Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 616

Quyền Năng Biến Đổi Của Chúa Phục sinh

Người bạn của tôi là ông Jack đã nhiều lần thuyết trình tại nhiều trường Đại học, lần nọ ông ta rất ngạc nhiên khi bước vào một khuôn viên trường Đại học. Ông chợt nhận ra các sinh viên đã dàn xếp để ông có một buổi thảo luận công cộng vào đêm hôm đó với một "nhà vô thần của trường Đại học". Đối phương của ông là một giảng viên triết học có tài hùng biện, cực kỳ đối địch với Cơ Đốc Giáo. Jack phải lên tiếng trước. Ông bàn đến nhiều chứng cớ khác nhau về sự phục sinh của Chúa Giê-su, sự biến đổi của sứ đồ Phao Lô và ông cũng còn làm chứng về việc Chúa Giê-su đã biến đổi cuộc đời ông khi ông còn là một sinh viên.

Vị giáo sư kia trông rất hoảng sợ khi đến lượt ông ta trình bày. Ông ta không thể nào phủ nhận chứng cớ phục sinh, hoặc bài làm chứng của ông Jack, nên ông chuyển qua đề tài về sự cải đạo của sứ đồ Phao Lô. Ông ta sử dụng chiến thuật tranh luận rằng, "về mặt tâm lý, một khi người ta hết sức để tâm vào điều mà họ đang chống đối thì cuối cùng chính họ lại đi theo con đường ấy". Đến đây bạn tôi mĩm cười cách dịu dàng và đáp lại, "Tốt hơn là ông bạn nên cẩn thận, nếu không thì ông cũng có khả năng trở thành Cơ Đốc nhân đấy."

Một trong những lời chứng để lại ảnh hưởng nhiều nhất về Cơ Đốc Giáo là Saulơ người Tạt-sơ, có lẽ là người chống đối Cơ Đốc Giáo thô bạo nhất, đã trở thành sứ đố Phao Lô. Sau-Lơ là người Hêbơrơ cuồng tín, là một lãnh đạo tôn giáo. Việc sinh trưởng tại Tạt-sơ đã tạo cơ hội để ông có được học thức uyên thâm nhất vào thời bấy giờ. Tạt-sơ là một thành phố có trường Đại học, nổi tiếng vì những nhà triết học theo phái khắc kỷ và văn hóa của thành phố này. Strabo, nhà địa lý học người Hi-lạp đã ca ngợi thành Tạt-sơ vì có một nền giáo dục và triết học rất thu hút.

Phao Lô cũng có quyền công dân La-mã giống như cha của ông, và đó là một đặc ân lớn. Dường như ông ta rất thành thạo về văn hóa cổ và tư tưởng của Hi-lạp. Ông có sự tinh thông về ngôn ngữ Hi-lạp và biểu lộ kỷ năng về biện chứng. Ông đã trích một số câu từ.

Chúng ta cần chú ý đến sự kiện Phao-Lô đối mặt với Chúa và sự cải đạo xảy ra sau đó của ông là điều hoàn toàn đột nhiên và không ngờ. "Bổng có ánh sáng cực kỳ chói lọi từ trời chiếu vào xung quanh tôi." (Công vụ 22:6). Phao Lô không hề có ý tưởng về con người từ trời này là ai. Lời loan báo rằng ấy chính Ngài là Giê-su người Nazarét làm ông kinh ngạc và run rẩy.

Có lẽ chúng ta không biết hết các chi tiết, trình tự thời gian, và tình tâm trạng của Phao Lô trên đường đến thành Đa Mách, nhưng chúng ta biết rõ điều này: Sự kiện đó đã ảnh hưởng một cách cơ bản đến mọi lãnh vực trong cuộc đời của ông.

Thứ nhất, tâm tánh của Phao Lô đã được biến đổi cách kỳ lạ. Quyền Encyclopedia Britannica mô tả ông trước lúc cải đạo như là một người cố chấp, bắt bớ, cay đắng, cuồng tín, kiêu ngạo và tánh khí thay đổi bất thường. Sau sự trở lại đạo, ông được mô tả như một người kiên nhẫn, tử tế, chịu khó, và hi sinh. Kenneth Scott Latourette nói: "Tuy nhiên, điều đã hợp thành một thể thống nhất trong cuộc đời của Phao Lô và nâng cao tính khí hầu như dễ bị kích thích, khiến ông ra khỏi sự tối tăm mà trở thành người kiên trì chịu đựng là một kinh nghiệm tôn giáo sâu sắc và mang tính cách mạng.

