Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 34

CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO

LỜI GIỚI THIỆU:

Chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời là Đấng Tạo hóa muôn loài vạn vật.

Một số các giáo sư Thánh Kinh làm sáng tỏ đề tài này, vì sự đấu tranh cay đắng giữa các lý thuyết tiến hóa và cái gọi là Khoa học. I Ti-mô-thê 6:20.

Chúng ta vui mừng nhận lấy chỗ đứng của mình cùng với sứ đồ Giăng trong Khải 4:11 "Lạy Đức Chúa Trời là Chúa chúng tôi, Chúa đáng được vinh hiển, tôn quý và quyền lực, vì Chúa đã dựng nên muôn vật và ấy là ý muốn Chúa mà muôn vật mới có và đã được dựng nên."

Thật vậy, có nhiều điều chúng ta không hiểu hết, nhưng điều đó không ảnh hưởng đến quyết định hay niềm tin chúng ta về Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa.

I. TÁC GIẢ SÁNG THẾ KÝ VÀ CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO.

Sáng 1:1 "Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất." Chúng ta câu đầu và các câu kế tiếp của Kinh thánh như là lời vô ngộ, và được linh cảm của Đức Chúa Trời.

Ai đã viết sách Sáng thế ký? Tác giả có mặt lúc sáng tạo không? Ai cho ông ta những chi tiết đó?

Chúng ta tin rằng Môi-se đã viết sách nầy và thật ra ông đã viết cả 5 sách đầu của Kinh thánh. Sách Sáng thế ký được thừa nhận là Lời của Đức Chúa Trời, và đã được trích dẫn hơn 60 lần trong các sách khác nhau của Tân ước. Trong Ma-thi-ơ 19:4 -6 Chúa Jêsus ngụ ý đến lúc ban đầu và sự sáng tạo nên A-đam, Ê-va.

Trong Ma-thi-ơ 24:37 -39 Chúa Jêsus nhắc đến các chi tiết về nước lụt.

Đức Chúa Trời ban câu chuyện sáng tạo cho Môi-se biết như là sự khải thị về lịch sử đã qua. Khi Dức Chúa Trời có khả năng biết rõ tương lai, Ngài cũng có thể bày tỏ chính xác lịch sử trong quá khứ. (Có lẽ Chúa quay lại cho Môi-se xem hay nghe về cuốn băng quá khứ đó). Chúng ta ngưỡng mộ vẻ đẹp, sự hợp lý và sự đơn giản của câu chuyện sáng tạo, đặc biệt là nó khác hẳn với những câu chuyện hiện có do con người đặt ra.

Đấng Christ phục sinh cũng đã dạy cho các môn đồ trên đường về làng Em-ma-út từ ban đầu và Lu-ca 24:27 nói rằng Ngài đã bắt đầu từ Môi-se, xem Lu-ca 24:44.

II. MỤC ĐÍCH CÂU CHUYỆN SÁNG TẠO TRONG SÁNG THẾ KÝ.

Một số người chỉ thấy khó khăn,sự mâu thuẫn, sự rắc rối về khoa học ở đây. Còn bạn thì thấy gì? Tôi thấy Đức Chúa Trời bày tỏ chính mình Ngài như là Đấng sáng tạo quyền oai. Chúng ta thấy Ngài như là Đức Chúa trời của trật tự, của hợp lý, của lý trí và của kế hoạch.

Mục đích của Sáng thế ký không phải là trả lời tất cả những câu hỏi của loài người. Mục đích của Sáng thế ký cũng không khiến chúng ta trở thành các nhà Thiên văn học hay Địa chất học.

Mục đích của Sáng thế ký là dẫn chúng ta đến sự thờ phượng chính mình Đức Chúa Trời.

III. NGÀY SÁNG TẠO.

Đây là chỗ các cuộc tranh luận nổi lên kịch liệt giữa các nhà giải kinh và các nhà tiến hóa. Các khoa học gia chủ trương từ việc nghiên cứu Địa chất học cho rằng quả đất có từ vài triệu năm rồi, và một số khác cho là chỉ 6.000 năm thôi. Có lẽ cả hai đều đúng và sự hiểu lầm đã nổi lên vì không biết rõ thời gian lâu dài giữa khoảng Sáng 1:1 và Sáng 1:3. Con số 6.000 năm có lẽ là phù hợp với khoảng thời gian hiện diện của con người trên mặt đất. Sáng 1:1 đề cập đến một thời đại rất xa xưa, có lẽ hằng triệu năm về trước, chúng ta không biết rõ lúc khởi đầu sáng tạo của quả đất.

Lý trí đòi hỏi bất cứ việc gì Đức Chúa Trời sáng tạo cũng phải là hoàn hảo (Sáng 1:10,12,18,21,25). Chúng ta cũng biết chắc rằng câu 2 không đề cập đến sự sáng tạo hoàn hảo ban đầu, nhưng là mô tả sự hư hoại của thế gian sau một biến cố địa chất kinh khủng nào đó sau cuộc sáng tạo ban đầu. Sáng 1:2 ám chỉ một việc kinh khủng đã xảy ra, một Thiên tai, một sự hình phạt kinh khủng, làm "vô hình và trống không" sự mờ tối mô tả tình trạng khủng khiếp. Chúng ta tin rằng các biến cố của Ê-xê-chi-ên 28:12 -15 và Ê-sai 14:9 -14 trùng hợp với thời gian này. Các khúc sách này mô tả sự sa ngã của Sa-tan vốn xảy ra trước câu chuyện Sáng 3:1 -7.

Từ Sáng 1:3 chúng ta có câu chuyện về sự tái bắt đầu mới mẻ của thế giới. Giê-rê-mi 4:23-26 mô tả nhiều chi tiết hơn điều kiện trong Sáng 1:2.

