Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 14

Tôn Giáo Hành Động

Gia-cơ 1:19-27

"Nhược bằng có người tưởng mình là tin Đạo, mà không cầm giữ lưỡi mình, nhưng lại lừa dối lòng mình, thì sự tin đạo của hạng người ấy là vô ích" (c. #26).

Câu hỏi suy ngẫm: Lời nói có tác dụng tốt xấu như thế nào? Thế nào là gìn giữ lưỡi mình? Lời nói và tấm lòng liên hệ ra sao? Bạn áp dụng nguyên tắc và phương pháp nào để "cầm giữ lưỡi mình?"

Ít người có sự hiểu biết uyên thâm như thánh Gia-cơ, ông có sự khôn ngoan của Sa-lô-môn, ông luôn luôn nói lời trung thực, thẳng thắn. Gia-cơ nói nếu một người có đạo, mà tôn giáo của họ không thay đổi đời sống họ thì vô ích, nếu họ không kiểm soát được lưỡi của mình, thì tôn giáo đó trở nên vô dụng.

Mục sư Richard Sueme kể rằng, ông mời một giáo sư danh tiếng về Kinh thánh đến Hội thánh của ông để dự một hội đồng. Đêm nọ, ông cùng vị khách đến tiệm ăn để ăn bữa tối. Trong khi dùng bữa, cô hầu bàn lỡ tay làm đổ ly nước vào vị khách này, lập tức vị giáo sư nổi giận, nói những lời khiếm nhã khiến cô hầu bạn sợ hãi, chạy vào trong để khóc.

Sau đó ít phút, Mục sư Sueme nói với vị giáo sư: "Tôi khuyên ông hãy làm chứng cho cô hầu bàn đó khi cô trở ra." Ông giáo sư này không làm được, vì ông nói những lời làm tổn hại danh Chúa.

Chúa không đo lường khả năng nói giỏi, học cao, Chúa chỉ muốn thấy tấm lòng kính sợ Chúa khi chúng ta nói ra làm cho danh Chúa được cả sáng. Đạo của Chúa là đạo để sống. Cách sống của chúng ta có đi đôi với lời chúng ta nói không. Phần Kinh thánh hôm nay Gia-cơ nêu rất rõ về sự nguy hại của lời nói không có hành động đi theo.

Có người đanói: "Một cái lưỡi sắc bén có thể làm đùi (cùn) lời làm chứng của một Cơ Đốc nhân.

Xin đọc lại chậm rãi phần Kinh thánh này, xin Chúa giúp bạn thấy những gì đã làm và sẽ làm.

Lạy Chúa, xin cai trị, hướng dẫn tâm trí, môi miệng con để lời nói của miệng con, sự suy gẫm của lòng con được đẹp ý Ngài.

(c) 2024 svtk.net