Sử gia Philip Schaff nói rằng, "Sự cải đạo của Phao Lô không chỉ để lại một bước ngoặc trong lịch sử đời ông, nhưng còn đánh dấu một kỷ nguyên quan trọng trong lịch sử Hội thánh của Thánh đồ và cuối cùng là lịch sử nhân loại. Đó chính là một sự kiện có kết quả nhất kề từ phép lạ trong ngày Lễ Ngũ Tuần và bảo đảm cho sự đắc thắng của Cơ Đốc Giáo ở khắp nơi."

Trong giờ ăn trưa tại Đại học Houston, tôi ngồi cạnh một sinh viên. Khi chúng tôi bàn luận về Cơ Đốc Giáo, anh ta đưa ra một câu phát biểu rằng không có một bằng chứng lịch sử nào về Cơ Đốc Gíao hoặc Đấng Christ cả. Anh ta là một sinh viên chuyên về lịch sử, và tôi để ý thấy một trong những quyển sách giáo khoa của anh là sách lịch sử La mã. Anh ta thừa nhận rằng có một chương bàn về sứ đồ Phao Lô và Cơ Đốc Giáo. Sau khi đọc chương này, anh sinh viên ấy rất thích chú về phần bắt đầu mô tả Phao Lô bằng cách mô tả đời sống của Sau Lơ người Tạt Sơ và kết thúc với lời mô tả về đời sống của sứ đồ Phao Lô. Rồi từ phần kế tiếp cho đến phần kết thúc, sách cho biết những gì xảy ra trong giai đoạn giữa thì không rõ. Sau khi tôi mở sách Công vụ và giải thích sự hiện ra của Đấng Christ Phục sinh với Phao Lô, sinh viên này nhìn nhận rằng đây là lời giải thích hợp lý nhất về sự cải đạo của Phao Lô. Sau đó, anh cũng tin nhận Chúa Giê-su là Đấng Cứu Thế.

Elias Andrew bình luận, "nhiều người tìm thấy trong sự biến đổi cơ bản của "người Pharisi giữa vòng những người Pharisi này" bằng chứng mang tính thuyết phục nhất về lẽ thật và quyền năng của tôn giáo mà ông đã được cải đạo, cũng như sự đáng giá tối hậu và địa vị của thân vị Đấng Christ". Archibald Mac Bride, giáo sư tại Đại học Aberdeen, viết về Phao Lô như sau, "Bên cạnh những thành quả của ông... thì thành quả của Alexander và Napoleon trở nên vô nghĩa." Clement nói rằng Phao Lô đã phải trãi qua xiềng xích bảy lần, giảng Phúc Âm ở Phương Đông và Phương Tây, chưa đi hết Phương Tây; và đã chết như một người tử đạo dưới tay những kẻ quyền hành."

Phao Lô đã lặp đi lặp lại rằng Chúa Giê-su hằng sống phục sinh đã biến đổi đời sống của ông. Ông đã rất tin cậy vào sự sống lại của Đấng Christ từ kẻ chết và ông cũng đã tử đạo cho niềm tin của mình.

Hai giáo sư tại Đại học Oxford là Gilbert West và Lord Lyttleton đã có quyết định muốn hủy diệt niềm tin Cơ Đốc. West chuẩn bị chứng minh về tính ngụy biện của sự phục sinh còn Lyttleton chứng minh rằng Sau Lơ người Tạt sơ chưa hề cải đạo thành Cơ đốc nhân. Nhưng cuối cùng, cả hai người đi đến kết luận hoàn toàn trái ngược nhau và họ đã trở thành môn đồ hết lòng với Chúa Giê-su. Ông Lord Lyttleton viết, "chỉ cần suy xét một cách thích đáng về sự trở lại đạo và chức vụ sứ đồ của Thánh Phao Lô mà thôi, thì đó cũng là một bằng chứng đầy đủ để chứng minh rằng Cơ Đốc Giáo là sự Mặc Khải Thiên Thượng." Ông ta đi đến kết luận rằng nếu hai mươi lăm năm hầu việc Chúa và chịu khổ của Phao Lô là thật, thì sự cải đạo của ông cũng thật, thì mọi sự ông làm đều bắt đầu với một sự thay đổi bất ngờ. Và nếu sự trở lại đạo của ông là thật, thì Đấng Christ thật đã sống lại từ kẻ chết, vì tất cả con người và công việc của Phao Lô đều liên hệ đến sự việc ông đã thấy Chúa phục sinh.

JOSH MCDOWELL