Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 24

Bạn Thấy Gì?

Giê-rê-mi 24:1-10

"Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Ít-ra-ên phán như vầy: Như những trái vả tốt này, ta cũng sẽ xem những kẻ phu tù Giu-đa, mà ta đã sai từ nơi này đến trong đất người Canh-đê, cho chúng nó được ích" (câu 5).

Câu hỏi suy ngẫm: Hai giỏ trái vả tiêu biểu điều gì? Tại sao những "giỏ trái vả tốt" tiêu biểu cho kẻ lưu đày? Kết quả trái vả xấu là gì? Tại sao? Có khi nào bạn nhận biết ý muốn của Chúa cho bạn và truyền thống của giáo hội không hòa hiệp nhau không? Bạn phản ứng thế nào trường hợp này?

Ẩn dụ về hai giỏ đầy trái vả được trình bày theo lối nói hoa mỹ với câu hỏi, "Giê-rê-mi à, ngươi thấy gì vậy?" (câu 3). Trong các bản văn tiên tri, Chúa thường đưa ra những câu hỏi như vậy để làm sáng tỏ hoặc giải thích một ẩn dụ. Ngày nay đôi lúc Chúa cũng sẽ khiến chúng ta chú ý tới một sự vật hoặc hiện tượng, qua đó Ngài muốn dạy chúng ta một bài học thuộc linh (Ê-xê-chi-ên 40:4).

Trong Giê-rê-mi chương 24 hai giỏ tiêu biểu cho hai cộng đồng Do Thái, một nhóm bị lưu đày sang Ba-by-lôn còn nhóm kia ở lại Giê-ru-sa-lem. Nếu phải giải thích ẩn dụ này theo cách nghĩ Do Thái, hiểu theo truyền thống, thì cũng khá dễ. Những người còn ở lại Giê-ru-sa-lem hẳn phải là những con cưng của Đức Chúa Trời, là những thành viên trung kiên hơn trong cộng đồng. Còn nhóm kia, bị đày sang Ba-by-lôn, rõ ràng là bị hình phạt báo trả từ thiên thượng về tội lỗi của họ.

"Thưa Thầy, ai đã phạm tội, người này hay cha mẹ người, mà người sinh ra đã mù như vậy?" (Giăng 9:2). Câu hỏi này về người hành khất mù, do môn đồ Chúa Giê-xu nêu ra. Câu trả lời của Chúa không hợp với truyền thống của họ và đôi khi, với lối suy nghĩ quá hời hợt của họ. Trong trường hợp những người lưu đày và nhóm còn sót lại ở Giê-ru-sa-lem, thì "cách nhìn" theo truyền thống như vậy tạo nên những căng thẳng nghiêm trọng. Có sự rạn nứt trong tập thể cộng đồng. Lối suy nghĩ xét đoán như thế thời ấy rất thịnh hành, và những tranh cãi giữa các thành viên hàng đầu của các cộng đồng này có sự bất ổn nặng nề giữa vòng dân chúngï. Họ không muốn nghe Lời Chúa nghịch lại với lối hiểu được thừa hưởng. Còn chúng ta thì sao?

Những người bị lưu đày là do tuân phục Đức Chúa Trời. Điều có vẻ như là nghịch cảnh Đức Chúa Trời có thể dùng cho lợi ích của chúng ta.

Tôi tiếp đón nghịch cảnh ra sao trong khi đang cố gắng sống cho Đức Chúa Trời? Hiện tôi đang đối diện khó khăn nào với thái độ sẵn sàng để cho Đức Chúa Trời hành động vì lợi ích cho chính mình?

Lạy Chúa, có thể con không hiểu con đường Ngài đang dẫn dắt con, xin giúp con nhờ đó mà được mạnh mẽ hơn trong đời sống thuộc linh.

(c) 2024 svtk.net