‘Mỗi buổi sáng Ngài kêu tôi thức dậy; Ngài đánh thức tai tôi để chú ý lắng nghe như một học trò. CHÚA Hằng Hữu mở tai tôi; Tôi không phản đối và chẳng quay bước bỏ đi.’ (Ê-Sai 50:4-5)
Giao tiếp với Thiên Chúa liên quan đến cả hai việc nói và nghe. Hầu hết chúng ta làm tốt hơn trong phần nói. Nhưng Đức Chúa Trời dự định cho con cái Ngài nghe được tiếng nói của Ngài. Mục tiêu của Thiên Chúa trong ngày hôm nay vẫn giống như đã hằng có để chắc chắn rằng chúng ta thấu hiểu được sự thật về Ngài, hầu cho chúng ta sống phù hợp với đường lối của Ngài, và để trang bị cho chúng ta khi truyền đạt lẽ thật của Ngài cho những người khác.
Hai trong các công cụ Chúa sử dụng để nói chuyện với các tín hữu ngày nay là Lời của Ngài và những người khác. Vì lý do này, học tập Kinh Thánh là quan trọng hơn cả việc ăn sáng, ăn trưa, và ăn tối mỗi ngày. Chúng ta có thể sống dễ dàng với một bữa ăn hàng ngày, nhưng chúng ta không thể tồn tại trong thế giới ác độc này được trừ khi chúng ta ăn Lời của Thiên Chúa. Kết quả việc thường xuyên tiêu thụ Kinh Thánh của chúng ta đưa đến một tinh thần sáng suốt. Khi một Cơ Đốc Nhân chia sẻ thông điệp mà Thiên Chúa đã đặt vào trái tim mình cho chúng ta, tâm linh của chúng ta kiểm tra sự thật về lời phát biểu của ông. Cho dù là Thiên Chúa nói lớn như thế nào, chúng ta sẽ không nghe được Ngài trừ khi lắng nghe là một ưu tiên. Chúng ta phải cầu xin Ngài dạy chúng ta nghe và sau đó làm việc trong một thái độ yên tĩnh. Một sự "nghe ngóng" bên trong điều chỉnh tìm đến Chúa Cha chỉ phát triển được qua các cam kết cầu nguyện, suy niệm, và thực hành sự lắng nghe. Ngoài ra, chúng ta sẽ cần một tinh thần tòng phục hầu tuân theo các mạng lệnh Ngài ban. Mục đích của Đức Chúa Trời muốn cho chúng ta là một nếp sống nhạy cảm để chúng ta có thể nghe thấy Ngài trong các tình huống ồn ào hoặc yên tĩnh.
Lắng nghe Đức Chúa Trời là một kỹ năng quan trọng để đảm bảo rằng trái tim của chúng ta là hướng đến sự hướng dẫn thánh trong mọi hoàn cảnh. Phần tráng miệng cho bữa tiệc Kinh Thánh của chúng ta chính là âm thanh giọng nói của Đức Chúa Cha.
Dr. Charles Stanley (dch)