Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 26

Trận Địa Nóng Bỏng

Khải-huyền 13:1-10

"Hỡi các con bé mọn, đây là thì giờ cuối cùng, như các con đã nghe rằng kẻ chống Chúa Cứu Thế đã đến, và giờ đây nhiều kẻ Chống Chúa Cứu Thế đã đến. Cho nên chúng ta biết rằng đây là giờ cuối cùng" (I Giăng 2:18).

Câu hỏi suy ngẫm: Con thú thứ nhất được ban cho năng quyền gì? Nó được ban cho năng quyền trên ai?

Chúng ta nhìn thấy ít nhiều bầu không khí căng thẳng của trận chiến tâm linh. Nếu chúng ta để quá nhiều thời gian cố gắng phân tích chi tiết thì chúng ta bỏ sót ý nghĩa của phân đoạn này. Gốc tích của con thú có thể không rõ ràng, thế nhưng vấn đề quan trọng là ý định đó thể hiện rất rõ.

Dân của Đức Chúa Trời phải bước vào một trận chiến thuộc linh. Sự chống đối xuất hiện với những hình thức khác nhau trong những thời đại khác nhau và địa điểm khác nhau. Hầu hết được phản ánh ở một mức độ nào đó trong sách Khải-huyền. Tại đây một quyền lực to lớn nào đó, có lẽ về chính trị, tự đặt mình nghịch cùng con cái Đức Chúa Trời. Đối với Sứ đồ Giăng, đây chính là thành Rô-ma nơi mà hoàng đế đang buộc người ta thờ phượng mình và bắt bớ những ai, nhất là Cơ Đốc nhân không chịu tham dự vào việc thờ phượng đó.

Xuyên suốt nhiều thời đại, thế lực đó vẫn tồn tại. Đây là nỗ lực của Sa-tan nhằm sử dụng những cơ cấu quyền lực của thế gian để loại trừ con cái Chúa và công việc Chúa. Những phân đoạn khác cho thấy rằng tội lỗi sẽ được phô bày một cách đặc biệt về cuối thời đại này (II Tê-sa-lô-ni-ca 2:1-4). Một số người nói rằng điều này có ý ám chỉ một nhân vật cụ thể, hay antichrist, thế nhưng trong I Giăng thì cách nói này dường như đề cập đến nhiều cá nhân xuyên suốt các thời đại (I Giăng 2:18, 22). Bốn mươi hai tháng (xem Khải-huyền 11:2), 1260 ngày trong chương 11:3 và chương 12:6, và thời gian những kỳ và nửa kỳ (12:4) gợi lại Đa-ni-ên 7:25 và 12:7. Những câu này mô tả một giai đoạn bắt bớ và dù đề cập đến cả một thời đại, nó có thể nói đến một giai đoạn có rất nhiều áp lực.

Tất cả cơ cấu của con người chống nghịch công việc của Đức Chúa Trời quay lại. Chúng ta dễ nhìn điều đó trong những chế độ áp bức ở đâu đó, nhưng, nếu nhìn gần hơn, trong chính nơi chốn của chúng ta thì sao? Liệu hệ thống chính trị, xã hội đang mở rộng có ngăn trở sự nghiệp của Nước Trời? Có lẽ cả hai phía đều có ít nhiều và chính tình trạng đó sẽ gìn giữ chúng ta cứ tỉnh thức cầu nguyện không thôi.

Làm thế nào chúng ta có thể nhìn thấy sự gia tăng của cách sống chống nghịch Đức Chúa Trời trong xã hội ngày nay? Chúng ta phải phản ứng như thế nào? Chúng ta đang làm gì để gia thêm "lòng nhịn nhục kiên nhẫn và trung tín" của chúng ta khi đối diện với tình hình tội lỗi gia tăng?

Tôi cầu nguyện thế nào cho những người đang nắm giữ quyền lực? Ngày hôm nay tôi cần phải cầu nguyện cho ai và khích lệ ai?

Lạy Chúa, "xin cho ngày mà đức tin con được tỏa rạng kíp đến." Khi quyền lực tội lỗi gia tăng, xin cho con đừng quên rằng Ngài là tối cao và toàn quyền trên mọi loài.

(c) 2024 svtk.net