Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 15

Đấng Biện Hộ

Hỡi các con bé bỏng của ta, ta viết cho các con những điều này để các con không phạm tội. Nếu có ai phạm tội, chúng ta đã có một Đấng biện hộ trước Cha là Chúa Cứu Thế, đấng toàn thiện. Chính Ngài làm của lễ chuộc tội chúng ta, không những vì tội chúng ta không thôi, nhưng còn vì tội của toàn thể nhân loại nữa.

I Giăng 2:1-2

Các câu Kinh Thánh này dường như cảnh cáo rằng đừng nghĩ có máu của Chúa Giê-xu đổ ra thanh tẩy mọi tội lỗi nên không cần phải cẩn thận gì nữa, nhưng chỉ có ý căn dặn là đừng nên coi thường tội.

Tác giả nói tiếp: 'Nếu có ai phạm tội...' - đây là lời dành cho những người đã tin Chúa nhưng cảm biết mình còn phạm tội và sa ngã. Có những người tự tin, cho rằng mình thánh thiện thì không cần đến các lời này, nhưng những ai cảm thấy mình không xứng đáng và cáo trách về các tội của mình, thì đây là lời khuyên quan trọng. Đây là câu trả lời cho những câu hỏi: Làm thể nào tôi trở lại tương giao với Chúa được khi tôi đã phạm tội? Làm sao cho được tha thứ tội?

Ta cần biết rõ rằng ma quỷ luôn luôn có mặt, khi nào ta phạm tội, nó sẽ thì thầm vào tai ta rằng: 'Ngươi không có quyền trở lại với Chúa nữa! Ngươi đang đi trong ánh sáng nhưng rơi vào tội lỗi, Như thế là phạm luật, làm sao Chúa tha thứ được? Đó là luận điệu của ma quỷ. Nó thường nói với nhiều người như thế qua những thời gian lâu dài là cho những người ấy cảm thấy buồn khổ và tuyệt vọng. Họ nghĩ rằng con đường mình đi xuống đả quá xa không trở về được nữa.

Nhưng nguyên tắc quan trọng hơn cả là không có sự tha thứ nào khác ngoài Chúa Giê-xu cả. 'Nếu có ai phạm tội...' thì đã có Chúa Giê-xu là Đấng Biện Hộ.

Đây là giáo lý của toàn bộ Kinh Thánh. Tất cả mọi điều ghi lại trong Cựu Ước là để hướng về Chúa Giê-xu. Những gì ta đọc trong các sách như Xuất Ê-díp-tô-ký, Lê-vi-ký, Dân-số-ký và các sách khác nói về những điều Chúa phán dạy cho nước Israel trong tế lễ chuộc tội - tế lễ thiêu, tế lễ hoà bình và các tế lễ khác. Tất cả những gì nói về các đại lễ và những nghi thức liên quan tới Lếu Tạm và Đền Thờ, mọi chi tiết về thờ phượng v.v. tất cả đều là những hình thức và bóng dáng của những việc thật sự xẩy ra và hoàn toàn đầy đủ trong Chúa Giê-xu. Tất cả các lễ nghi đó không thực sự giải quyết vấn đề tội mà chỉ che đậy tội trong lúc đó. Tất cả đa\ều hướng về những gì sẽ xảy ra. Chúa cho dân tộc của Ngài biết rằng Ngài không thê tha thứ tội bằng cách chỉ tha thứ mà thôi.

Trước khi Chúa tha thứ, phải có một điều cần thực hiện. Chúa là Đấng toàn thánh, toàn thiện không thể nào nói: "Con phạm tội hả, thôi để ta tha cho." Phải có một việc nào đó thực hiện để đền bù vào chỗ tội lỗi gây tác hại. Việc đổ máu ra chuộc tội là theo luật của Chúa. Toàn bộ Kinh Cựu Ước dạy như vậy và hướng về việc đổ máu chuộc tội của Chúa Giê-xu.

