Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 6

Hội Chứng Thành Công

Đạt đến thành công và được mọi người tán tụng vẫn thường là những gì mà con người theo đuổi và hi vọng. Tác giả sách Truyền Đạo là một người đã tạo được một vương quốc hùng mạnh, giàu sang với danh tiếng đồn khắp thế giới, nhưng nói rằng:

Như vậy ta trở nên cao trọng hơn hết thảy những người ở trước ta tại Giê-ru-sa-lem; dầu vậy, sự khôn ngoan vẫn còn ở cùng ta. Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích; vì lòng ta vui vẻ vì mọi công lao của ta; và đó là phần ta đã được trong mọi công lao ta.11 Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời. (2:9-11).

Lòng ao ước được chấp nhận:

Ai sinh ra đời sũng ao ước được người khác chấp nhận. Không ai sinh ra đời mà không muốn danh tiếng. Ngưòi ta vẫn nghĩ rằng cuộc đời phải có ý nghĩa, phải thành công, phải thấy rằng mình đã tạo được một cái gì cho người đời khen tặng và khâm phục. Tác giả Truyền Đạo cho thấy rằng chính trong tâm hồn ông ta cũng có một tham vọng là được thành công, được chấp nhận. Đó cũng là một phát biểu đại diện cho tát cả mọi người chúng ta. Nói ngược lại, nếu chúng ta không đạt đến điều minh mong muốn, chúng ta sẽ cảm thấy thua kém và tủi hổ.

Truyền Đạo cho thấy rằng lòng mong ước được chấp nhận đó thường đi kèm theo với tính kiêu ngạo, tự tin, tự mãn. Chương 4:13-16 ghi:

Một kẻ trẻ tuổi nghèo mà khôn hơn một ông vua già cả mà dại, chẳng còn biết nghe lời khuyên can. Vì kẻ trẻ ra khỏi ngục khám đặng làm vua, dầu sanh ra nghèo trong nước mình. Ta thấy mọi người sống đi đi lại lại dưới mặt trời, đều theo kẻ trẻ ấy, là người kế vị cho vua kia. Dân phục dưới quyền người thật đông vô số; dầu vậy, những kẻ đến sau sẽ chẳng vui thích về người. Điều đó cũng là sự hư không, theo luồng gió thổi.

Tác giả là một người đã được chấp nhận, một ông vua khôn ngoan đến nỗi sinh ra kiêu ngạo, ich kỷ và cứng cỏi. Hình ảnh này không xa lạ gì đối với chúng ta vì ngay trong xã hội của mình rất nhiều con người cũng sống như thế.

Có nhiều điều tai hại dọc theo con đường theo đuổi, được thành công và chấp nhận. Một trong những điều ấy là khi đạt đến địa vị nào, người ta thường lo sợ bị mất địa vị ấy. Danh vọng của đời này thật là khó bảo vệ vì thời gian làm cho mai một và người đời lại cũng rất chóng quên. Nhưng giá phải trả cho được thành công và chấp nhận không đơn giản.

Chương 2:10,11 ghi:

Ta chẳng từ điều gì mắt mình ước ao, cũng chẳng cấm điều gì lòng mình ưa thích; vì lòng ta vui vẻ vì mọi công lao của ta; và đó là phần ta đã được trong mọi công lao ta. Đoạn ta xem xét các công việc tay mình đã làm, và sự lao khổ mình đã chịu để làm nó; kìa, mọi điều đó là sự hư không và theo luồng gió thổi, chẳng có ích lợi gì hết dưới mặt trời.

Giá đầu tiên phải trả là cái thỏa mãn mà ta thu thái được sẽ trở thành chua chát. Niềm vui biến đâu mất khi thành công trở nên cũ kỹ.

Truyền Đạo còn nói trong chương 6:2:

Kìa có một người mà Đức Chúa Trời đã ban cho sự giàu có, của cải, và sang trọng, đến đỗi mọi sự lòng người ước ao, chẳng thiếu gì hết; nhưng Đức Chúa Trời không cho người có thể ăn lấy, bèn là một người khác được ăn. Aáy là một sự hư không, một tai nạn cực khổ.

