Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 21

Tặng Quà

Giăng 3:1-21

"Đức Chúa Trời yêu thương nhân loại đến nỗi hy sinh Con Một của Ngài, để tất cả những người tin nhận con Đức Chúa Trời đều không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh viễn."(c. #16 TKHĐ)

Câu hỏi suy ngẫm: Chúa Giê-xu là món quà Đức Chúa Trời đã ban chonhân loại. Món quà này có những đặc điểm nào? Có giá trị ra sao? Được ban cho cách thế nào? Món quà đó đã đem lại cho bạn những kinh nghiệm phước hạnh nào?

Thánh Kinh mô tả sự kiện Giáng Sinh bằng hình ảnh của việc tặng quà (Giăng 3:16). Dù ngôn từ có thay đổi như: dâng hiến, thi ân, triều cống, tế lễ… thì trọng tâm của hành động bang giao này vẫn không ngoài mục đích nhằm thiết lập mối tưong giao giữa người trao quà và người nhận lãnh. Vì vậy chúng ta có thể dùng một vài tiêu chuẩn tặng quà để tìm hiểu giá trị của món quà và hành động ban tặng từ Đức Chúa Trời.

1. Người tặng quà. Người Á-đông đặc biệt chú trọng đến giá trị của người tặng quà. Người tặng quà ít nữa phải xứng thì mới nhận. Ở đây chính Đức Chúa Trời khởi xướng mọi sự. Tư cách, giá trị củaNgài. Thánh Kinh vẫn không đủ lời để diễn đạt. Ngài là Đấng tạo dựng nên tất cả, là Chúa, là Đấng có uy quyền trên mọi loài. Ý thức về sự thánh thiện, hào quang vinh hiển của Ngài đã khiến người Do Thái thuở xưa sợ mình phải chết mất khi Ngài xuất hiện. Nhưng cũng còn một phương diện khác mà Thánh Kinh tìm đủ mọi cách để bày tỏ. Đ1o là tình yêu cao cả, không đo lường được của Ngài. Từ đặc biệt, hành động cụ thể, mỗi phương tiện đều được huy động để lột tả phần nào tình yêu này. Vì thế mà khi Chúa Cứu Thế ra đời, những người hiểu được, thấy được đều vui mừng. họ vui vì Đức Chúa Trời từ đây đã đến ở giữa vòng loài người.

Còn vinh dự nào cao hơn được. Đây là ý nghĩa căn bản của ý niệm "Em-ma-nu-ên" :Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.

2.Món quà. Của cho nào kém phần quan trọng. Món quà phản ảnh trung thực ý hướng, quan điểm của người cho rất nhiều. Vàng bạc, bửu thạch trị giá cao nhưng làm sao ví sánh được với sự sống. Người Á đông quan niệm chết trên đống vàng nào lợi ích gì. Sự sống quý giá vô ngần. Món quà sanh linh mà Đức Chúa Trời dành đặc biệt khitạo dựng con người đã nâng giá trị của ta lên hàng tột đỉnh. Vì thế mà phải cần sự sống để cứu chữa sự sống. Đánh giá món quà ở tại giá trị này. Mục đích, cứu cánh của món quà. Đây là mục tiêu chính Thánh Kinh nêu ra khi báo tin Chúa Cứu Thế xuống trần. ngài đến để cứu rỗi con người bị hư mất.

Sao phải cần sự sống để cứu chuộc sinh mạng? Định luật công bằng:"Mắt đền mắt, răng đền răng" nêu lên vấn đề giá trị tương ứng. Nhưng còn nhiều yếu tố của định luật sống khác mà chúng ta đang theo đó mà sống. Đem ra bàn cãi phân tích có khi làm vấn đề thêm phức tạp, rắc rối. Thực tế, chúng ta đang sống theo đó mỗi ngày. Nguyên tắc: "Sống nhờ vào sự sống của người khác" chẳng hạn, có thể giúp chúng ta dễ hiểu vấn để hơn.

Trả giá bằng sự sống để cứu chữa sự sống rất thường trong kinh nghiệm hằng ngày của chúng ta.

Ở đây Chúa Cứu Thế phải trả giá đắt nhất của luật sống. Đó là sự sống của chính Chúa. Đây là giá món quà Đức Chúa Trời muốn trao tặng chúng ta.

3. Cách cho quà. Người Á-đông tin rằng cách cho, lúc cho cũng quan trọng như của cho:"miếng khi đói bằng gói khi no!" Chúng ta khoan dung, thông cảm những người con có hiếu chịu "hiến thân" cho cường hào ác bá để cứu chuộc cha mẹ khỏi nạn. Trong các trường hợp đó những người con ấy đã hiến thân để "cứu" sự sống. Chúa Cứu Thế không những chỉ hiến thân trong ý nghĩa chịu thương khó nhưng đã hiến chính sự sống của Ngài để chúng ta có được sự sống mới.

Mùa Giáng Sinh là lúc ta sống sâu sắc hơn trong ý thức về giá trị của món quà này. Không có lòng biết ơn nào, nỗi vui mừng nào diễn tả cho tận hưởng được (T.A.V)

Cảm tạ Chúa về món quà cao quý Chúa dành cho con qua Chúa Giê-xu . Xin giúp con ý thức rõ hơn về giá trị của món quà đó để sống xứng đáng với tình yêu Chúa đã dành cho con.

(c) 2024 svtk.net