Khi nói về tội và việc giải tội không thể nào không đề cập đến Chúa Giê-xu. Không có Chúa Giê-xu chúng ta không thể nào làm gì được từ đầu cho đến cuối cuộc đời theo Chúa. Ngay Thánh Giăng, lúc đó có lẽ tuổi đã cao, đang nằm trên giường chờ về với Chúa cũng cần đến Chúa Giê-xu như tất cả mọi người. Chỉ một mình Chú mới cho chúng ta được tha tội hoàn toàn.

Như vậy câu hỏi then chốt cần đặt ra là: "Toàn bộ lập trường và tư duy của tôi có tập trung vào Chúa Giê-xu hay không?"

Lời dạy của Giăng cũng như những lời dạy khác trong Tân Ước đều nói rằng Chúa Cứu Thế Giê-xu là khởi đầu và cuối cùng, Alpha và Omega, đấng gồm tóm mọi sự trong mọi loài.

Chúng ta đi sâu hơn nữa. Làm thể nào Chúa Cứu Thế Giê-xu thực hiện được việc cho chúng ta tái lập tương giao với Chúa Cha? Giăng nói răng Ngài Biện Hộ cho chúng ta. Đó là một lối nói trang trọng. Nếu có ai pham tội thì chúng ta có một đấng Biện Hộ là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Trong Phúc Âm Giăng chương 16:7 Giăng dùng từ Đấng Yên Ủi. Trong nguyên văn, Đấng Yên Ủi và Đấng Biện Hộ cũng là một. Như thế một người biện hộ là làm gì? Biện Hộ là người đại diện cho một người khác, như luật sư biện hộ cho một thân chủ bị cáo trước tòa án. Giăng nói Chúa Giê-xu là Đấng Biện Hộ cho tất cả mọi người tin Ngài trước ngôi của Chúa Cha.

Ta cần hiểu rõ từ biện hộ này. Chúa Giê-xu biện hộ, xin cho chúng ta nhưng không phải trước một quan toà không muốn tha thứ. Chúa Cha thật ra thương yêu nhân loại và lúc nào cũng sẵn lòng tha thứ. Chính Chúa Cha đã đưa đến việc Chúa Giê-xu làm Đấng Biện Hộ tội lỗi cho con người. Nói khác đi, việc tha tội hoàn toàn là do thiện ý và tình thương của Cha.

Mặt khác, việc biện hộ của Chúa Giê-xu không phải chỉ bằng cái chết hi sinh của Ngài trên thập giá. Hê-bơ-rơ 7:25 ghi: "Bởi đó Ngài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ Ngài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì Ngài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy." Ngài không như vị tư tế Lê-vi làm chức tế sư rồi chết đi và có người khác kế tục. Chúa Giê-xu là tư tế sư không hề chết nhưng hằng sống. Chúa không có khởi đầu, không có tận cùng, Ngài là tế sư đời đời vì vậy có thể cứu tất cả mọi người trong mọi thế đại.

Như thế ta có thể hiểu là Chúa Giê-xu khi còn ở trần gian đã trôngnom các môn đệ của Ngài thể nào thì ngày nay ở trên trời, Ngài cũng chăm sóc muôn vàn môn đệ của Chúa còn ở trần gian như vậy. Chúa Giê-xu đại diện cho dân Chúa, Ngài xem xét bênh vực quyền lợi cho mỗi chúng ta.

Chúa Giê-xu không những chỉ đem lại an ủi và an tâm cho chúng ta vì Ngài là vị tư tế của chúng ta, và sinh tế cho chúng ta, nhưng Ngài còn dâng những lời cầu nguyện của chúng ta đưa lên ngôi Thượng Đế là Cha. Ngài thêm vào những khiếm khuyết và thiếu sót của chúng ta trong khả năng cầu nguyện và trình lên cho chúng ta. đó là ý nghĩa vai trò cầu thay của Chúa mà Kinh Tân Ước nói đến.

Các thánh đồ ngày xưa thường nói: "Chúa Thánh Linh cầu thay từ bên trong tâm hồn chúng ta và Chúa Giê-xu can thiệp cho chúng ta." Chúa Thánh Linh ngự vào lòng chúng ta xây dựng chúng ta trong Chúa Giê-xu, dạy bảo, hướng dẫn và chỉ cho chúng ta những gì phải làm, những gì nên tránh. Còn Chúa Giê-xu cầu thay cho chúng ta, nghĩa là đem những lời cầu nguyện lên ngôi Cha.

