Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 26

Hai Bức Tranh Của Cuộc Đời

Rô-ma 5:12-21

"Trước kia tội lỗi hoành hành khiền loài người phải chết, nhưng ngày nay ân phúc Đức Chúa Trời ngự trị, nên chúng ta sạch tội và được sự sống vĩnh viễn, nhờ công lao Chúa Cứu Thế Giê-xu Chúa chúng ta" (c. #21. TKHĐ).

Câu hỏi suy ngẫm: Phao-lô đối chiếu thế nào giữa A-đam và Chúa Cứu Thế, giữa tội lỗi và ân sủng? kết quả của một đời sống trong A-đam và một đời sống trong Chúa Cứu Thế khác nhau thế nào? Bạn đang đứng trong vị trí nào trong A-đam hay trong Chúa Cứu Thế? Bạn kinh nghiệm điều gì trong vị trí bạn đang đứng ?

Một trong những kỹ thuật của hội họa là phải làm nổi bật những màu sắc chính của bức tranh. Nếu màu trắng là chính, họa sĩ phải sử dụng những màu đen hay xanh, đỏ sậm để làm nền cho màu trắng. Ngược lại, nếu màu đen là chủ yếu sẽ nổi bật nền được viền bằng khung màu trắng.

Trong phân đoạn Kinh Thánh này, Phao-lô trình bày cho chúng ta hai bức tranh theo kỹ thuật hội họa đơn giản,

Bức tranh thứ nhất với A-đam làm người nổi bật nhất. Trong bức tranh này, mọi người sinh ra trên dòng dõi này đều đứng sau A-đam. Vì A-đam là tổ tiên loài người, nên khi A-đam phạm tội, tất cả loài người cũng phạm tội. Khi A-đam trở thành một tội nhân trước Đức Chúa Trời, thì cả loài người cũng trở thành tội nhân trước mặt Ngài. Khi một đứa trẻ mở mắt chào đời, trong bản danh sách của nhân loại ghi thêm sự hiện hữu của một người, nhưng đối Đức Chúa Trời, thì lại thêm một tội nhân sinh ra cần được Chúa cứu độ. Hiện tượng này được gọi là nguyên tội, hay tội tổ tông, và có tính cách di truyền.

Nhiều người ngày nay không tin rằng tội của A-đam di truyền đến chúng ta. Nhưng Phao-lô đã chứng minh bằng hai điều rất thực tế trong câu #12: thứ nhất là nếu tội của A-đam không di truyền đến chúng ta thì tại sao ngày nay mọi người đều chết như A-đam ngày xưa? Chết là hậu quả của tội lỗi, như lời của Đức Chúa Trời đã cảnh cáo A-đam trong Sa 2:16-17 . Thứ hai là mọi người đều phạm tội một cách rất tự nhiên. Không cha mẹ nào dạy con cái nói dối, nhưng đứa trẻ nào biết nói cũng nói dối cả. Không xã hội nào dạy con người phạm pháp, nhưng nước nào cũng có những vụ phạm pháp, và người nào cũng có khuynh hướng phạm tội và sẵn sàng phạm tôị.

Nhưng Phao-lô cũng trình bày cho chúng ta thấy bức tranh thứ hai. Bức tranh này là một tuyệt tác của Đức Chúa Trời, hay co thể nói Đức Chúa Trời là họa sĩ của bức tranh này. Đức Chúa Trời không thể để cho bức tranh thứ nhất trở thành một bức danh hoạ độc đáo, nên Ngài đã tạo nên bức tranh thứ hai, trong đó chiến thắng, hy vọng, tình yêu và sự sống đời đời là chủ đề. Bức tranh thứ nhất. A-đam nổi bật; nhưng bức tranh thứ hai, nhân vật chủ yếu không còn là A-đam nữa, đó Chúa Giê-xu, người đứng đầu một dòng dõi nhân loại mới, dòng dõi của những người được ân sủng của Đức Chúa Trời, được tha tội, được hưởng sự sống đời đời.

Cũng trong bức tranh thứ hai này, chúng ta thấy một nét vẽ rất độc đáo của nhà họa sĩ Đức Chúa Trời. Đó là "nơi nào tội lỗi đã gia thêm, thì ân sủng lại càng dư dật hơn nữa" (c. #20). Tội lỗi của nhân loại nhiều và ghê tởm như vậy, nhưng đều bị ân sủng của Đức Chúa Trời xóa bỏ một cách dễ dàng. Khi Chúa Giê-xu chịu chết trên cây thập tự, ăn sủng của Đức Chúa Trời đã tuân tràn, chảy đến đâu, tội lẫi bị khỏa lấp đến đó. Dòng sống trường sinh xuất phát từ ngôi Trời đã đem lại sự sống cho nhân loại đang khô héo trong sa mạc tôị lỗi.

Quí vị đã từ bức tranh thứ nhất bước qua bức tranh thứ hai chưa?

Cảm tạ Chúa trong ân sủng kỳ diệu của Ngài con được sinh ra trong dòng dõi nhân loại mới. Xin giúp con đứng đúng vị trí Chúa ban cho.

(c) 2024 svtk.net