Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 4

Uy quyền mới

Ma-thi-ơ 5:21-48

"Ngài giảng dạy đầy uy quyền" (Ma-thi-ơ 7:28 a).

Câu hỏi suy ngẫm: Có sự khác biệt nào giũa lời giảng của Chúa Giê-xu và các thầy thông giáo? Dân chúng và các lãnh tụ tôn giáo có phản ứng khác nhau thế nào về lời giảng của Ngài? Bạn học được gì về cách giảng dạy của Chúa? Theo bạn thẩm quyền và lời giảng liên hệ nhau ra sao?

Đây là một trong những phần dạy dỗ quan trọng nhất của Chúa Giê-xu. Trước khi đi vào chi tiết chúng ta cần chú ý vài điểm sau:

Chúa phán với một thẩm quyền mà không một người nào khác dám nghĩ đến. Thẩm quyền Chúa Giê-xu viện dẫn luôn làm những người gặp Chúa phải kinh ngạc. Ngay khi khởi đầu chức vụ, sau khi đã giảng dạy tại nhà hội Ca-bê-na-um, những kẻ nghèo 'đều cảm động về sự dạy dỗ của Ngài vì Ngài dạy như có quyền phép chứ chẳng phải như các thầy thông giáo đâu' (Mác 1:22). Ma-thi-ơ kết luận các lời này trong Bài giảng Trên núi: Vả khi Đức Chúa Giê-xu vừa phán những lời ấy xong, đoàn dân lấy đạo Ngài làm lạ, vì Ngài dạy như có quyền chứ không giống các thầy thông giáo" (Ma-thi-ơ 7:28-29).

Rất khó cho ta hiểu tại sao đối với người Do thái uy quyền của Chúa Giê-xu làm họ chướng tai gai mắt. Đối với người Do thái, luật pháp là tuyệt đối thánh khiết, thiêng liêng, không thể nào phóng đại thêm sự tôn kính luật pháp trong lòng họ. Aristeas nói: "Luật pháp là thánh và do Đức Chúa Trời ban". Các Ra-bi nói: "Kẻ nào từ chối không nhận luật pháp đến từ trời thì không có phần gì trong đời sau". Tiết mục thứ nhất trong sự thờ phượng tại nhà hội là lấy các sách luật pháp ra khỏi rương và rước sách đi vòng quanh nhà hội để hội chúng có thể tỏ lòng sùng kính, ngưỡng mộ.

Đó là cách người Do thái suy nghĩ về luật pháp, vậy mà không dưới năm lần (Ma-thi-ơ 5:21,27,33,38,43) Chúa Giê-xu nói ngược lại khi trưng dẫn luật pháp và thay thế bằng sự dạy dỗ riêng của Ngài. Ngài có quyền vạch ra những chỗ bất cập của các sách thánh nhất trong thế gian và dùng sự khôn ngoan Ngài để sủa chửa. Người Y Lạp định nghĩa exousia là: 'thẩm quyền để thêm và thẩm quyền để bớt theo ý muốn'. Chúa Giê-xu hành xử quyền đó ngay cả với điều người Do thái tin là lời bất di, bất dịch của Đức Chúa Trời. Chúa không tranh luận hay tìm cách biện bạc và chứng minh việc Ngài có quyền. Ngài lặng lẽ, không thắc mắc, đảm nhiệm quyền đó, không tranh biện.

Chưa ai nghe một điều như thế bao giờ. Các giáo sư Do thái nổi tiếng luôn dùng loại ngôn ngữ riêng trong sự dạy dỗ của họ. Câu đặc biệt của nhà tiên tri trong sự dạy dỗ của họ. Đặc biệt của nhà tiên tri là: 'Đức Giê-hô-va phán như vầy'. Ông không nói bằng thẩm quyền của cá nhân mà xưng nhận rằng ông nói điều Đức Chúa Trời phán dặn. Câu đặc biệt của các thầy thông giáo và các ra-bi là: 'Có lời dạy dỗ rằng', họ không bao giờ dám phát biểu quan niệm riêng của họ, nếu không tìm được hậu thuẩn cho quan điểm ấy trong những lời của các giáo sư danh tiếng quá khứ. Nhưng đối với Chúa Giê-xu lời tuyên bố của Ngài không cần một thẩm quyền nào khác hơn là chính sự kiện Ngài đã phán. Ngài chính là thẩm quyền.

Phải có một trong hai điều này là đúng hoặc Chúa Giê-xu là người mất trí hoặc Ngài là độc đáo; hoặc Ngài mắc chứng thích tự tôn, tự đại hoặc Ngài là Con Đức Chúa Trời. Không thường nhân nào lại dám tuyên bố có quyền lật ngược những điều mà cho đến thời điểm đó vẫn được mọi người coi là lời vĩnh cửu của Đức Chúa Trời. Điều kỳ lạ về thẩm quyền là nó tự minh xác, khi một người vừa khởi sự dạy dỗ, chúng ta biết nay người ấy có quyền dạy dỗ hay không. Vấn đề không phải là đòi hỏi uy quyền hay tuyên bố mình có uy quyền mà là thật sự có hay không có uy quyền.

Chúa Giê-xu đã sửa đổi, điều chỉnh lại sự khôn ngan cao nhất của loài người vì Ngài là Đức Chúa Trời . Chúa không cần phải tranh luận; Chúa chỉ cần phán, không ai có thể chân thành đối diện với Chúa Giê-xu lại không cảm thấy đây là lời có thẩm quyền tối cao của Đức Chúa Trời, vì cạnh lời đó, tất cả các lời khác đều thiếu sót và mọi sự khôn ngoan khác đều lỗi thời.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn luôn dựa vào uy quyền tối cao của Ngài để công bố Phúc Âm cách có uy quyền.

(c) 2024 svtk.net