Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 28

Biết Do Kết Quả

Ma-thi-ơ 7:15-20

"Hễ cây nào tốt thì sinh tái tốt; cây nào xấu thì sinh trái xấu" (c. #17).

Câu hỏi suy ngẫm: Các tiên tri giả rao giảng vớiđộng cơ nào? Lỗi lầm quan trọng nhất của họ là gì? Làm sao chúng ta phân biệt được tiếng Chúa và tiếng loài người? Giữa chân lý và tà thuyết?

Người Do Thái, hi Lạp và La Mã đều dùng ý niệm 'nhờ trái biết cây'. Có câu châm ngôn 'cây nào trái nấy'. Còn nhiều hình ảnh khác có thể thấy bằng mắt. Chúa Giê-xu phán: "Nào có ai hái trái nho nơi bụi gai?". Có loại gai có trái đen rất giống trái nho; "hay là trái vả nơi bụi tật lê". có một thứ tật lê có hoa, đằng xa có thể bị nhầm là cây vả. Đây là hình ảnh rất thật, thích hợp và hữu ích. Bề ngoài tiên tri thật với tiên tri giả có thể rất giống nhau. Tiên tri giả có thể mặc áo, dùng ngôn ngữ tiên tri; nhưng anh em không thể sống bằng trái dâu đen và hoa dại ở bụi gai, sự sống của linh hồn không thể được nuôi bằng thức ăn của tiên tri giả. Trắc nghiệm chắc chắn đối với sự dạy dỗ nào là: Nó có giúp người thêm sức mạnh để mang nổi những gánh nặng của cuộc sống và để bước trên con đường mình phải đi không? Chúng ta hãy xem đặc điểm của tiên tri giả: Nếu đường đi khó khăn, cửa hẹp và khó kiếm, chúng ta phải đến với những giáo sư nào giúp chúng ta tìm được, đừng đến với những kẻ nhữ chúng ta ra khỏi con đường hẹp.

Lầm lỗi chính của những tiên tri giả là chăm về lợi riêng. Người chăn thật lo lắng cho bầy chiên hơn là lo cho chính mình. Lang và sói không quan tâm đến điều gì khác ngoài việc thoả mãn lòng tham và thèm khát riêng. Tiên tri giả làm nghề dạy dỗ không phải để ban phát mà để thu đoạt cho mình. Một giáo sư dùng sự dạy dỗ chỉ vì lợi riêng, một người như thế có thể bị tư lợi chế ngự bằng ba cách:

a)Người dạy chỉ vì lợi. Không ai sống nếu không có gì để sống và ít ai có thể làm tốt khi áp lực vật chất đè nặng. Dầu vậy, đặc ân lớn lao của sự dạy dỗ không phải là được trả bằng lương mà là niềm khích lệ sâu xa khi mở trí, mở lòng của nhiều người giúp họ tiếp nhận chân lý.

b) Người dạy chỉ vì uy tín. Một người có thể dạy dỗ để giúp người khác, nhưng cũng có thể dạy để chứng tỏ mình khôn khéo. Denny đã nói: "Không ai có thể vừa muốn tỏ mình khôn ngoan vừa muốn ca tụng Chúa Cứu Thế tuyệt vời". Đối với các giáo sư lớn thì uy tín là điều họ ít mong muốn nhất. Có những thầy giảng và giáo sư chỉ dùng sứ điệp để tiến thân. Tiên tri giả rất thích tự phô mình còn tiên tri thật chỉ muốn giấu mình.

c) Người dạy chỉ để truyền đạt ý riêng. Tiên tri giả ra đi để loan truyền quan điểm của mình về chân lý; tiên tri thật đi ra để rao truyền chân lý của Đức Chúa Trời . Tất nhiên mỗi người phải có khám phá riêng. Tiên tri thật lắng nghe Đức Chúa Trời trước khi nói với loài người. Người không bao giờ quên rằng mình chỉ là tiếng nói của Đức Chúa Trời và là một ống dẫn qua đó ân sủng của Đức Chúa Trời có thể đến với người. Bổn phận của giáo sư và nhà truyền đạo là đem đến cho con người chân lý trong Chúa Cứu Thế Giê-xu chứ không phải quan niệm riêng của mình về chân lý.

Chúa ơi, xin giúp con sốt sắng rao truyền Phúc Âm, vì chính Ngài mà không vì bất cứ điều gì cho riêng con.

(c) 2024 svtk.net