Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 21

Tiếng Kêu Trong Hoạn Nạn

Lu-ca 23:35-43

"Lạy Chúa Giê-xu, khi Ngài vào nước Ngài xin nhớ đến tôi"(câu 42).

Câu hỏi suy ngẫm: Có sự khác biệt nào giữa hai tên cướp? Điều gì cho chúng ta biết người thứ nhì biết Chúa Giê-xu là Đấng có quyền trên cuộc đời anh ta? Tại sao chúng ta không nên trách Chúa mà cần khiêm nhường xin Ngài cứu giúp trong hoạn nạn của đời sống?

Khi bị đóng đinh bên cạnh Chúa Giê-xu, một trong hai người ăn cướp đã thừa nhận tội lỗi và chấp nhận hình phạt dành cho tội ác của mình. Trong nỗi đau đớn cùng tột, người ăn cướp này không xin điều gì khác hơn là xin được phục hòa với Chúa: "Lạy Chúa Giê-xu, khi Ngài vào nước Ngài xin nhớ đến tôi." Kẻ cướp này nhìn qua Chúa Giê-xu, và xuyên qua những lọn tóc rối bời, những cọng gai đầy máu, những thương tích trên thân thể Chúa và nhìn biết Ngài là Vua. Anh ta tìm thấy hy vọng cứu rỗi nơi một người có thân thể đáng thương như anh.

Lời đáp của Chúa Giê-xu, "Hôm nay ngươi sẽ ở với ta trong Pa-ra-đi,"chứng tỏ người này đã làm điều rất đúng. Trong cái nhìn của Lu-ca, Nước của Đức Chúa Trời hiện diện trong chính Chúa Giê-xu (17:20-21, 19:9, 22:69) và Nước Ngài được thể hiện qua sự chết và phục sinh của Ngài. "Hôm nay"chứ không phải trong một tương lai mù mờ nào đó, kẻ cướp này sẽ được ở với Chúa Ợ không phải chỉ có mặt nhưng cùng chia sẻ với Vua Giê-xu trong "Lạc viên." Lạc viên là từ được Kinh Thánh dùng để mô tả sự khôi phục tương lai (Ê-sai 51:3) và chỉ nơi ở của những linh hồn công chính (II Cô-rinh-tô 12:3-4; Khải-huyền 2:7). Khi tên cướp kêu xin "Xin nhớ đến tôi,"hẳn anh ta nghĩ đến lúc kẻ chết được sống lại, nhưng anh ta hưởng được nhiều hơn điều anh cầu xin. Lu-ca nhấn mạnh Chúa Giê-xu là Con Người đầy lòng thương xót, kiên nhẫn và tha thứ trong lúc sống cũng như lúc chết.

Có hình ảnh của kẻ cướp trong con người của chúng ta không? Có thể chúng ta chưa bao giờ cướp bóc của ai, nhưng chúng ta cũng đã xâm phạm những điều lẽ ra thuộc về người khác. Có người đã nói rằng chiếc áo choàng dư mà chúng ta treo trong tủ là áo cướp từ vai kẻ nghèo, thức ăn dư thừa trong tủ nhà bếp là thức ăn cướp lấy từ chén kẻ đói. Hành động lợi dụng người khác, lạm dụng tài nguyên thiên nhiên mà không đếm xỉa đến những hậu quả của hành động mình là hành động mang tính cách cướp phá.

Chúng ta giống ai trong hai tên cướp này? Giữa những đau đớn hay hoạn nạn của đời sống, chúng ta mở lời phỉ báng, mạ lÿ Chúa và không mảy may nhìn nhận tình trạng của chính mình, hay chúng ta nhìn nhận tội lỗi của mình, kêu xin Ngài tha thứ và phục hoà với Ngài?

Lạy Chúa, xin cho con biết tự xét lấy mình để nhận biết tội lỗi và kêu xin sự thương xót của Ngài.

(c) 2024 svtk.net