Một cách để hiểu được ý nghĩa về cái chết của Chúa Giêsu là tưởng tượng một cảnh phòng xử án, trong đó chúng ta đang chịu xét xử vì tội lỗi của mình và Đức Chúa Trời là thẩm phán. Tội lỗi của chúng ta đối với Thiên Chúa là tội phạm căn bản. Chính Đức Chúa Trời là vị chánh án của chúng ta, và theo luật pháp Thiên-thượng tội phạm của chúng ta xứng đáng với án tử hình. Cái chết, theo ý nghĩa tâm linh, hàm ý sự cách biệt đời đời khỏi Thiên Chúa trong nỗi đau khổ bất tận. Đó là một bản án rất nghiêm trọng.
Bởi sự đổ huyết của Ngài trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã gánh lấy hình phạt xứng đáng của chúng ta và ban cho chúng ta sự công chính của Ngài. Khi chúng ta tin nhận Đấng Cứu-thế cho sự cứu rỗi của mình, trên căn bản chúng ta đang làm một cuộc trao đổi. Bởi đức tin, chúng ta trao đi tội lỗi của mình cùng án chết kèm theo của nó để đổi lấy sự công chính và đời sống của Ngài. Theo ngôn từ thần học, điều này được gọi là "sự chuộc tội thế chấp." Đấng Cứu-thế đã chết trên thập tự giá như là người thay thế của chúng ta. Nếu không có Ngài, chúng ta sẽ phải đau đớn chịu án tử về tội lỗi của mình. Trước giả sách Hê-bơ-rơ đặt nó theo cách này: "Theo Kinh Luật hầu hết mọi vật đều được thanh tẩy bằng huyết và không đổ huyết thì không có sự tha tội" (Hê-bơ-rơ 9:22). Để Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi của chúng ta, sự phán xét của Ngài phải được thỏa đáng và điều này đòi hỏi sự đổ huyết.
Một số người phản đối, "Sự đổ huyết dường như quá dã man. Nó có thực sự cần thiết không? Tại sao Đức Chúa Trời không chỉ đơn giản tha thứ cho chúng ta?" Bởi vì Thiên Chúa là thánh khiết, Ngài phải phán xét tội lỗi. Có một thẩm phán công bằng và công chính nào buông tha tội ác không bị trừng phạt? Tại thập tự giá, Đức Chúa Trời đổ ra phán xét trên Con Ngài và thoả đáng cơn thịnh nộ của Ngài, điều này làm Ngài có thể tha thứ cho chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giê-su đã đổ huyết của Ngài ra cho mọi tội lỗi của bạn, của tôi, và của toàn thế giới.
Đức Chúa Trời đã trút đổ cơn thịnh nộ mình trên Con của Ngài để chúng ta có thể được tha khỏi số phận khủng khiếp đó. Đây là thông điệp trung tâm của thập giá và là lý do cho sự hy vọng của chúng ta: Thiên Chúa lìa bỏ Con Ngài để Ngài có thể sẽ không bao giờ từ bỏ chúng ta. Thiên Chúa bảo đảm với chúng ta,"Ta không bao giờ lìa con, cũng không bao giờ bỏ con" ( Hê-bơ-rơ13:5). Có phải đó thật là một lời hứa tuyệt vời không?
Mục sư Chuck Swindoll (dch)