Hãy mang gánh nặng cho nhau, vì như vậy anh chị em mới làm trọn luật của Đấng Christ. (Ga-la-ti 6:2)
Sự hiện diện yên lặng của chúng ta trong suốt thời gian đau khổ của người khác nói lên mạnh hơn bất kỳ lời khuyên giải nào. Ví dụ, một góa phụ đau buồn không cần nghe về câu chuyện mất mát của chúng ta, bà ấy cần một cánh tay quàng trên vai để giúp nhận biết là mình không cô đơn.
Hãy suy nghĩ về những lần chúng ta mang gánh nặng của mình dâng lên Đức Chúa Trời trong lời cầu nguyện. Đơn giản chỉ là trải nghiệm về sự hiện diện của Ngài lấy đi sức nặng ra khỏi đôi vai chúng ta. Sự đáp ứng của Thiên Chúa cho nỗi đau của chúng ta là một minh chứng rõ ràng rằng quan trọng biết bao việc làm cho mình trở thành sẵn sàng và lắng nghe người láng giềng mình. Dù chúng ta cảm thấy vụng về thế nào đi nữa, tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ một gánh nặng bằng sự trải ra thời gian với người bạn đang phải chịu nỗi khó khăn. Đức Thánh Linh sẽ chỉ cho chúng ta thời điểm thích hợp để nói chuyện, nếu những lời nói là cần thiết. Đó là cơ hội để chia sẻ như thế nào Đức Chúa Trời đã làm việc tại đời sống chúng ta trong giai đoạn đau khổ. Khi chúng ta để Đức Thánh Linh toàn quyền kiểm soát, Ngài ghi khắc các cảm nhận cách sâu xa vào hệ thống cảm xúc của chúng ta vì vậy chúng ta có thể phục vụ cho mọi người khác một cách đích thực. Những người đang chịu đau thương bám víu vào những câu chuyện đồng cảm ấy như thể một phao cứu sinh - nó mang lại cho họ niềm hy vọng với suy luận rằng vì Thiên Chúa đã dẫn dắt một người đi qua thung lũng của bóng tối, Ngài chắc chắn sẽ thành tín để dẫn đưa con chiên khác.
Lòng thương xót được phát triển theo Thánh Linh có thể đòi hỏi chúng ta cung cấp cho người láng giềng đang bị gánh nặng sự giúp đỡ theo các cách khác kể cả việc tiếp trợ vật chất. Thật dễ dàng để cầu nguyện cho một người bạn hoặc chia sẻ câu chuyện của mình với một thành viên của Hội thánh, nhưng chúng ta không thể chỉ giới hạn mình vào những điều đó. Nếu muốn sẵn sàng để được sử dụng bởi Chúa Cha, chúng ta phải mở lòng cho sự lãnh đạo của Ngài về việc làm thế nào để cung hiến sự trợ giúp.
Tiến sĩ Charles Stanley (dch)