Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 6

Tiên Tri Giả Lại Sai Quấy

Giê-rê-mi 14:11-22

"Ta chẳng từng sai họ đi, chẳng từng truyền lịnh và chẳng từng phán cùng họ. Họ nói tiên tri đó là theo sự hiện thấy giả dối, sự bói khoa, sự hư không, và sự lừa gạt bởi lòng riêng mình" (câu 14b).

Câu hỏi suy ngẫm: Tiên tri giả và tiên tri thật khác nhau thế nào? Kết quả của những lời tiên tri giả là gì? Đức Chúa Trời cấm Giê-rê-mi làm gì? Tại sao ông làm như vậy?

Bản năng tôn giáo ngay thật của Giê-rê-mi muốn cầu thay cho dân tộc bội giáo của mình đã bị Đức Chúa Trời ngăn cản vì Ngài tuyên bố rằng họ đã đi tới chỗ không thể quay về được nữa. Nhưng đây là án phạt mà không ai có thể tự nhận vơ cho mình được. Gươm giáo, đói kém cùng dịch lệ (câu 12) là một tổng hợp gặp nhiều lần trong Giê-rê-mi (Giê-rê-mi 16:4; 24:10). Tại vùng quê, những cuộc hành quân của người Ba-by-lôn gây tàn phá; còn trong thành bị bao vây thì nạn đói và dịch lệ gây thiệt hại rùng rợn; vào lúc này, các thầy tế lễ cùng tiên tri đã bị chết trong tai ương mà chính họ báo trước là sẽ không giáng trên họ (câu 15). Họ không ngay thật, không được bổ nhiệm và không được chỉ bảo. Họ chữa trị vết thương cho dân của Đức Chúa Trời như thể chẳng có gì nghiêm trọng (Giê-rê-mi 8:11), nhưng hiện nay thì cả nước đã bị thương tích không thể nào chữa lành được (câu 19). Mọi thứ còn lại là để dành cho nỗi kinh hoàng sau cùng giáng xuống trên chúng.

Nhưng ai mà không biết khóc cho những kẻ bị đe dọa diệt vong thì không được rao giảng sự diệt vong. Lời cầu nguyện đẫm lệ của Giê-rê-mi là mẫu mực cho mọi lời cầu thay và xưng tội chân thật. Phía sau những lời chất vấn đầy khổ đau của ông (câu 19) là sự nhìn nhận gian ác, tội lỗi, cùng sự phạm tội tập thể của họ (câu 20). Đây không chỉ là sự tô trắng tội lỗi cách nông cạn, mà là lời xưng tội của tấm lòng vỡ tan. Ông kêu gọi danh dự của danh vinh quang Đức Chúa Trời (câu 21); vì cớ tiếng tăm của chính Đức Chúa Trời giữa vòng các nước có vẻ bị hỏng do việc Ngài giáng tai ương này trên dân Ngài. Giê-rê-mi lấy cớ giao ước (câu 21) có hứa hy vọng và phục hồi ngay cả sau thời lưu đày (Phục-truyền Luật-lệ Ký Luật Lệ Ký 30:4). Ông nhìn nhận quyền tể trị tuyệt đối của Đức Chúa Trời không thể buộc tội Ngài trong việc điều khiển mọi công việc của dân giao ước Ngài (câu 22). Đối diện mọi tai ương do Đức Chúa Trời chỉ định, ông nhận biết rằng hy vọng duy nhất của họ ở trong Đấng thật sự tể trị mọi đời sống.

Tại sao tôi cứ phải tiếp tục cầu nguyện cho những tội nhân không ăn năn (I Ti-mô-thê 2:1-8)? Đức Chúa Trời có thể thay đổi lòng họ chăng?

Lạy Chúa, xin đặt vào lòng con lời cầu xin cho ngườiû hư mất chung quanh con, cùng lời làm chứng cho họ về tình yêu của Ngài.

(c) 2024 svtk.net