Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 18

Quản Lý Tài Sản

Lu-ca 16:1-18

"Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc lớn" (câu 10).

Câu hỏi suy ngẫm: Khi kể ví dụ người quản gia bất trung, Chúa muốn dạy chúng ta điều gì? Bạn đầu tư của cải, tiền bạc vào đâu? Bạn trung tín trong việc rất nhỏ thế nào? Bạn dâng vào công việc Chúa trước hay sau khi tính toán mọi chi thu?

Nhìn cách một người quản lý tiền bạc, ta có thể biết được khá nhiều về người ấy.

Ẩn dụ ta học hôm nay thật khó hiểu nếu không hiểu qua về tục lệ của người Do Thái. Xã hội Do Thái xưa cấm việc cho vay nặng lãi. Thế nhưng vẫn có người mánh mung qua mặt luật lệ "một cách hợp pháp". Chẳng hạn như chủ nợ muốn cho vay 100 đồng trong một năm với lãi xuất 20% thì trong giao kèo với con nợ, người cho vay viết là "cho mượn 120 đồng, cuối năm phải trả đúng số ấy"! Con nợ ở thế yếu phải chấp nhận.

Trong ẩn dụ hôm nay, có lẽ sự cho vay cũng theo thể thức gian manh ấy. Viên quản lý biết rõ mọi chi tiết nên cho phép con nợ sửa lại giao kèo cho đúng với con số thật. Chủ nợ biết rõ hành vi của người quản lý nhưng không thể nói gì được vì sợ bị rạch trần các thủ đoạn gian trá của mình. Thế là người quản lý trở thành người ban ơn, được con nợ mang ơn, còn chủ nợ thì chẳng được gì.

Ẩn dụ này dạy ta phải tính toán trước, dự liệu các việc sẽ đến. Bất trắc, khó khăn có thể xảy đến trong tương lai dù cho chúng ta không thấy có dấu hiệu gì lạ báo trước sẽ có việc không hay ập đến. Cơn lụt khủng khiếp bất ngờ trút xuống thời Nô-ê (Sáng-thế Ký 7:21-23); người nhà giàu dại dột thình lình qua đời giữa lúc tuổi thanh xuân (Lu-ca 12:20); ngày đoán xét của Đức Chúa Trời đến vào lúc chẳng ai ngờ được.

Đức Chúa Giê-xu cảnh cáo gay gắt những ai quá tham lam tiền bạc. Ta nên nhớ thảm họa xảy đến cho thành Giê-ru-sa-lem vào năm 70. Đền thờ và khối của cải khổng lồ tiêu ra tro. Ai thoát chết trong biến cố này thì lại lâm nạn đói kém. Vượt qua được nạn đói kém thì gặp nạn bách hại bởi bọn lính La Mã. Vậy những người được Chúa Giê-xu cảnh cáo trong ẩn dụ chẳng còn mấy thì giờ để ăn năn. Của cải có ích gì cho họ khi giờ hủy diệt của thành Giê-ru-sa-lem đến. Ngày nay chúng ta có khác gì không?

Lạy Chúa, Ngài được phó mạng sống cho con, chu cấp hằng ngày cho con, xin giúp con biết dâng cuộc đời con cho Ngài hướng dẫn.

Giới thiệu Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký

Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký là sách chính yếu qua đó Đức Chúa Trời mạc khải cho loài người, thế nhưng Cơ Đốc nhân lại thường bỏ qua sách này, coi như không cần thiết gì vì nó thuật lại toàn những luật lệ vô bổ và lỗi thời. Nhận xét như vậy là hoàn toàn sai lầm vì sách này phản ánh những tiêu chuẩn luân lý và đạo đức rất cao tiêu biểu cho bản chất của Đức Chúa Trời và là mực thước cho lối sống của dân Ngài.

Rút kinh nghiệm từ những thất bại của quá khứ, Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký mời gọi dân Chúa tái cam kết chặt chẽ hơn với Đức Chúa Trời, vâng phục Ngài càng hơn, một lòng vâng phục đến từ lương tâm và ý chí. Dân Chúa phải vui mừng và tận lực vâng phục Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc mình. Đó là con đường đi đến phước hạnh.

Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký thuật lại những lời dạy dỗ của Môi-se cho dân Y-sơ-ra-ên trước khi vào Đất Hứa. Cha ông của họ không vào được Đất Hứa chỉ vì tội bất tín. Bây giờ thế hệ mới phải làm cho được việc mà thế hệ trước mình không làm được. Thế hệ mới vẫn phải đương đầu với những khó khăn trong đức tin. Ở những chương đầu, Môi-se thuật lại một số các kinh nghiệm của quá khứ để cảnh cáo và khuyến khích thế hệ mới đang lên. Ông nêu lên một số lẽ thật mà Đức Chúa Trời tự mạc khải. Dân Chúa phải dựa trên lẽ thật này mà tồn tại. Môi-se cũng nhắc nhở dân Y-sơ-ra-ên các nghĩa vụ của mình cùng các lời hứa của Đức Chúa Trời.

Tất cả những huấn dụ ấy được rao ra bằng nhiều hình thức: dạy dỗ, răn đe, cảnh cáo, khích lệ, nhắc nhở, làm chứng, tất cả với mục đích giục giã Y-sơ-ra-ên phải hành động đúng theo ý Chúa. Những hành động này phải bắt nguồn từ cả tấm lòng và lý trí với mục đích hoàn thành cam kết của mình với Đức Chúa Trời.

Lơ là với những bài học của quá khứ, không biết đến sự mạc khải của Đức Chúa Trời, không biết rút kinh nghiệm của quá khứ thì không thể nào biến đức tin thành hành động được.

Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký là nguồn lực thôi thúc, soi sáng và tăng cường sức mạnh đó của ta!

(c) 2024 svtk.net