Đây là hình ảnh một người cả đời tranh đấu cho được chỗ đứng cao trong xã hội, nhưng lại không được hưởng. Đây chính là giới hạn mà người ấy không nhận ra.

Một hậu quả khác là danh vọng ở đời còn làm nhiểu người sống không thực tế, vì chỉ sung sướng với những lời tâng bốc. Khi được khen ngợi thì cảm thấy mình rất quan trọng, sung sướng, giá trị. Khi bị phê bình hay chê cười thì tủi nhục, tức tưởi, khó chịu. Như thế người ấy không bao giờ nhận ra con người thật của mình mà chỉ sống theo tiếng đời khen chê.

Một điều ta cần nhớ là việc chấp nhận của loài người rất tạm bợ, còn chấp nhận chủa Thuợng Đế, của Chúatồn tại đến muôn đời.

Nhiều người sinh ra đời, lớn lên, tranh đấu, vượt xa nhiều người khác, thành công về nhiều phương diện, nhưng không bao giờ thỏa mãn vì người ấy không dành một khoảng nào trong đời mình cho Chúa là Đấng đã sáng tạo nên người ấy. Nói khác đi, người ấy không bao giờ hạ mình trước Thượng Đế, trước Chúa để nhận rằng mình là kẻ tội nhân, bất lực, chẳng là ai cả.

Chúa Giê-xu ngày xưa kể chuyện rằng:

Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một người Pha-ri-si và một người thâu thuế. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm như vầy: Lạy Đức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác, tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Ta nói cùng các ngươi, người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên. (Lu-ca 18:9-14).

Câu chuyện Chúa Giê-xu kể nói lên một sự chấp nhận quan trọng, đó là chấp nhận của Chúa. Người ta có thể được đời này khen là đạo đức, giàu sang, danh vọng, nhưng đứng trước Thượng Đế có lẽ người ấy chỉ là một tội nhân nhơ nhuốc và đang bị sỉ nhục. Khi hạ mình trước Thượng Đế chúng ta được chấp nhận. Đây là một đặc ân mà người nào đến với Thượng Đế đều phải biết.

Truyền Đạo nói: Bởi chẳng thi hành ngay án phạt những việc ác, nên lòng con loài người chuyên làm điều ác. Vì kẻ có tội làm ác một trăm lần vẫn được trường thọ; dầu vậy, ta biết rằng kẻ kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời, sau rốt ắt được phước. Nhưng kẻ ác chẳng sẽ được phước; cũng sẽ không được sống lâu, vì đời nó giống như bóng qua; ấy tại nó không kính sợ trước mặt Đức Chúa Trời. 8:11-13

Người Truyền Đạo nhấn mạnh về điểm kính sợ Thượng Đế như một điều kiện để hưởng phước. Nghĩa là kính thờ Chúa để được chấp nhận. Làm sao sự chấp nhận của đời có thể so sánh với Chúa được? Người đời hôm nay chấp nhận, ngày mai có thể truất phế, khinh rẻ, miệt thị. Danh vọng mai một với thay đổi của lòng người. Sự chấp nhận của Chúa không như vậy. Vì được Chúa chấp nhận là được tha thứ tội ác, được tái tạo để xứng đáng làm con của Ngài, để hưởng cõi vĩnh hằng và những giá trị muôn đời. Người ta có thể tranh đấu ca đời cho được chấp nhận và cuối cùng nếm mùi chua chát của tình đời. Nhưng ai bằng lòng hạ mình đến với Chúa, thì ngay giây phút ấy Chúa chấp nhận và cuộc biến đổi bắt đầu và người ấy có thể sống thỏa mãn thật sự.

Như vậy có một sự chấp nhận quan trọng mà mỗi chúng ta phải tìm đến, đó là chấp nhận của Chúa. Bạn đã được Chúa chấp nhận chưa?