Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 19

Tôn Trọng Người Lãnh Đạo: ĐÃI NGỘ XỨNG ĐÁNG

I Ti-mô-thê 5:17-18

“Các trưởng lão nào khéo lãnh đạo công việc Hội Thánh thì đáng được đãi ngộ gấp đôi, nhất là những người dày công khổ nhọc truyền giảng và dạy dỗ. Vì Kinh Thánh dạy: “Đừng khớp miệng bò đang đạp lúa,” và “công nhân đáng lãnh tiền công.”

Câu hỏi suy ngẫm: Hội Thánh có trách nhiệm nào đối với người lãnh đạo? Tại sao? Phao-lô lý luận thế nào về trách nhiệm này của Hội Thánh? Bạn nghĩ hay bày tỏ thế nào để tôn trọng người lãõnh đạo Hội Thánh của bạn?

Hội Thánh cần có những người lãnh đạo mạnh mẽ, khoẻ mạnh và đầy ơn.

Theo Kinh Thánh, Hội Thánh là công cụ chủ yếu của Đức Chúa Trời để Ngài thi hành mục đích của Ngài trong thế gian. Nếu công cụ chủ yếu này không hoạt động hữu hiệu thì mục đích của Đức Chúa Trời không hoàn thành được.

Kinh Thánh dạy về tư cách cùng tinh thần phục vụ của người lãnh đạo Hội Thánh, và cũng dạy Hội Thánh phải biết tôn kính, đối xử phải lẽ với người lãnh đạo thuộc linh của mình. Trong I Ti-mô-thê 5:17-25 nói đến nhữõng phương diện Hội Thánh phải làm để bày tỏ sự tôn trọng người lãnh đạo thuộc linh của mình.

Hội Thánh tôn trọng người lãnh đạo của mình qua sự chu cấp nhu cầu vật chất cho đời sống của họ. Vào thế kỷ thứ nhất trưởng lão là những người lãnh đạo chính yếu của Hội Thánh. Mỗi Hội Thánh địa phương có một nhóm các trưởng lão có nhiệm vụ hướng dẫn đời sống thuộc linh và lo công việc Hội Thánh. Họ dạy Kinh Thánh cho tín hữu, thúc đẩy Hội Thánh phục vụ, dẫn dắt Hội Thánh đi đúng đường, bảo vệ Hội Thánh chống lại những tà thuyết, giáo lý sai lạc.

Để trở thành một trưởng lão, một tín hữu phải hội đủ những tiêu chuẩn được ghi trong I Ti-mô-thê chương 3, hầu hết những tiêu chuẩn Kinh Thánh nhắm vào tư cách đạo đức và tài năng.

Thời kỳ đầu tiên có một số trưởng lão tình nguyện phục vụ Chúa, giống như các tín hữu lãnh đạo trong Hội Thánh ngày nay, tình nguyện phục vụ trong những công tác khác nhau trong Hội Thánh. Những trưởng lão này làm việc riêng để nuôi gia đình, đồng thời cũng làm những công tác trong Hộâi Thánh với tư cách tình nguyện. Nhưng có một số trưởng lão có ơn tứ đặc biệt và được sự kêu gọi vào vai trò “lãnh đạo công việc Hội Thánh.” Có lẽ họ có ân tứ lãnh đạo được nói trong I Cô-rinh-tô 12:28. Và họ phục vụ trọn thời gian vì Hội Thánh cần sự lãnh đạo đặc biệt của họ.

Cũng có một số những trưởng lão được ơn đặc biệt trong sự giảng dạy Kinh Thánh trọn thời gian. Những vị trưởng lão này không chỉ có khả năng dạy, nhưng còn có ơn đặc biệt trong sự truyền đạt niềm tin Cơ Đốc cho người khác. Sự kêu gọi chính của họ là học Kinh Thánh và giảng dạy Kinh Thánh cho người khác. Đối với những người được kêu gọi cho công việc giảng dạy Kinh Thánh trọn thời gian này, Phao-lô dạy Hội Thánh phải “đãi ngộ gấp đôi.”

