Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 5

“XIN CỨ TÍNH CHO TÔI!” (Câu 17-25)

17 Vậy nếu anh coi tôi là bạn hữu anh, thì hãy nhận lấy người như chính mình tôi vậy. 18 Nhược bằng người đó có làm hại anh hoặc mắc nợ anh điều chi, thì hãy cứ kể cho tôi. 19 Tôi, Phao-, chính tay tôi viết điều này: sẽ trả cho anh còn anh mắc nợ tôi về chính mình anh thì không nhắc đến!

20 Phải, hỡi anh, ước chi, tôi được nhận sự vui vẻ này bởi anh trong Chúa. Anh hãy làm cho tôi được thỏa lòng trong Đấng Christ. 21 Tôi viết cho anh, đã tin chắc anh hay vâng lời, biết anh sẽ làm quá sự tôi nói đây.

22 Nhân thể hãy liệu sắm nhà trọ cho tôi, vì tôi mong rằng nhờ anh em cầu nguyện sẽ được trở về cùng anh em.

23 Ê-pháp-ra, là bạn đồng tù trong Đức Chúa Giê-xu Christ với tôi, có lời thăm anh. 24 Mác, A-ri-tạc, Đê-ma và Lu-ca, cùng là bạn cùng làm việc với tôi cũng vậy.

25 Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Giê-xu Christ ở với tâm thần anh em!

 

1. Việc Phao-lô sẵn sàng trả cho Phi-lê-môn điều Ô-nê-sim nợ ông cho thấy Phao-lô là người như thế nào?

2. Theo ý quý vị, Phi-lê-môn mắc Phao-lô món nợ gì? Tại sao Phao-lô nhắc đến món nợ đó ở đây?

3. Phao-lô yêu cầu Phi-lê-môn điều gì trong câu 20? Ngày nay chúng ta có thể làm gì cho người phục vụ Chúa được thỏa lòng?

4. Xin kể ra một điều quý vị học được qua thư Phi-lê-môn.

 

Phao-lô lấy tư cách một người thầy, một người lãnh đạo, kêu gọi Phi-lê-môn tha thứ và tiếp nhận Ô-nê-sim. Ông còn đi một bước xa hơn, nói rằng ông sẵn sàng trả lại cho Phi-lê-môn tất cả những gì Ô-nê-sim mắc nợ. Hãy cứ kể cho tôi (c. 18b) nghĩa là, “Xin cứ tính cho tôi” (BHĐ).

Phao-lô bênh vực Ô-nê-sim, không chỉ bằng lời nói nhưng ông sẵn sàng đền bù cho Phi-lê-môn mọi thiệt hại Ô-nê-sim gây ra. Ông hứa chắc chắn:

Tôi, Phao-lô, chính tay tôi viết điều này, sẽ trả cho anh (c. 19a)

Khi giúp người nào, chúng ta không chỉ giúp bằng lời nói suông mà phải có hành động thực tế đi kèm. Sứ đồ Giăng dạy:

Hỡi các con cái bé mọn, chớ yêu mến bằng lời nói và lưỡi, nhưng bằng việc làm và lẽ thật (I Giăng 3:18)

Song song với lời đảm bảo đền bù thiệt hại, Phao-lô nhắc Phi--môn nhớ rằng chính ông cũng có những điều mắc nợ Phao-:

Còn anh mắc nợ tôi về chính mình anh thì không nhắc đến (c. 19b)

Đây là chỉ về những điều Phao-lô đã làm cho Phi--môn về mặt tâm linh. Phao-lô là người hướng dẫn tinh thần cho Phi--môn và hẳn là ông có nhiều điều phải mang ơn Phao-lô. Đây là một lời nhắc nhở khéo léo, hàm ý bảo Phi--môn hãy sẵn sàng tha thứ Ô--sim vì nếu nói đến nợ thì chính Phi--môn cũng mắc nợ Phao-lô nữa.

Lời này nhắc chúng ta nhớ câu chuyện về người đầy tớ không có lòng thương xót. Người này được chủ tha nợ rất nhiều nhưng lại không chịu tha nợ cho người bạn chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.

Phao-lô nhắc cho Phi--môn nhớ rằng nếu Phi--môn đã mang ơn Phao-lô thì hãy nhân dịp này trả ơn cho ông. Phao-lô không có ý đòi nợ nhưng một lần nữa, ông lấy chính mình bênh vực cho Ô--sim. Phao-lô dùng ảnh hưởng hay địa vị của mình để bênh vực cho người nô lệ đã bỏ nhà trốn đi. Đây thật là một gương sáng cho chúng ta noi theo. Nhiều người dựa vào quyền hành hay địa vị để thủ lợi cho mình hay cho gia đình mình, nhưng Phao-lô dùng ảnh hưởng của ông để bênh vực người cô thế, đã lầm lỡ phạm tội.

Điều làm cho Phao-lô vui mừng hơn cả là thấy Phi--môn sẵn sàng tha thứ và tiếp nhận Ô--sim. Phao-lô viết:

Anh hãy làm cho tôi được thỏa lòng trong Đấng Christ (c. 20)

Không gì làm cho người phục vụ Chúa vui hơn là thấy người khác vui lòng làm theo lời yêu cầu của mình, lời yêu cầu vì ích lợi của người khác và ích lợi cho công việc Chúa. Ước mong mỗi chúng ta cũng là người làm cho người khác thỏa lòng, không phải là người làm cho người khác phải phiền lòng.

