Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 8

Đời Sống Đôn Hậu

Nói đến đời sống đôn hậu  tức là nói đến đời sống yêu thương, phục vụ. Nhà văn Faber viết: Hoàng hôn rực rỡ hay là bầu trời đầy sao sáng, núi non hùng vi hoặc biển cả bao la, cho đến cả rừng cây đầy hoa thom cỏ lạ cung đẹp không bằng phân nửa linh hồn hết lòng phục vụ Chúa vì tình yêu giữa cuộc đời nhọc nhằn không có chút gì tho mộng.

          Nhận xét trên đây giúp chúng ta thấy khá rõ đặc điểm nổi bật của đời sống đôn hậu. Đó là đời sống đuợc thôi thúc bởi tình yêu thiêng liêng để sẵn sàng phục vụ cách cao thuợng nhung khiêm nhuờng. Nhờ điều gì mà linh hồn nguời phục vụ Chúa lại có vẻ đẹp nhu vậy?  Là con cái của Chúa chúng ta nên xem mỗi co hội phục vụ Chúa nhu một đặc ân.  Chúng ta cần thận trọng trong tác phong phục vụ Chúa.  Chúng ta cần tìm hiểu guong mẫu phục vụ của nguời xua.  Và chúng ta còn cần phải chọn cho mình đuờng lối phục vụ cách chánh đáng.

           

1.  Tác Phong Phục Vụ

          Nói đến phục vụ  tất phải nói đến sự hiến dâng.  Phao-lô nói đến sự hiến dâng thân thể làm của lễ sống và thánh, đẹp lòng Đức Chúa Trời.  Đó là sự thờ phuợng phải lẽ.   Nguời thờ phuợng Chúa cách tốt lành và phục vụ Chúa cách đầy ý nghia là nguời không làm theo đời này nhưng biến hóa bởi sự đổi mới của tâm thần và cảm nghiệm đuợc ý muốn tốt lành, đẹp lòng và trọn vẹn của Đức Chúa Trời.  Nguời ấy chẳng cần tu tuởng cao quá lẽ nhung cần có tâm tình bình thuờng và chăm chỉ làm phận sự riêng của mình.  Khi hiệp tác với nguời khác nguời ấy biết quí mến và tôn trọng bạn đồng lao.  Nguời cố gắng hết sức mình để gìn giữ tình hòa thuận với mọi nguời, nhất là đối với anh em cùng niềm tin.  Khi dạy dỗ nguời chăm chỉ dạy dỗ.  Khi khuyên bảo nguời khuyên bảo cách siêng năng.  Khi hiến dâng nguời hiến dâng cách rời rộng.  Khi yêu thuong nguời yêu thuong cách tự nhiên, chân thành.  Nguời biết vui với kẻ vui, khóc với kẻ khóc.  Nguời ăn ở, cu xử trong tình hòa thuận, với lẽ kính nhuờng và chăm làm điều thiện.  Nguời chẳng để điều dữ hoặc sự ác chi phối tâm tu mình nhung để Chúa cai quản sự suy nghi, thái độ và hành động của mình.

          Nguời phục vụ Chúa chẳng nên mắc nợ ai, hoặc mắc nợ điều gì.   Nếu có nợ chăng thì chỉ nợ về sự yêu thuong mà thôi.  Nguời không để cho sự chi ràng buộc mình ngoại trừ dây ân tình và xích yêu thuong của Chúa.  Nguời chẳng muốn bị lụy về việc đời này hầu có thể làm đẹp lòng Chúa là Đấng đa chiêu mộ mình.  Nhận biết rằng ngày gần tàn, đem hầu đến nguời quyết tâm lột bỏ những việc tối tăm mà mặc lấy áo giáp sáng láng.  Bởi cớ đó nguời có thể buớc đi cách hẳn hoi nhu giữa ban ngày.

          Nguời phục vụ Chúa biết rằng mình sống là sống cho Chúa và chết cung là chết cho Chúa.  Bởi lẽ đó hoặc sống hoặc chết nguời đều thuộc về Chúa cả.  Nguời biết nâng đỡ anh em kém đức tin và chẳng dám để cho ai vì cớ mình mà vấp phạm.  Nguời sẵn sàng gánh vác sự yếu đuối cho những kẻ kém sức và hòa mình với nguời đồng niềm tin trong tình huynh đệ.

