Trang Chủ :: Chia Sẻ

Ngày 21

Chịu Xiềng Xích Vì Đấng Cơ Đốc

Phi-líp 1:12-18

"Thưa anh chị em, tôi muốn anh chị em biết rằng những điều xảy đến cho tôi thật ra đã giúp việc truyền bá Phúc Âm tiến bộ thêm. Kết quaœ là toàn thể lính gác công đường cũng như tất caœ những người khác đều biết tôi vì Chúa Cứu Thế mà bị xiềng xích" (câu 12-13, BDM).

Câu hỏi suy ngẫm: Sứ đồ Phao-lô viết thư tín này trong hoàn cảnh nào? Trong hoàn cảnh đó ông đã làm gì cho việc truyền bá Phúc Âm? Nếu ở trong hoàn cảnh như Sứ đồ Phao-lô bạn sẽ làm gì?

Rất có thể Sứ đồ Phao-lô viết thư tín này khi đang bị cầm tù tại La Mã. Đây là lúc sự đau khổ về tinh thần và thuộc thể mà ông phải chịu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, thay vì than thân trách phận, ông nói rằng việc ông bị giam cầm không hề làm tổn hại nhưng đem lại lợi ích lớn cho việc truyền bá Phúc Âm.

Ít ra có hai cách mà Phúc Âm được loan truyền một cách sâu rộng giữa vòng Dân Ngoại qua nghịch cảnh mà Sứ đồ Phao-lô phải chịu.

Thứ nhất, Sứ đồ Phao-lô nói rằng các viên chức nơi toà án và nhiều người ở nơi khác trong đó có giới lãnh đạo cầm quyền tại La Mã đều biết rõ Sứ đồ Phao-lô bị tù "vì Đấng Cơ Đốc" (câu 13). Kể cả tốp lính gác thay phiên nhau canh giữ ông cũng biết rõ ông là một tù nhân đặc biệt đã vì Phúc Âm cứu rỗi mà bị tù đày. Mặc dù bị xiềng xích nhưng Sứ đồ Phao-lô luôn dạn dĩ rao truyền Phúc Âm cho mọi người mà ông có cơ hội tiếp xúc, kể cả các trươœng lão của người Giu-đa (Công Vụ 28:17), ít ra là cho một người thuộc Dân Ngoại (Phi-lê-môn 10). Ngoài ra những người đồng công hay các tín hữu đến thăm ông đều nhận được sự khích lệ từ ông.

Thứ hai, có người cho rằng việc Sứ đồ Phao-lô bị giam giữ lâu dài sẽ làm tổn hại đến việc truyền bá Phúc Âm và sẽ khiến các tín hữu ở La Mã đi vào hoạt động bí mật thay vì công khai như trước. Hoặc Sứ đồ Phao-lô sẽ nản lòng, khiến những người cộng sự của ông mất hết nhiệt tâm và các tín hữu không còn nỗ lực trong việc truyền giáo như trước nữa. Tuy nhiên những diễn biến xảy ra hoàn toàn ngược lại với những suy nghĩ hay dự đoán nói trên. Thay vì làm nản lòng, hoàn cảnh của Sứ đồ Phao-lô đã khiến cho các Cơ Đốc nhân ở La Mã càng thêm mạnh dạn. Họ noi gương Sứ đồ Phao-lô bỏ qua mọi sợ hãi và can đảm công bố Lời Đức Chúa Trời trong nghịch cảnh. Đây là tinh thần chúng ta cần có, đặc biệt khi kỷ niệm Chúa Giáng Sinh - bất cứ tình cảnh nào - điều chúng ta nhắm đến là công bố sứ điệp từ Đức Chúa Trời, Đấng vào thế gian, chết thay cho chúng ta.

Bạn có sợ hãi và nao núng khi thấy một đầy tớ của Đức Chúa Trời hay một anh chị em nào đó phải chịu khổ vì Phúc Âm không? Hay là bạn được khích lệ để cứ mạnh mẽ rao truyền Lời Đức Chúa Trời một cách trung tín?

Lạy Chúa, con tạ ơn Ngài vì con thuộc về Ngài. Xin sử dụng những khó khăn để trui rèn đức tin của con và giúp con luôn dạn dĩ rao truyền Phúc Âm cho mọi người.

(c) 2024 svtk.net