Vậy hãy đi, làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-têm cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, và dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con (Ma-thi-ơ 28:19-20).
Trong đoạn được gọi là Đại mạng lệnh này, Chúa Giêsu đề cập đến việc môn đồ hóa, lễ báp-têm, và sự giảng dạy. Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng việc trở thành môn đồ và sự giảng dạy là thiết yếu để tăng trưởng đức tin; tuy nhiên, một số người Cơ Đốc chọn để trì hoãn hoặc bỏ qua mạng lệnh về chịu phép Báp-têm.
Ý muốn của Thiên Chúa là mỗi người nhận sự cứu rỗi đều tham gia vào nghi thức được đòi hỏi theo Kinh Thánh. Một khi Chúa Giê-su giao trọng trách này cho những người theo Ngài, phép Báp-têm đã không còn là sự chọn lựa nữa. Kinh Thánh có ghi chép một số ví dụ của các Cơ-đốc nhân tân tòng chịu Báp-têm trong vâng phục, ngay sau khi nhận sự cứu rỗi. Phao-lô và Si-la đã hướng dẫn người cai ngục của họ nhận Chúa Cứu-thế và chịu lễ Báp-têm (Công-vụ 16:32-33: "Rồi hai ông giảng Đạo Chúa cho viên cai ngục và mọi người trong nhà ông ấy. Ngay giờ đó, giữa đêm khuya, viên cai ngục đưa hai ông ra và rửa các vết thương cho, rồi ông ấy và mọi người trong nhà ông ấy lập tức chịu phép báp-têm"). Tương tự như vậy, Phillip đã dắt quan thái giám Ethiopia vào trong nước tức thì sau khi nghe lời xưng nhận đức tin của ông ta.(Công-vụ 8:36-38 - Phi-líp nói: "Nếu ông hết lòng tin ông có thể chịu phép báp-tem." Thái giám đáp: "Tôi tin Chúa Cứu Thế Giê-su là Con Đức Chúa Trời." Ông truyền cho xe dừng lại, rồi cả hai người, Phi-líp và quan thái giám, cùng bước xuống nước, và Phi-líp làm báp-têm cho ông). Ngày nay, quá nhiều tín hữu chần chừ bởi vì họ không nhận thức phép Báp-têm như một mạng lệnh hoặc biết được việc trì hoãn cũng giống như một sự nổi loạn.
Giáo lễ này rất quan trọng bởi vì nó là một sự tuyên xưng đức tin công khai: chúng ta công bố Đức Chúa Trời là Cha chúng ta và Chúa Giê-su Christ là Đấng Cứu Thế, và chúng ta thừa nhận rằng Đức Chúa Thánh Linh sống trong chúng ta. Ý muốn hạ mình trong cách này tôn vinh Đức Chúa Trời như là Chúa của đời sống chúng ta. Phép Báp-têm bằng cách trầm mình xuống nước cũng tượng trưng cho sức mạnh biến đổi của sự cứu rỗi: chúng ta chịu "chôn vùi" để chứng tỏ chúng ta nay đã chết đối với những thói quen cũ, và chúng ta được nâng lên để bày tỏ rằng bây giờ chúng ta bước đi trong đời sống mới. (Rôma 6:4)
Bạn đã tuân theo mệnh lệnh của Thiên Chúa nhận phép Báp-têm của một tín hữu chưa? Nếu chưa, hãy quyết định ngay hôm nay để gọi mục sư xin sắp xếp một sự xưng nhận công khai của bạn về đức tin vào Đức Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Linh.
Charles Stanley (dch)