          Nhờ tình yêu thiêng liêng của Chúa mà nguời có thể phục vụ trong tu cách của một nguời đầy tớ.  Nhờ sức lực toàn năng của Ngài mà nguời chẳng mệt nhọc về sự làm lành.  Nhờ sự thôi thúc của Chúa mà nguời tỉnh thức trong sự nguyện cầu, mạnh dạn trong sự chiến đấu.  Lại nhờ sự  an ủi của Chúa mà nguời có thể vuợt qua những chặng đuờng thử thách cam go.  Nếu có ai luu tâm đến những nghịch cảnh nguời phải trải qua nguời không dám xem đó nhu là điều buồn tủi nhung nhu cớ vui mừng.  Chính nhờ những hoạn nạn nhẹ và tạm đó mà nguời thấu hiểu đuợc phần nào sự chịu đựng và hy sinh của Chúa.  Dù giàu có hay nghèo khó, dù du hay thiếu, dù mạnh khỏe hay ốm đau . . . nguời cung vân phục nhận lãnh.   Không gì có thể lay chuyển lòng biết on sâu xa, chân thành của nguời.

          Nếu có ai thắc mắc về động lực khiến nguời dốc lòng phục vụ nguời ấy có thể nhìn thấy noi nguời tấm lòng kính chúa yêu nguời hon là bất kỳ điều gì khác.

          Nếu có ai tìm hiểu về đối tuợng mà nguời phục vụ  nguời ấy có thể chứng nhận rằng nguời hết lòng phục vụ Chúa và tha nhân hon là chính bản thân.

          Nếu có ai hỏi han nguời về điều kiện của sự phục vụ nguời sẽ có thể trả lời rằng vì Chúa yêu nguời cách vô điều kiện nên nguời chẳng dám đòi hỏi điều gì.

          Nếu có ai nhắc nhở về phuong tiện nguời dùng để phục vụ thì nguời có thể thua rằng mình chẳng có gì ngoài tấm lòng thành và chính bản thân.

          Nếu có ai nói đến phần thuởng của sự phục vụ thì có lẽ nguời cần tự nhắc nhủ rằng chẳng có phần thuởng nào lớn hơn phần thuởng trên thiên đàng.  Trong đời này cũng như trong đời sau sự phục vụ chỉ có ý nghĩa khi nguời luôn luôn qui vinh hiển về Chúa và mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân.

2.   Guong Mẫu Phục Vụ

          Với tu tuởng trên đây, chúng ta hãy cùng nhau so sánh cách sơ luợc hai nhân vật Phạm Lãi và Phao-lô; một nguời tận trung với vua đời này còn một nguời tận trung với Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa; một nguời không thể cậy vào ai ngoài tài đức của chính mình, còn một nguời có thể nuong tựa vào năng lực và sự yêu thương của Đấng Chí Cao; một nguời phải kết thúc đời mình bằng sự cay đắng, còn một nguời cho đến cuối cuộc đời lúc nào cung thấy Chúa thật hết sức ngọt ngào.

          Điển tích Nằm Gai Nếm Mật nói lên phần nào ý nghia của sự phục vụ.  Quí vị có thể tìm đọc chuyện này trong sách Điển Tích Chọn Lọc do Mộng Bình Son biên soạn và Xuân Thu Thu Quán tái bản năm 1990.

          Nguyên là vào thời Chiến Quốc vua nuớc Ngô và vua nuớc Việt xung khắc với nhau. Phù Sai là vua nuớc Ngô.  Câu Tiễn là vua nuớc Việt.  Bên nuớc Ngô có hai vị đại quan là Bá Hi có lòng tham và Ngu Viên rất cuong trực.  Bên nuớc Việt có Phạm Lãi và Văn Chủng, cà hai đều là nguời tài đức.  Hai vị quan này là hai nguời tài ba lỗi lạc, muu kế quán thông, ngoại giao khôn khéo.  Hon thế nữa họ dám coi thuờng phú quí bổng lộc, xem nhẹ an toàn cá nhân, hết lòng vì vua vì dân.  Nhờ họ mà Câu Tiễn có thể khôi phục giang son.