Tôi viết cho anh, đã tin chắc anh hay vâng lời, biết anh sẽ làm quá sự tôi nói đây (c. 21)

Tinh thần vâng lời của Phi--môn là điều được ca ngợi. Phao-lô viết những lời này và biết Phi--môn sẽ sẵn sàng làm theo. Tinh thần vâng lời là tinh thần làm quá điều người khác yêu cầu. Đây cũng là lời kết luận khéo léo để khích lệ Phi--môn làm theo lời yêu cầu của mình. Chúng ta thấy sứ đồ Phao-lô rất khéo léo khi viết lá thư này. Khéo léo, khiêm nhường, hạ mình nhưng cũng rất thành thật. Đó là những đặc điểm của thư Phi--môn. Chúng ta cần học tinh thần này nơi Phao- trong việc đối xử với người chung quanh, trong những hoàn cảnh đặc biệt như hoàn cảnh của Ô--sim hay trong những hoàn cảnh khác.

Nhân thể hãy liệu sắm nhà trọ cho tôi, vì tôi mong rằng nhờ anh em cầu nguyện sẽ được trở về cùng anh em (c. 22)

Phao-lô là người hầu việc Chúa, nhờ cậy Chúa và tùy thuộc vào sự dẫn dắt của Chúa nhưng ông cũng sắp xếp và tính toán công việc chứ không phó mặc cho hoàn cảnh đưa đẩy, đến đâu hay đến đó. Ông nhờ Phi--môn chuẩn bị chỗ ở cho ông (c. 22a)

Phao-lô cho thấy ông có hy vọng được ra khỏi tù và ông cho biết đó là nhờ anh em cầu nguyện. Điều này cho thấy giá trị của sự cầu nguyện và đức tin cũng như hy vọng của Phao-lô.

Ê-pháp-ra, là bạn đồng tù trong Đức Chúa Giê-xu Christ với tôi, có lời thăm anh. Mác, A-ri-tạc, Đê-ma và Lu-ca, cùng là bạn cùng làm việc với tôi cũng vậy (c. 23-24)

Dù ở tù, Phao-lô vẫn có một số đồng chí trung thành với ông, lúc nào cũng ở bên cạnh ông. So sánh với Cô--se 4:10-14, chúng ta cũng thấy tên những người này, xác nhận hai thư Phi--môn và Cô--se được viết cùng một lúc. Tên những người này được nhắc đến ở đây cho thấy hai điều:

o   Người hầu việc Chúa rất cần những người hậu thuẫn, giúp đỡ, nhất là trong những hoàn cảnh khó khăn.

o   Là con cái Chúa, chúng ta phải luôn luôn trung thành với Chúa và với người hầu việc Chúa. Đừng vì hoàn cảnh mà từ bỏ người hầu việc Chúa (so sánh trường hợp của Đê-ma trong câu này với II Ti--thê 4: 9-10).

Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Giê-xu Christ ở với tâm thần anh em! (c. 25)

Trên đường theo Chúa, ân điển của Chúa bao giờ cũng là điều chúng ta cần hơn cả. Phao-lô nói:

Tôi nay là người thể nào là nhờ ơn Đức Chúa Trời (I -rinh-tô 15:10a).

Ông cũng nhấn mạnh, chúng ta cần ơn hay ân điển của Chúa cho tâm thần chúng ta:

Nguyền xin ân điển của Đức Chúa Giê-xu Christ ở với TÂM THẦN anh em (c. 25)

Tâm thần chỉ về đời sống tâm linh, phần chúng ta giao tiếp với Chúa. Tâm thần chúng ta cần được an nghỉ trong ân điển của Chúa. Đó là điều cần nhất trên đời. Khi tâm thần chúng ta được an nghỉ thì không điều gì có thể làm vướng bận tâm hồn chúng ta được.

Nói chung, lá thư Phao-lô gửi cho Phi--môn dạy chúng ta những điều sau:

1. Khi đã tin nhận Chúa thì dù là ai, chúng ta cũng trở thành anh chị em trong một gia đình, nên sẵn sàng tha thứ và giúp đỡ nhau.

2. Chúa cho phép những hoàn cảnh khác nhau xảy ra, những hoàn cảnh này lúc đầu có thể làm cho chúng ta khó hiểu nhưng cuối cùng chúng ta thấy rõ mọi sự hợp lại mang lại lợi ích cho người yêu mến Chúa.

3. Cuối cùng, câu sứ đồ Phao-lô đã viết cho Hội thánh Ê-phê-sô cũng là câu áp dụng trong trường hợp này. Phao-lô viết:

 

Hãy ở với nhau cách nhân từ, đầy dẫy lòng thương xót, tha thứ nhau như Đức Chúa Trời đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy (Thư Ê-phê-sô 4:32)

Đâyphương châm cho đời sống để sống với nhau trong tình thương và sẳn sàng tha thứ cho nhau.