Đền tạm là bức ảnh nhật ký lưu trữ tài liệu về sự cứu rỗi của Thiên Chúa. Nó không phải là một việc suy tưởng sau nầy, đó là sự diễn giải định trước của Ngài về những gì Chúa Giê-su sẽ làm cách trọn vẹn trên thập giá. Đền Tạm là chân dung rõ ràng nhất về Đấng Cứu Thế và sự cứu chuộc của Ngài được tìm thấy trong bất kỳ phần nào của Cựu Ước. Trong khi Thiên Chúa chỉ sử dụng một câu để ghi lại sự sáng tạo (Sáng thế ký 1:1), và hai chương (Sáng thế ký 1,2) để giải thích sự việc ấy, Ngài dùng 15 chương (Xuất Ê-díp-tô 25-40) để giải thích việc xây dựng Đền Tạm và thêm 27 chương nữa trong Lê-vi-ký để mô tả nó trong hành động. Công việc này quan trọng đến nỗi Đức Chúa Trời không tùy thuộc vào sự khéo léo của thợ thủ công làm theo một bản thiết kế, Thiên Chúa đã thực sự vào trong các người thợ qua Thánh Linh Ngài (Xuất Ê-díp-tô 31:1-6) và hướng dẫn từng bước cho công việc của họ.
Trước khi Thiên Chúa gửi đến một người mang tên Đấng Cứu-thế Giê-su, Ngài đã gửi một bức ảnh được gọi là Đền Tạm. Đền tạm là một tập lưu ảnh của lời giải thích chi tiết nhất về sự cứu rỗi trong Cựu Ước. Đền tạm là mức sơ khởi của học thuyết Cơ-đốc giáo, nó là một hệ thống thần học mà Phao-lô thực sự sử dụng trong Rô-ma để giải thích sự cứu rỗi. Trong Cựu Ước, đền tạm là nơi cư ngụ của Thiên Chúa. Trong Tân Ước, Hội Thánh trở thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa. Trước khi có Thập-tự giá, trước khi Đấng Cứu-thế đến, Thiên Chúa đã thiết lập các nghi lễ để tiêu biểu, làm hình bóng, và giải thích về Thập tự Giá. Người quan sát sẽ thấy rõ rằng tội lỗi phải được đối phó trước khi có thể tiếp cận được với Đức Chúa Trời. Sự hiệp thông với Đức Chúa Trời chỉ có thể đạt được khi tội lỗi đã được giải quyết. Đó là thông điệp của lễ dâng sinh tế và nơi gặp gỡ được gọi là Đền Tạm.
Bây giờ ở phía bên này của Thập tự giá, ý nghĩa cái chết của Đấng Cứu-thế với Thiên Chúa, và những ảnh hưởng về cái chết của Ngài cho các tín nhân như chúng ta là sự dạy dỗ rõ ràng nhất của Đền Tạm. Ngay cả Tân Ước cũng phải quay trở lại Đền tạm để giải thích việc làm của Đấng Cứu-thế (Rô-ma 3, Hê-bơ-rơ 8, 9).
Tiến sĩ John Barnett (dch)