          Giúp vua xong rồi Phạm Lãi vào chào từ giã:   Tôi nghe nói hễ vua nhục thì tôi phải chết.  Ngày truớc Đại Vuong bị nhục ở Cối Kê mà tôi không chết là ẩn nhẫn để báo thù Nuớc Ngô.  Nay Nuớc Ngô đã bị diệt rồi, xin Đại Vuong gia ân cho thân già này đuợc an nghỉ.  Câu Tiễn có nói gì Phạm Lãi cung nhất định ra đi.

          Đuợc lệnh vua đuổi theo, Văn Chủng đi đến nửa đuờng đọc đuợc bức tho của Phạm Lãi:  Vua nuớc Việt là nguời chịu nhẫn nhục mà ghét kẻ có công.  Cùng ở lúc hoạn nạn thì đuợc, chớ chung huởng lúc phú quí cao sang thì không an toàn.  Nay Ngài không tính truớc ắt mang họa.

          Văn Chủng buồn rầu ngao ngán trở về dinh.  Còn Câu Tiễn vốn biết tài Văn Chủng nên tự nhủ thầm:  Nay nuớc Ngô đã diệt xong, còn dùng nguời tài làm gì nữa.  Nếu một mai nó làm phản thì lấy ai trị nó?  Từ đó Câu Tiễn tính cách hại Văn Chủng nhung chua tìm ra duyên cớ...

          Trong chuyện tích trên đây ai là nguời đáng cho ta khâm phục?  Phải chăng đó là nguời đã từng nằm gai nếm mật?  Câu Tiễn tuy giỏi chịu nhục, giỏi khắc khổ thật, nhung lại là nguời kém tài, kém đức.  Không có Phạm Lãi với Văn Chủng thì Câu Tiễn chẳng ra gì.  Đuợc Phù Sai tha chết cho nhung Câu Tiễn lại nhẫn tâm tàn diệt Quân Ngô, và bức bách vua Ngô phải chết.  Ông chỉ biết có oán nhung lại chẳng biết on.  Đuợc Phạm Lãi phò tá đến như thế mà Câu Tiễn dám dọa giết cả vợ con nếu không tiếp tục việc triều chính; trong khi Văn Chủng tiếp tục phục vụ thì ông  lại tìm cách hãm hại! 

          Nguời tài đức trong chuyện này không phải là Câu Tiễn nhung là Phạm Lãi.  Điều không may cho ông và cho Văn Chủng là hai nguời đã phải hy sinh nhiều. Cuối cùng Phạm Lãi cay đắng còn Văn Chủng thì thất vọng. 

          Về phần Phao-lô, ông đa phục vụ Chúa thế nào?   Truớc hết ông minh định rằng ông phục vụ trong tu cách sứ đồ không phải bởi loài nguời hoặc nhờ một ai nhung bởi Đức Chúa Giê-xu Christ và Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 1:1).  Luong tâm ông làm chứng rằng ông lấy sự thánh sạch và thật thà đến bởi Đức Chúa Trời mà ăn ở trong thế gian này.  Ông  không cậy vào sự khôn ngoan đời này nhung cậy vào on của Đức Chúa Trời (II Cô-rinh-tô 1:12).  Ông có lời khuyên và chúng ta có thể hiểu chính ông đã  trở nên huong thom (2:14), bức tho (3:3), và hình ảnh của Chúa (3:18).

          Ông xem đời mình nhu cái bình bằng đất chứa đựng quyền phép của Đức Chúa Trời.  Ông bị ép đủ cách nhung không đến cùng; bị túng thế nhung không ngã lòng; bị bắt bớ nhung không đến bỏ; bị đánh đập nhung không đến chết mất và thuờng mang sự chết của Đức Chúa Giê-xu Christ trên thân thể mình (4:7:11).  Biết bao lần ông đa phải chịu khó nhọc, tù đay, đòn vọt; đôi phen gần chết, năm lần bị đánh ba muoi chín roi, ba lần bị đòn nặng, một lần bị ném đá, ba lần bị chìm tàu, lại có lần cả ngày đem trong biển sâu.  Nhiều lần ông đi đuờng nguy trên sông bến, nguy với trộm cuớp, nguy với giữa dân mình, nguy với dân ngoại, nguy trong các thành, nguy trong các đồng vắng, nguy trên biển, nguy với anh em giả dối; chịu khó chịu nhọc; lắm lúc thức đem, chịu đói khát, thuờng khi phải nhịn ăn, lạnh lẽo, rách ruới.  Thế nhung lòng ông lúc nào cung lo lắng về các hội thánh và nếu có ai yếu đuối thì lòng ông nhu nung nhu đốt (11:23-29).

