chúa để không giận dữ nhưng ca ngợi Chúa và sẳn sàng tiếp nhận Ô--sim như người anh em thật trong Chúa.

Điều chúng ta học được qua lời sứ đồ Phao-lô trong các câu trên là:

o   Đừng áp đặt việc trên người khác nhưng hãy kêu gọi tinh thần tự nguyện.

o   Chính chúng ta cần có tinh thần tự nguyện, sẵn sàng giúp đỡ khi thấy nhu cầu của người khác cũng như nhu cầu trong công việc Chúa.

o   Hãy nhìn vào mọi biến chuyển trong đời sống và ý thức rằng Chúa cầm quyền trên tất cả: chấp nhận ý muốn của Chúa và để Ngài hướng dẫn. Hãy biết rằng Chúa làm mọi việc hợp lại mang lợi ích cho chúng ta.

o   Hãy chấp nhận mọi người như anh em. Trong Chúa, mọi giai cấp được san bằng, tất cả mọi người đều là con của Chúa và là anh chị em với nhau.