Kinh Thánh nói chúng ta là những khách hành hương, khách lạ, trên đất (Hê-bơ-rơ 11:13). Chúng ta là những đại sứ đại diện cho đất nước thật của chúng ta (II Cô-rinh-tô 5:20). "Quyền công dân của chúng ta ở trên trời" (Phi-líp 3:20). Chúng ta là công dân của "một nước tốt hơn -- một thiên quốc" (Hê-bơ-rơ 11:16).
Nơi chúng ta chọn tích lũy của cải phụ thuộc phần lớn vào nơi chúng ta cho là nhà chúng ta. Giả sử nhà của bạn tại Pháp và bạn đang thăm Mỹ ba tháng, sống trong một khách sạn. Người ta bảo bạn không thể đem bất cứ cái gì về lại Pháp trên chuyến bay về nhà. Nhưng bạn có thể kiếm tiền và giữ tiết kiệm vào ngân hàng tại Pháp. Bạn có sẵn lòng chất đầy phòng khách sạn vô số bàn ghế và vật dán tường đắt tiền không ? Dĩ nhiên là không. Bạn chắc sẽ gửi tiền đến nơi có nhà của bạn. Bạn chỉ tiêu xài những gì cần ở nơi tạm trú, và gửi của cải bạn về trước để chúng sẽ đợi bạn khi bạn về nhà.
Trong thương trường Chúa Giêxu là người thợ xây, Ngài đang xây nhà cho chúng ta. Ngài cũng là toàn tri và toàn năng, vì thế chất lượng dự án xây dựng thật tốt ! Há bạn không nghĩ ngôi nhà Ngài đã và đang xây dựng hai ngàn năm qua là cái gì đó tuyệt vời sao ?
Nghịch lý thay, nhà của chúng ta là nơi chúng ta chưa hề đặt chân đến. Nhưng đó là nơi tạo dựng cho chúng ta và vì nó mà chúng ta được tạo dựng. Nếu chúng ta để thực tế này ăn sâu trong chúng ta, nó sẽ mãi mãi thay đổi cách chúng ta sống và suy nghĩ. Chúng ta sẽ thôi thâu trữ của cải trong phòng khách sạn trên đất của chúng ta và bắt đầu gửi trước nhiều hơn về nhà thật của chúng ta.
Hãy cùng lái xe với tôi. Sau khi đi được nhiều dặm, chúng ta rẽ khỏi đường chính, băng qua một cánh cổng và xe chúng ta nằm xếp hàng đằng sau một số xe tải chở đồ nặng. Những xe cộ phía trước chở đầy máy tính, hệ thống âm thanh, bàn ghế, trang thiết bị, dụng cụ đánh cá và đồ chơi và tới một bãi đậu xe. Tại đó, tài xế dỡ bỏ hàng. Tò mò bạn quan sát thấy một người đàn ông kéo lê một chiếc máy vi tính. Anh loạng choạng đến góc bãi đậu xe, rồi liệng máy tính xuống lề.
Bấy giờ bạn phải tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Bạn cố chui ra khỏi xe và liếc nhìn xuống một dốc thẳng đứng. Tại chân dốc là một đống khổng lồ chất đầy mọi thứ. Cuối cùng bạn hiểu ra rằng đây là một nơi đổ rác -- nơi an nghỉ cuối cùng của những vật dụng trong đời sống chúng ta. Chẳng chóng thì chầy, mọi thứ chúng ta sở hữu sẽ có kết cuộc ở đây. Những quà tặng Giáng Sinh và sinh nhật. Xe hơi, tàu thuyền và bồn tắm nóng. Quần áo, máy hát. Đồ chơi trẻ em hay tranh giành, tình bạn bị đánh mất, lòng chân thật và hôn nhân tan vỡ -- mọi thứ đều kết thúc ở đây. (Tôi đề nghị nên đưa gia đình bạn đi một chuyến kiến tập tại bãi đỗ này. Đây là một bài học thực tế sống động).
