Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 31

Tập Sự

I Sa-mu-ên 17:28-54

"Đức Giê-hô-va đã giải cứu tôi khỏi vấu sư tử và khỏi cẳng gấu, ắt sẽ giải cứu tôi khỏi tay người Phi-li-tin kia" (câu 37).

Câu hỏi suy ngẫm: Bạn nhìn thấy gì trong những năm sống riêng tư ẩn giấu của Đa-vít? Làm thế nào Đa-vít – cậu bé - thắng được người khổng lồ Gô-li-át? Bạn đã trung tín với Đức Chúa Trời như thế nào trong những lúc "không ai thấy" của đời sống bạn? Bạn sửa soạn tốt như thế nào cho trận chiến của cuộc đời (II Ti-mô-thê 3:14-17)? Bạn có thắng được Gô-li-át trong cuộc sống hằng ngày không?

Đa-vít có bao nhiêu năm ẩn mình trước khi ông xuất hiện công khai? Chúng ta không được biết – chúng ta cũng không được biết ông đã đi bao xa để đến triều đình (16:21, 22) hoặc đã đi bao xa để đến với đạo binh (17:15). Nhưng chẳng bao lâu lòng dũng cảm của ông được mọi người biết đến, và 17:35 cho biết ông đã đủ lớn để mang binh giáp của Sau-lơ. Nhưng nhiều điều ắt hẳn đã qua đi trong những năm ẩn dật đó. Khả năng âm nhạc giỏi giang của 16:17 xuất phát từ sự siêng năng luyện tập, và "thời cơ" của ông đến từ những năm tháng cô đơn (c.28) và gian nguy (c.34, 35) làm người chăn chiên đã cho ông tài năng (c.48, 49) và tri thức về Đức Chúa Trời (c.37) đã trang bị ông cho cuộc thử thách to lớn (c.32, 50). Giả sử Đa-vít thất bại trong kín giấu thì sao? Giả sử cây đàn hạc của ông bỏ không, và không được đánh, trành ném đá của ông không được sử dụng; giả sử ông đã chạy trốn khỏi sư tử và gấu, và không chứng tỏ lòng trung tín với Đức Chúa Trời khi không ai ở đó để thấy! Nếu ông đã thất bại một cách kín giấu thì ông không thể chiến thắng một cách công khai.

Người ta thường thấy một điểm khó hiểu là Đa-vít để đầu của Gô-li-át trong thành Giê-ru-sa-lem (c.54), khi Giê-ru-sa-lem chưa nằm trong tay dân Y-sơ-ra-ên (II Sa-mu-ên 5:6-9). Làm thế nào Đa-vít có thể đem đầu của Gô-li-át đến đó – và tại sao? Nhưng 31:10 cho thấy phong tục sau trận chiến là gì: binh giáp và thi thể được đối xử khác nhau, và thi thể (trong trường hợp này là thi thể mất đầu của Gô-li-át) được trưng bày trong một thị trấn gần với chiến trường nhất – tức là thị trấn Bết-san không thuộc về người Phi-li-tin. Đa-vít theo phong tục này – có lẽ là một lời cảnh cáo đối với những kẻ thù trong tương lai, và dĩ nhiên, là người chiến thắng, Đa-vít bấy giờ được tôn cao trong trại riêng của mình là nơi ông có thể đặt các vũ khí của Gô-li-át.

Lạy Chúa, với binh giáp của Chúa xin giúp con chiến thắng những tên khổng lồ trong đời sống của con. Trận chiến không phải là của con, nhưng là của Chúa.

(c) 2024 svtk.net