Đấng Christ cũng đã chịu khổ vì chúng ta, để lại cho chúng ta một tấm gương, hầu cho anh em noi dấu chơn Ngài. (1 Phi-e-rơ 2:21 )
Năm 64 S.C., có người phóng hỏa La Mã. Vài hôm sau, hai phần ba thành phố chìm trong đống đổ nát nghi ngút khói. Một tin đồn loan ra rằng hoàng đế Nero đã phóng hỏa vì ông muốn xây lại thành và đặt lại tên thành theo tên mình. Vì cần một vật tế thần để tự gỡ mình khỏi vị trí đầy tai tiếng mà ai cũng biết, ông ta chọn đổ tội cho một nhóm thiểu số cô thế và không được lòng dân những Cơ Đốc nhân. Rồi ông ta phát động cơn bắt bớ dữ dội khiến ông được gọi là kẻ đầu tiên Chống lại Đấng Christ. Người ta cho rằng cả Phi-e-rơ và Phao-lô đều tuận đạo trong thời này.
Vì Cơ Đốc giáo còn mới mẻ và số người theo tương đối còn ít, nên cách đối xử bạo tàn của Nero chĩa vào tín hữu, kể cả việc dùng họ như đuốc người để chiếu sáng vườn trong cung ông ta cũng ít bị chống đối. Tuy nhiên, sự bắt bớ của ông ta cuối cùng tạo hiệu quả ngược. Thay vì làm suy yếu niềm tin mới, nó lại tăng cường thêm. Lịch sử cho chúng ta biết trong vòng vài trăm năm, Cơ Đốc giáo có ảnh hưởng đến nỗi Hoàng đế Constantine kể đó là tôn giáo chính thức của Đế quốc La Mã.
Đức Chúa Trời luôn luôn có mục đích trong cơn bắt bớ. Ngài sẽ dùng nó cách hữu ích nếu chúng ta theo gương Đấng Christ là Đấng "khi chịu khổ, Ngài . . . phó mình cho Đấng phân xử cách công bình" (1 Phi-e-rơ 2:23).
Julie Ackerman Link (LHS)