Khi chúng ta chết sau khi đã hiến đời sống chúng ta tìm kiếm mọi thứ, chúng ta không thắng – chúng ta bại. Chúng ta vào cõi đời đời, nhưng đồ chơi của chúng ta ở lại phía sau chất đầy bãi rác.
Tôi nghĩ đến điều đó theo cách một điểm và một đường thẳng. Đời sống của chúng ta có hai giai đoạn : một là điểm, hai là một đường thẳng kéo dài từ điểm đó.
o---------------------------------------------
Điểm : Đường thẳng :
Đời sống trên đất Đời sống trên trời
Đời sống hiện tại của chúng ta trên đất là điểm đó. Nó bắt đầu. Nó kết thúc. Nó thật ngắn. Nhưng từ điểm đó kéo dài một đường thẳng vô tận. Đường thẳng đó là cõi đời đời, nghĩa là Cơ Đốc nhân sẽ ở thiên đàng. Ngay bây giờ chúng ta đang sống trong điểm đó. Nhưng chúng ta đang sống vì điều gì ? Người thiển cận sống vì điểm đó. Người người khôn ngoan sống vì đường thẳng. Trái đất này và thời gian sống ở đây là một điểm. Thiên đàng là đường thẳng. Vị Tân Lang của tôi, lễ cưới sắp đến, sự Đoàn Tụ Vĩ Đại, và nhà đời đời của tôi tại Trời Mới Đất Mới -- tất cả ở trên đường thẳng đó. Đó là chìa khóa kế tiếp của chúng ta. Ai sống vì điểm đó -- sống vì của cải trên đất với kết cuộc tại bãi đổ rác. Ai sống vì đường thẳng đó -- sống vì của cải trên trời không bao giờ kết thúc.
Ban chọn sống cho đường thẳng.
Chúng ta mỗi người sẽ chia tay tiền của. Câu hỏi đặt ra chỉ là khi nào mà thôi. Chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc chúng ta lìa nó sau này. Nhưng chúng ta thật có một lựa chọn lìa nó bây giờ hay không. Chúng ta có thể giữ của cải hiện tại trên đất, và có lẽ chúng ta được sự vui thỏa tạm thời nhờ nó. Nhưng nếu chúng ta phân phát chúng, thì chúng ta sẽ vui hưởng của cải đời đời không bao giờ cất khỏi chúng ta.
Đây là ý của Jim Elliot khi ông nói : "Người khôn ban cho những gì mình không thể giữ, để được những gì mình không thể mất." Ông chỉ muốn được những gì ông không thể mất. Ông muốn của cải ông trên trời.
Hãy sống vì đường thẳng, đừng vì điểm.
Một chương trình truyền hình PBS gọi là Affluenza diễn thuyết những gì mà chương trình gọi là "tại hoại hiện đại của chủ nghĩa duy vật chất". Chương trình tuyên báo :
• Một người Mỹ có mức lương trung bình, mua sắm sáu tiếng một tuần trong khi chỉ dành bốn mươi phút chơi với con.
• Đến hai mươi tuổi, chúng ta đã xem tới một triệu chương trình quảng cáo.
• Gần đây, càng nhiều người Mỹ tuyên bố phá sản hơn tuyên bố tốt nghiệp đại học.
• Trong 90 phần trăm trường hợp ly hôn thì tranh cải về tiền bạc đóng vai trò nổi cộm hơn hết.
Chắc bạn đã đọc những câu chuyện về những người trúng vé số, là những người khổ hơn trước, chỉ sau vài năm trúng số. Giàu có chẳng mang cho họ hạnh phúc như họ hằng mơ ước.
Không gì làm cho hành trình khó nhọc hơn bằng một túi ba lô nặng trịch đầy ắp những thứ tốt nhưng không cần thiết. Những người đi hành hương không bao giờ mang theo nhiều.
Randy Alcorn