IV. CÁC SỰ KIỆN ỦNG HỘ CHO BẢN VĂN KINH THÁNH VỀ SỰ SÁNG TẠO.

1. Bản văn Thánh kinh của tất cả các sách Thánh đều tuyên bố rằng chỉ có một Đức Chúa Trời, là Đấng dùng lời phán sáng tạo nên mọi sự.

2. Hãy để ý kế hoạch lạ lùng trong việc phân chia nước và đất liền, không khí và khoảng không. Nếu nước trong đại dương cao hơn một vài tấc thì phần lớn đất đai trên mặt đất sẽ chìm ngập (chẳng hạn sa mạc Sahara sẽ thành một cái hồ...). Hãy để ý đến nhiệt độ và sự bốc hơi nước có sự quân bình luôn. Không khí luôn luôn có tỷ lệ quân bình giữa Oxigen và Nitrogen (tỷ lệ 21 -79). Không có luật vật lý hay hóa học nào duy trì sự quân bình này được, hoàn toàn là do quyền năng sáng tạo của Đức Chúa Trời. Sự phong phú của các tạo vật, hàng trăm loài chim khác nhau, loài hoa khác nhau, loài thú khác nhau, loài cây cỏ, loài trái, loài cá, loài côn trùng khác nhau. Sự tiến hóa không thể nào tạo nên các tạo vật dường ấy.

3. Một sự nghiên cứu lịch sử về người thượng cổ cho thấy tính dã man và hung ác tự nhiên của loài người như đã nhắc đến trong Sáng thế ký là hậu quả của sự sa ngã. Một số bộ lạc sơ khai mới được khám phá sẽ chứng tỏ tình trạng suy đồi ấy. Các thú vật không hung dữ, tàn ác như con người. Con đực không bao giờ đối xử tàn ác với con cái, con vật không tiếp tục ăn thức ăn có hại cho bản thân nó, đây là dấu hiệu con người bị hư hoại. Sự tàn bạo là dấu hiệu của sự sa ngã.

V. SỰ SÁNG TẠO TIỆM TIẾN HAY LÀ SỰ TÁI XÂY DỰNG.

Kinh thánh nói đến 6 ngày sáng tạo, một số người cho rằng mỗi ngày là 1.000 năm theo 2 Phi-e-rơ 3:8. Tôi tin rằng những ngày này là 24 giờ (hoặc một thời kỳ).

o Ngày thứ I: Ban đêm với sự phân chia sáng tối, ngày đêm. Sáng 1:3 -5.

o Ngày thứ II: Bầu trời, phân chia không trung và nước. Sáng 1:6 -8.

o Ngày thứ III: Đất khô, sự phân chia đất và nước — cỏ, cây. Sáng 1:9 -13.

o Ngày thứ IV: Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao, phân chia các vị cai trị ngày đêm Sáng 1:14 -19.

o Ngày thứ V: Sự sống cá, chim Sáng 1:20 -23.

o Ngày thứ VI: Các động vật, thú vật, loài bò sát, thú rừng và cuối cùng là con người. Sáng 1:24 -31.

"Và Đức Chúa Trời thấy việc Ngài làm là tốt lành" trở thành điệp khúc vang vọng mỗi ngày.

VI. CON NGƯỜI ĐƯỢC DỰNG NÊN THEO HÌNH ẢNH ĐỨC CHÚA TRỜI.

Hình ảnh nghĩa là cái bóng hay cái nét tương tự. "Trong sự sáng tạo hai chữ hình ảnh có nghĩa giống nhau." Tấn sĩ Wm. Evans.

I Cô-rinh-tô 11:7 "Đờn ông là hình ảnh và sự vinh hiển của Đức Chúa Trời nhưng đàn bà là sự vinh hiển của đàn ông." Sáng 1:26 "Chúng ta hãy làm nên loài người như hình Ta và theo tượng Ta."

1. Hình ảnh của Đức Chúa Trời không ngụ ý sự giống nhau về hình thể bên ngoài,vì Đức Chúa Trời là Đấng Thần Linh và Thần Linh thì không có các bộ phận và lòng dục như con người.

2. Theo Kinh thánh chúng ta biết rằng hình ảnh đó có nghĩa là sự hiểu biết, sự công bình và sự thánh khiết. Nó hàm ý giống về bản tánh đạo đức hơn là hình thề.Ê-phê-sô 4:24 "Mà phải làm nên mới trong tâm trí mình, và mặc lấy người mới là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời trong sự công bình và sự thánh sạch của Lẽ thật. " Cô-lô-se 3:10

"Mặc lấy người mới là người đang đổi ra mới theo hình tượng Đấng dựng nên người ấy."

KẾT LUẬN:

A-đam và Ê-va đã được dựng nên với trí thông minh vì A-đam đã đặt tên cho thú vật. Người chủ trương tiến hóa cho rằng cho rằng con người khởi sự từ chỗ dốt nát và phát triển dần. Con người được dựng nên với các phẩm giá đạo đức và thiêng liêng, có khả năng chống cự Sa-tan. Sự sáng tạo do Đức Chúa Trời mà đến được kể là tốt lành, vì không có điều xấu xa nào ra từ Đức Chúa Trời.

"Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên..." chúng ta hãy để Chúa đứng đầu trong mọi sự khởi đầu của chúng ta.

Chúng ta hãy thừa nhận Đấng tạo hóa của chúng ta về quyền năng, uy lực, trật tự và phương pháp của Ngài. Chúng ta hãy đến gần Chúa trong sự kính sợ và tôn thờ. Gia-cơ 4:8.