Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 69

MỤC SƯ

LỜI GIỚI THIỆU:

Vị mục sư trọn vẹn là người không bao giờ quá dài trong bài giảng và trong bài cầu nguyện. Ông không thể quên bất cứ điều gì ông cần phải nhớ và không bao giờ được nhớ bất cứ điều gì ông cần phải quên.

Ông biết khi nào cần nói và khi nào giữ im lặng. Nụ cười của ông phải luôn luôn đúng lúc và những giọt nước mắt của ông phải luôn luôn đúng giờ. Bài giảng của ông phải luôn luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng và trình bày cách kỹ càng.

Ông phải được huấn luyện đầy đủ đề làm một giáo sư Đại học và khiêm tốn đủ để gặp một người mới tìm hiểu Đạo.

Ông không bao giờ được bận tâm, lúng túng với vấn đề tài chánh khi ông luôn luôn thu xếp sống thoải mái với số lượng tối thiểu.

Ông không bao giờ cãi cọ, thế nhưng ông luôn luôn can đảm lớn tiếng.

Ông vừa là vị khách lý tưởng, vừa là người học trò lý tưởng.

Ông thực sự là một lãnh tụ của đạo quân Y-sơ-ra-ên, và là một người được kẻ thù ca ngợi.

Vợ Mục sư phải không chỗ lỗi lầm và con cái ông bà cũng phải gương mẫu.

Giáo lý của ông phải chính thống đủ để làm hài lòng người bảo thủ nhất và cũng mới mẻ đủ để làm vui lòng người cấp tiến nhất.

Ông phải luôn luôn sẵn sàng hy sinh chính mình vì lợi ích của tất cả, khi có nhiều nơi muốn mời ông làm Mục sư.

Có lẽ một người hầu việc Chúa như vậy chưa có sinh ra đời, tuy nhiên những tiêu chuẩn mà hội chúng đặt ra cho ông Mục sư là rất cao và điều đó cũng nâng chức vụ của vị Mục sư lên rất cao. Được làm vị Mục sư của Hội thánh là được chính Đức Chúa Trời kêu gọi.

I. ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN :

Đời sống cá nhân của vị Mục sư là vô cùng quan trọng vì người ta nghe ông giảng trong ngày Chúa nhật và theo dõi xem ông sống với bài giảng mình như thế nào trong suốt tuần.

Vị Mục sư phải là một người kỉnh kiền—một người thánh phản ảnh Chúa Jêsus Christ.

Người ngoại đạo luôn luôn trông đợi gần như trọn vẹn ở đời sống một vị Mục sư.

Vị Mục sư phải là người cầu nguyện. Hội thánh trông đợi ông dành thì giờ thích đáng cho sự cầu nguyện hàng ngày. - Có thể nhiều giờ trong ngày - Vị Mục sư cần sự cầu nguyện để đạt đến sự thánh thiện riêng. Ông ở lâu trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời cho đến khi mọi vết tích được phơi bày và tẩy sạch.

1 Sa-mu-ên 12:23 "Còn ta đây cũng chẳng phạm tội cùng Đức Chúa Trời mà thôi cầu nguyện cho các ngươi. Ta sẽ dạy các ngươi biết con đường lành và ngay."

Sa-mu-ên có một gánh nặng phải cầu nguyện cho bầy chiên của Chúa. Mỗi Mục sư phải cầu nguyện cho cả bầy và từng tên con chiên, nếu được thì gọi tên cầu nguyện cho từng người.

Cô-lô-se 1:9 "Cho nên, chúng tôi cũng vậy. Từ ngày nhận được tin đó cứ cầu nguyện cho anh em không thôi "Đây là đời sống cầu nguyện của sứ đồ Phao-lô.

Ê-sai 52:11 "Các ngươi là kẻ mang khí dụng Đức Giê-hô-va, hãy làm cho sạch mình"

Vị Mục sư phải là người có lòng thương xót kẻ đang chết mất.

Công vụ 20:31 "Vậy, hãy tỉnh thức, nhớ lại rằng trong ba năm hằng đêm và ngày, tôi hằng chảy nước mắt ra mà khuyên bảo cho mọi người luôn."

Ma-thi-ơ 9:36 "Khi Chúa Jêsus thấy đoàn dân đông, thì Ngài động lòng thương xót."

II. CHỨC VỤ VỚI CÁ NHÂN RIÊNG :

Vị Mục sư phải có khả năng nói chuyện riêng với một cá nhân về sự cứu rỗi, về các nan đề riêng hay chỉ ra sự sai sót trong đời sống họ. (Ma-thi-ơ 18:15 -17) — để giúp họ ăn năn.

Vị Mục sư phải học được nghệ thuật an ủi nhưng người buồn bã khổ đau.

Vị Mục sư phải có khả năng bước vào đời sống cá nhân riêng tư của họ và trở thành người nhà của họ.

Rô-ma 12:15 "Hãy vui với kẻ vui và khóc với kẻ khóc."

Vị Mục sư phải nhớ rằng ông đang ở trong trường hợp đặc biệt, là người chăn, người đại diện Chúa Jêsus trên mặt đất luôn luôn.

III. CHỨC VỤ CÔNG KHAI VỚI HỘI CHÚNG :

Là một Mục sư, chức vụ lớn lao nhất của ông là đứng lên rao giảng Tin lành.

Điều này liên hệ đến sự học thức, kinh nghiệm và ơn phước của Đức Chúa Trời ban cho có hiệu quả trong việc dắt đưa tội nhân về với Chúa và gây dựng người tín đồ. Ông phải nhớ trình bày đầy đủ ý muốn của Đức Chúa Trời bao gồm sự giảng Tin lành, dạy giáo lý Thánh kinh cảnh cáo khuyên lơn, khích lệ và an ủi.