          So với Phạm Lãi, chúng ta thấy Phao-lô dù khổ sở nhọc nhằn nhu vậy nhung lại đuợc phuớc vô cùng.  Phuớc hạnh lớn nhất của ông là co hội tôn thờ và phục vụ Vua trên muôn vua, Chúa trên muôn chúa.  Tài năng và đức độ của ông có nhiều đến mấy cung không cứu đuợc ông hoặc giúp ông phục vụ cách hiệu quả toàn vẹn.  Duy chỉ có ân điển và tình thuong của Chúa mới có thể khiến ông sống, động và hiện hữu cách đầy ý nghia.  Và đến cuối cuộc đời Phao-lô đa có thể huởng trọn niềm vui sung mãn sau khi đa đánh trận tốt lành, đã xong sự chạy và đa giữ đuợc đức tin (II Ti-mô-thê 4:6-8)..

3.  Đuờng Lối Phục Vụ

          Chúa Giê-xu phán rằng Ngài đến thế gian không phải để đuợc phục vụ nhung để phục vụ và phó sự sống mình làm giá chuộc nhiều nguời.  Ai nấy trong chúng ta không nhiều thì ít đều phải phục vụ.  Theo lời dạy của Chúa chúng ta nên lấy lòng vui mà làm. Thuận theo ý Chúa thì chúng ta dễ có lòng vui mừng bình an và hạnh phúc ngập tràn. May mắn lớn nhất của chúng ta là chúng ta hiện đang nguỡng vọng và tôn thờ Đấng vô cùng xứng đáng.   Khi đã ý thức cách rõ ràng điều này thì đuong nhiên động lực phục vụ Chúa trong lòng chúng ta cung phải trong sạch, lý tuởng phục vụ của chúng ta phải cao thuợng và phuong pháp phục vụ Chúa của chúng ta cung phải  tốt hon thói thuờng của nhân gian.     

          Hết lòng phục vụ Chúa trong cách ăn ở cách xứng đáng với chức phận mà Chúa đã kêu gọi mình thì thật là quí hóa biết bao nhiêu!  Vừa khiêm nhuờng đến điều, mềm mại đến điều, lại vừa nhịn nhục, lấy lòng yêu thuong mà chìu nhau và dùng dây hòa bình mà gìn giữ sự hiệp một của Thánh Linh thì thật không có gì đẹp đẽ hon.  Đó là điều mỗi con cái Chúa cần thực hành trong mọi hoàn cảnh, không phải chỉ lúc nào mình thích hoặc khi có co hội thuận tiện. 

          Nhà văn Faber nhận xét thật đúng:  Hoàng hôn rực rỡ hay là bầu trời đầy sao sáng, núi non hùng vi hoặc biển cả bao la, cho đến cả rừng cây đầy hoa thom cỏ lạ cung đẹp không bằng phân nửa linh hồn hết lòng phục vụ Chúa vì tình yêu giữa cuộc đời nhọc nhằn không có chút gì tho mộng.

          Có một bà mẹ nọ cả đời vất vả, lam lu để nuôi con.  Cho đến khi già yếu mà bà vẫn còn đẩy xe than đi bán dọc theo các đuong phố.  Hôm bà gần qua đời bà thì thào nói với vị mục su của mình:  Mục su oi, tôi lấy gì mà ra mắt Chúa đây?  Mục su nâng đôi bàn tay sần sùi của bà lên mà nói:  Thua bà, xin hãy để Chúa nhìn rõ đôi tay này, chạm đến đôi tay này,  đôi tay đã đuợc tận dụng để truởng duỡng những đứa con ngoan.  Nghe xong lời ấy mắt bà long lanh ngấn lệ rồi bà mỉm cuời mà qua đời.

Học Ôn

Trong quan niệm của bạn, điều gì là điều quan trọng trong tác phong, guong mẫu và đuờng lối của nguời hầu việc Chúa?                 

____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

 


Tứ Mùa Tâm Linh               

Tân Tạo

Tươi Tỉnh

Tăng Tiến

Tịnh Tâm