Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 11

Thể Hiện Lòng Nhân Từ Khi Bị Thương Tổn (2)

Ma-thi-ơ 18:21-35

“Ta không nói cùng ngươi đến bảy lần đâu, nhưng đến bảy mươi lần bảy” (câu 22).

Câu hỏi suy ngẫm: Chúa Giê-xu kể chuyện gì thay vì giải thích về sự tha thứ cho Phi-e-rơ? Qua câu chuyện đó Chúa muốn chúng ta học điều gì về lòng nhân từ? Câu trả lời 70 lần 7 có nghĩa gì? Bạn đối xử với người làm tổn thương bạn thế nào?

Tiếp theo bài học hôm qua, chúng ta học về phương cách thể hiện lòng nhân từ cách cụ thể qua câu chuyện mà Đức Chúa Giê-xu ví sánh về người đầy tớ không thương xót.

Trước khi Đức Chúa Giê-xu bắt đầu câu chuyện, có lẽ Sứ đồ Phi-e-rơ hãnh diện bày tỏ rằng mình đã thấu triệt bài học về sự tha thứ mà Chúa Giê-xu đã dạy trước đó (Ma-thi-ơ 18:15-20), nên ông đặt câu hỏi: ‘phải tha thứ cho người phạm tội cùng mình mấy lần?’ và ông cũng đã mạnh dạn đề nghị “tha thứ đến bảy lần.” Nhưng Phi-e-rơ, và cả chúng ta rất ngạc nhiên khi Chúa trả lời là đến ‘bảy mươi lần bảy – nghĩa là sự tha thứ không có giới hạn.’ Thay vì trả lời cách chi tiết cho câu hỏi của Phi-e-rơ, thì Chúa Giê-xu đã gián tiếp giải thích tại sao lại phải tha thứ như thế bằng cách Ngài kể câu chuyện về người đầy tớ không thương xót.

Người đầy tớ không thương xót này là người đã mắc một món nợ khổng lồ, một vạn ta-lâng. Dù chúng ta không biết lý cớ vì sao người này mắc nợ, nhưng chúng ta đều biết đây là một số tiền thật lớn. Theo thời giá lúc bấy giơ, một đơ-ni-ê là công giá của một ngày làm việc (Ma-thi-ơ 20:2), và giá trị một ta-lâng đến 6.000 đơ-ni-ê. Như thế, khi người đầy tớ này mắc nợ ‘một vạn ta-lâng’ thì trị giá lên đến ‘60 triệu ngày làm công.’ Một số tiền quá lớn đến nỗi ‘người chẳng có gì mà trả’ cho chủ thì bị bắt và bị chủ nợ buộc phải đem ‘bán người, vợ con và gia tài người, đặng trả nợ’ (câu 25). Người van nài, khẩn xin gia hạn để trả nợ và chủ nợ đ㠑động lòng thương xót,’ không những ‘thả về mà còn tha nợ cho’ (câu 27). Người đầy tớ này đã được khôi phục lại sự tự do thật vì không những được phóng thích khỏi cảnh tù đày mà còn được giải thoát khỏi cảnh nợ nần ràng buộc nữa.

Người này ra về trong địa vị mới, nhưng khi gặp một người bạn làm việc khác chỉ mắc nợ 100 đơ-ni-ê, nhưng chưa thể trả được. Người đầy tớ vừa được tha nợ này đ㠑nắm bóp cổ’ người bạn và đòi trả nợ hết. Cho dù bạn mình van nài gia hạn thời gian để trả nợ như thế nào đi chăng nữa, người đầy tớ vẫn không chịu và bắt bạn mình ‘bỏ tù cho đến khi trả hết nợ’ (câu 30).

Hai hình ảnh trong câu chuyện Chúa kể chỉ cùng một sự việc nhưng lại có hai phản ứng đối nghịch thay vì tương xứng với nhau. Hoàn cảnh nợ nần giữa người đầy tớ với chủ nợ quá lớn so với số nợ mà người bạn mắc phải. Do đó, phản ứng mong đợi xảy ra là người vừa được tha cho món nợ to lớn sẽ sẵn sàng tha thứ cho bạn mình món nợ không đáng là bao. Ngược lại, điều mà ai nấy mong đợi xảy ra đã không xảy ra. Thế nên, chúng ta cũng không ngạc nhiên khi nghe chủ nợ quở phạt người đầy tớ là ‘người đầy tớ độc ác’ và bắt bỏ tù cho đến khi trả hết nợ. Chủ nợ đã giải thích vì sao ông hành động như vậy: “người đã không thương xót như cách mình đã được thương xót” (câu 33). Đức Chúa Giê-xu đã cảnh cáo rằng Đức Chúa Trời cũng sẽ đối xử như vậy nếu chúng ta không “hết lòng tha lỗi cho anh em mình” (câu 35).

Trở lại câu trả lời của Chúa Giê-xu, Ngài dạy chúng ta phải tha thứ đến “bảy mươi lần bảy” là điều không quá đáng chút nào và không phải lò khó thực hiện. Trước hết, chúng ta nghĩ đến sự tha thứ dư dật mà chúng ta đã nhận lãnh được trong Chúa Cứu Thế. Hãy bày tỏ lòng biết ơn Đức Chúa Trời hôm nay, bằng cách thể hiện lòng nhân từ đối với người phạm lỗi cùng chúng ta. Dùø chúng ta bị thương tổn bao nhiêu đi nữa cũng không đáng so với sự thương tổn mà chúng ta đã gây nên đối với Đức Chúa Trời. Nhưng Đức Chúa Trời đã vui lòng tha thứ tất cả những tộâi mà chúng ta đã vi phạm cùng Ngài, thì bởi ơn Chúa, việc phải tha thứ cho người khác “bảy mươi lần bảy” là chuyện nhỏ và phải thực hiện.

Tôi có sẵn sàng tha thứ 70 lần 7 cho người làm tổn thương tôi không?

Lạy Chúa, bài học tha thứ cho người làm tổn thương con là bài học khó nhất đối với con. Xin Chúa giúp con làm được điều này.

(c) 2024 svtk.net