Công vụ 20:27 "Vì tôi không trễ nải một chút nào để tỏ cho biết hết thảy ý muốn của Đức Chúa Trời."

Ông cũng phải học cách cầu nguyện công khai, điều này chỉ có thể học được qua giờ cầu nguyện riêng tư nơi kín nhiệm. Trong bài cầu nguyện, cầu thay của Mục sự, ông nâng hội chúng lên trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời trong không khí thờ phượng trang nghiêm cung kính.

Ông cũng phải học cách đọc Lời Đức Chúa Trời cách rõ ràng, kính trọng để mọi người đều nghe rõ hiểu rõ.

Nê-hê-mi 8:8 "Họ đọc rõ ràng trong sách luật pháp của Đức Chúa Trời, rồi giải nghĩa nó ra, làm cho người ta hiểu lời họ đọc."

Ông được lệnh phải "Nuôi Hội thánh của Đức Chúa Trời."

Công vụ 20:28, bằng việc giảng và dạy Kinh thánh đáp ứng nhu cầu của từng cá nhân.

Ông cũng có trách nhiệm chuẩn bị tinh thần cho người cầu lễ báp-tem.

Ông có trách nhiệm hành lễ báp-tem và lễ Tiệc thánh. Khi chấm dứt buổi nhóm, ông có trách nhiệm chúc phước của Đức Chúa Trời cho Hội thánh. Dân số 6:23 -26, Khải

1:4,5, Lu-ca 1:21 (Dân chúng đợi Xa-cha-ri đi ra chúc phước cho họ khi ông vào chầu Chúa).

Ông phải bảo vệ bầy chiên khỏi giáo lý giả và giáo sư giả. Công vụ 20:29,30.

Ông có trách nhiệm đặc biệt chăm sóc người nghèo của bầy chiên mình. Công vụ

11:29,30.

Ông có vinh dự dạy dỗ các tín hữu nhu cầu ra đi, đến những vùng chưa ai đặt chân

đến để giảng Tin lành cho họ. Ông có thể làm tốt việc này bằng gương sáng của mình — Hãy cùng đưa họ đi theo với ông trong các cuộc hành trình đó.

Trong mọi sự, ông là một gương mẫu của Chúa và của sự thánh thiện đối với nhân dân.

IV. CÁC ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY :

Vị Mục sư phải làm việc với một động cơ đúng đắn, là làm vinh hiển Danh Chúa.

Động cơ thúc đẩy Phao-lô không phải là tiền bạc, hay danh tiếng, nhưng là những con người—sự cứu rỗi và sự lớn lên của họ.

1 Cô-rinh-tô 1:15-18, Phao-lô được đè nặng bởi lòng thương xót và sự khẩn cấp của công việc đến nỗi lúc nào ông cũng bị ép phải tiến tới luôn.

Vi Mục sư phải luôn luôn là người cầu nguyện, thành thật, sốt sắng và trung tín.

Sứ điệp kỳ diệu, thì giờ sắp hết, sự chết gần kề và sự tái lâm của Đấng Christ phải là những động cơ thúc đẩy ông làm hết sức để tôn vinh Chúa Cô-lô-se 3:17, 1 Cô-rinh-tô 10:31.

V. KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG :

1 Cô-rinh-tô 9:4, Phao-lô sẵn sàng quên ăn uống nếu người ta muốn tin Chúa.

Phao-lô sẵn sàng từ chối lương bổng ở Cô-rinh-tô để tránh sự nghi ngờ và chinh phục thêm được các linh hồn.

Phao-lô sẵn sàng thay đổi các thói quen ăn uống, hy sinh sự tự do cá nhân để chinh phục các linh hồn.

Phao-lô tự thích ứng với các hạng người khác nhau: Đối với người Do thái ông ở như là người Do thái, đối với những người dưới quyền luật pháp ông cũng ở như kẻ dưới quyền luật pháp, với những người không luật pháp ông cũng ở như người không luật pháp, ở yếu đuối với người yếu đuối... tất cả để cứu một số người." (1 Cô-rinh-tô 9:19-23).

Phao-lô sẵn sàng từ bỏ hôn nhân, gia đình con cái nếu nhiều người khác được cứu rỗi.

Phao-lô sẵn sàng thay đổi cách sống, thói quen (dĩ nhiên không thể bỏ các nguyên tắc Cơ đốc), để cứu người và để tránh gây cớ vấp phạm không cần thiết.

VI. TRÁCH NHIỆM :

Vị Mục sư có trách nhiệm đối với Đức Chúa Trời về các linh hồn của bầy chiên mình.

Hê-bơ-rơ 13:17 "...bởi các người ấy tỉnh thức về linh hồn anh em? dường như phải khai trình, hầu cho các người ấy lấy lòng vui mừng mà làm xong chức vụ mình, không phàn nàn chi..."

Vị Mục sư thành công phải là người điều độ và thường xuyên đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Đối với vị Mục sư khởi đầu chức vụ tốt đẹp nhưng lại xây chức vụ, thì Chúa Jêsus xem người đó như kẻ bị bỏ "e rằng sau khi tôi đã giảng dạy kẻ khác, mà chính mình phải

bị bỏ chăng?." Chính sứ đồ Phao-lô cũng sợ điều này.

KẾT LUẬN:

2 Cô-rinh-tô 2:16 "Ai xứng đáng cho những sự này? "

2 Cô-rinh-tô 3:5 "Nhưng tài năng của chúng tôi đến từ Đức Chúa Trời."

Lu-ca 9:62 "Ai đã tra tay cầm cày mà ngó lại đàng sau thì không đáng cho ta

**********************