Có gì sung sướng cho bằng khi ta ý thức được rằng ngay giây phút này đây Chúa Giê-xu vinh quang đang quan tâm đến ta, đang nhìn thấy ta, thấy những nhu cầu của bạn và đại diện cầu thay cho ta? Chúng ta mỏng manh, yếu đuối và thất bại, nhưng chúng ta có một Đấng Biện Hộ ở trước ngôi Thượng Đế Toàn Năng. Thành ra khi nào Sa-tan nói với ta rằng ta không thể nào trở về với Chúa Cha nữa, hãy gạt nó ra, nói với nó rằng Chúa Giê-xu đang biện hộ cho ta, Sa-tan không có quyền gì can thiệp hay ngăn cản.

Ta cần đào sâu hơn nữa về tính chất của việc biện hộ của Chúa Giê-xu. Giăng nói: chúng ta có một Đấng Biện Hộ, Đấng Cầu thay ở nơi Chúa Cha. Chữ 'ở nơi' hay là 'trước' rất quan trọng. Nghĩa là Chúa Giê-xu đứng ngay trước mặt Cha luôn luôn. Chúa Giê-xu luôn luôn đối diện với Cha. Ta cần nhớ rằng Ba Ngôi hợp một, và vì vậy Chúa Giê-xu không bao giờ xa cách Chúa Cha cả. Đấng Biện Hộ cho chúng ta ở ngay trước mặt Cha, đó là điều ta nên luôn ghi nhớ.

Câu hỏi tiếp theo là: Đấng Biện Hộ hay Cầu Thay ấy là ai? Giăng giải thích: Chúa Cứu Thế Giê-xu Đấng Toàn Thiện. Chúa Giê-xu đã trở thành một người như chúng ta, nhưng Ngài không phạm tội. Chúa Giê-xu hoàn toàn thánh thiện, như thế mới vào ngôi ân phúc của Chúa Cha đại diện cho chúng ta được. Chúa Giê-xu là đấng toàn thiện, vì vậy nên lời cầu thay của Ngài vô cùng hiệu quả.

Chúa Giê-xu đứng trước Cha biện hộ cho mỗi chúng ta với lý lẽ, Ngài đã hi sinh, làm sinh tế chuộc tội cho chúng ta, đã nhận hình phạt thay cho chúng ta, nên chúng ta đáng được tha tội.

Khi phạm tội thì theo luật Chúa phải có sinh tế chuộc tội. Chúa Giê-xu chính là sinh tế chuộc tội đó. Tất cả những gì luật Chúa đòi hỏi về việc đền tội đều đã hoàn tất. Chúa Giê-xu vừa là tế sư, vừa là sinh tế. Chúng ta không cần gì khác hơn nữa.

Đây chính là giáo lý của Tân ước về việc tha tội và tái lập tương giao với Chúa.

Ngày nay nếu bạn ý thức được lỗi lầm của mình trong đời sống hằng ngày, hãy đến ngay với Chúa xin được tha thứ, tái tạo. Tuy nhiên nên nhớ rằng Chúa không phải là người mà ta hòng đánh lừa. Đã đến xưng tội chừa bỏ thì phải tuân giữ lời hứa. Không nên làm phiền một đấng cao cả, toàn thiện như Chúa Giê-xu, nhưng nên cảm tạ và trở lại tương giao với Chúa, bước đi mãi trong ánh sáng.

Nếu bạn chưa tin nhận Chúa Giê-xu thì hôm nay là dịp cho bạn đến với Chúa, vì khi có tội thì chỉ có hai con đường, một là được tha tội để vui sống, hai là chờ đợi một cuộc trừng phạt tội. Tội phạm đối với luật pháp đời này còn khó thoát trừng phạt, làm sao bạn hi vọng thoát khỏi cuộc trừng phạt tội của Chúa dành cho bạn? Xin vui lòng nhận định và quyết định tin nhận Chúa, vì không có con đường nào khác cho bạn được tha tội và tái tạo đâu.