“Đãi ngộ gấp đôi” nói lên có hai loại đãi ngộ. Mọi trưởng lão phục vụ Hội Thánh đều đáng được đãi ngộ vì họ là những người lãnh đạo Hội Thánh. Tuy nhiên những người lãnh đạo hữu hiệu và những người được kêu gọi để giảng dạy Kinh Thánh thì xứng đáng để Hội Thánh chu cấp tài chánh, đây là loại đãi ngộ thứ hai. Đây chính là nơi chúng ta có từ honorarium trong Anh ngữ có nghĩa là biếu tặng một số tiền để thể hiện lòng tôn kính về sự giảng dạy của người phục vụ Chúa. “Đãi ngộ gấp đôi” (Bản dịch mới) hay “kính trọng bội phần” (Bản dịch cũ) có nghĩa là thái độ tôn kính cộng thêm với một số tiền trả công cho sự phục vụ.

Để hỗ trợ cho lời dạy phải trả lương cho một số người lãnh đạo Hội Thánh, Sứ đồ Phao-lô trích dẫn Phục Truyền 25:4 “Đừng khớp miệng bò đang đạp lúa.” Nông dân dùng bò để đạp những bó lúa họ đã gặt để tách rời hạt lúa khỏi cây lúa. Luật “Đừng khớp miệng bò đang đạp lúa,” là phải để cho nó ăn một số lúa nó đang đạp. Phao-lô dạy, con bò được quyền hưởng công sức làm việc của nó, người giảng dạy Lời Chúa cho Hội Thánh có quyền được Hội Thánh chu cấp tài chánh để sống. Phao-lô cũng trích lời Chúa Giê-xu phán trong Lu-ca 10:7 “người làm công thì đáng được tiền công mình.” Ở đây Chúa phán dặn các môn đệ của Ngài không cần phải mang theo lương thực khi ra đi rao giảng Phúc Âm vì chính những người nghe đạo sẽ tiếp đón họ và có trách nhiệm chu cấp nhu cầu vật chất cho họ. Chữ “người làm công” Chúa Giê-xu dùng ở đây chỉ về một người làm công mà người nông dân thời đó thuê làm việc đồng án cho họ. Như vậy người lãnh đạo Hội Thánh được ví như con bò đạp lúa và như người làm công đáng được Hội Thánh trả công.

Như vậy, phương cách đầu tiên chúng ta phải làm để bày tỏ lòng tôn kính người lãnh đạo thuộc linh là TÔN KÍNH HỌ BẰNG SỰ CHU CẤP TÀI CHÁNH CHO NHU CẦU VẬT CHẤT CỦA HỌ.

Điều này áp dụng cho những tín hữu lãnh đạo đặc biệt và những người được kêu gọi vào chức vụ giảng dạy Lời Chúa trọn thời gian. Ở đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời muốn mọi Hội Thánh phải có ít nhất một mục sư hay một trưởng lão là “những người dày công khó nhọc truyền giảng và dạy dỗ” phải được Hội Thánh cung lương.

Một số người phục vụ Chúa trọn thời gian không được Hội Thánh đãi ngộ xứng đáng. Có những Hội Thánh mục sư phải làm thêm nghề tay trái để có đủ tiền lo cho gia đình, và trong nhiều trường hợp có những Hội Thánh có khả năng thỏa đáp nhu cầu tài chánh cho mục sư của họ. Việc làm cụ thể đầu tiên Hội Thánh có thể làm để thể hiện sự tôn kính người lãnh đạo của mình là chu cấp đầy đủ cho nhu cầu của người phục vụ Chúa.

Hội Thánh tôâi chu cấp cho người lãnh đạo có xứng đáng khôâng? Tôâi thểå hiện lòng tôân kính của tôi đối với người lãnh đạo thế nào?

Xin Chúa giúp cho mọi Hội Thánh và mọi con dân Chúa biết trách nhiệm của chúng con trong việc chăm lo cho nhu cầu vật chất của những người lãnh đạo trong Hội Thánh.

(c) 2024 svtk.net