Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 14

Động cơ bố thí

Ma-thi-ơ 6:2-4

"Song khi ngươi bố thí đứng cho tay hữu biết tay tả làm việc gì, hầu cho sự bố thí được kín nhiệm, và Cha ngươi, là Đấng thấy trong chỗ kín nhiệm, sẽ thưởng cho ngươi." (c. #3, 4)

Câu hỏi suy ngẫm: Tác giả ngợi khen chúa về những ân huệ nào? Những ân huệ này thuộc phương diện nào trong đời sống? Chúa có ban cho bạn những ân huệ như thế không? Bạn được nhắc nhở thế nào về những ân huệ trong đời sống?

Chúng ta hãy xét những động cơ nằm phía sau việc bố thí:

1. Bố thì vì bổn phận. Người cho không phải vì muốn cho, những nghĩ ban cho là bổn phận không thể trách được. Có thể họ nghĩ rằng (có thể là vô thứ c) có kẻ nghèo trong thế gian cốt để người ta có dịp làm bổn phận và tạo công đức trước mặt Đức Chúa Trời. Chúng ta được dạy phải yêu thương, tôn trọng và khoãn đãi người nghèo. Bố thí được coi là bổn phận nhưng kèm theo đó lại là một bài luân lý cố để thoả lòng tự phụ của người ban tặng. Có nhiều người khi bạn tặng tự cảm thấy mình ở một hạng đạo đức khác hẳn những người đã được cho. Người ta nói về một bậc tôn trưởng rằng: "Người ban cho rất nhiều nhưng không hề ban cho chính mình".

Khi một người đứng trên bục cao ban xuống, khi một người ban cho với một sự tính toán, hoặc vì ý thức bổn phận - dù là bổn phận Cơ Đốc - của cho có rộng rãi, người vẫn không ban hiến chính mình và như thế sự bố thí vẫn chưa trọn vẹn.

2. Bố thí và uy tín. Có người cho để được tiếng. Nếu không ai biết đến, không có sự công bố, người ấy sẽ không bố thí gì hết. Nếu không được cám ơn, khen ngợi và tôn vinh, người ấy buồn rầu, bất mãn, không bằng lòng. Người ban cho không phải để Đức Chúa Trời được vinh hiển nhưng vì vinh hiển của chính mình. Người ban cho không phải để giúp người nghèo nhưng để thoả tánh tự cao, lòng ham quyền thế của mình.

3. Bố thí chỉ vì bố thí. Người cho chỉ vì tình yêu thương và lòng nhân từ tràn ngập trào ra từ lòng mình, không thể làm khác hơn. Người cho là vì không thể gạt bỏ trách nhiệm đối với người cùng túng. "Một đêm khuya, trên đường về nhà, bác sĩ Johnson thấy một người đàn bà nghèo khổ nằm ngoài phố, kiệt lực đến nỗi không thể đi được. Ông cõng người đàn bà về nhà, mới biết đó là một trong những người đàn bà khốn khổ đã rơi vào tình trạng xấu xa nghèo khổ và bịnh hoạn nhất. Thay vì quở trách nặng lời, ông đã cho người chăm sóc chu đáo trong thời gian dài rất tốn kém, cho đến chừng người đàn bà được bình phục, ông cố gắng giúp bà ta sống cuộc đời hoàn lương". Nhưng ông nhận được lại là sự nghi ngờ bẩn thỉu của người chung quanh. Dù vậy lòng ông đòi hỏi vẫn phải ban cho, phải làm như thế. Ngay trong những ngày nghèo khó của mình, ông vẫn đặt tiền vào tay những đứa trẻ bơ vơ không nhà cửa. Có người hỏi Johnson làm sao ông có thể chịu nổi khi trong nhà 'đầy những kẻ bần cùng, bất xứng' như thế, ông trả lời: "Nếu tôi không giúp họ thì chẳng ai chịu giúp họ và họ không thể bị hư mất chỉ vì thiếu thốn". Đây thật là sự ban cho chân chính vì đến từ trong lòng, trào dâng từ lòng yêu thương của Đức Chúa Trời.

Chúng ta thấy gương mẫu về sự ban cho trọn vẹn trong chính Chúa Giê-xu. Phao-lô viết cho Hội Thánh Cô-rinh-tô: "Vì anh em biết ơn của Chúa Cứu Thế Giê-xu chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo, hầu cho bởi sự nghèo của Ngài, anh em được nên giàu" (II Cô-rinh-tô 8:9). Sự ban cho của chúng ta không bao giờ được phép xuất phát từ tấm lòng tự cho mình là công bình và làm bổn phận, càng không được để tăng tiếng tăm và uy tín cá nhân. Nó phải là sự trào lên tự nhiên từ tấm lòng thương yêu, chúng ta phải cho người khác như Chúa Giê-xu phó chính mình Ngài cho ta vậy.

Chúa ơi, xin giúp con biết chia sẻ, ban cho người khác như con đã được Chúa ban cho chính mình Ngài.

(c) 2024 svtk.net