Trái của sự vâng lời ! Kết quả của một cuộc hội thảo Châu Âu là hành động chuyển từ sự sợ hãi con người đến sự kính sợ Đức Chúa Trời Năng quyền của Đức Chúa Trời có thề được bày tỏ qua chúng ta một cách đáng kinh ngạc nhất và lạ lùng nhất. Trải qua một vài kinh nghiệm, tôi cũng học được rằng điều nầy tùy thuộc vào sự vâng lời của tôi/chúng ta trước những "lời làm cho sống lại" từ Chúa trong một tình huống đặc biệt nào đó.
Nhiều năm trước đây, tôi tham dự một buổi họp ban ngành quốc tế với nhiều nhân vật đến từ các nước Châu Âu. Chúng tôi đang ở trên vành đai Bắc cực về phía Bắc Thụy Điển.
Một buổi chiều nọ, sau buổi tối, tôi đang đứng trò chuyện với một người Đan Mạch. Anh ta miêu tả toàn bộ câu chuyện đời của anh ta cho tôi nghe và nhấn mạnh việc anh ta đã và đang thành công ra sao. (Có nhà to, có 3 chiếc xe hơi, là thành viên của ban điều hành trường đại học, là cộng sự của một công ty tư vấn và thanh tra lớn của Đan Mạch... )
Trong khi tôi đứng lắng nghe, lời Chúa phán với tôi rằng: "Hãy nói với người này rằng sự giàu có và ơn phước của anh ta là kết quả từ lời cầu nguyện của vợ anh ta." Tôi hơi bị choáng trước điều này. Làm thế nào tôi có thể nói về vợ anh ta trong khi tôi không biết liệu cô ta có phải là một người Cơ Đốc hay không ? Tôi thưa với chúa rằng : "Ôi, con sẽ không làm thế đâu, thưa Chúa." Tôi đang tranh luận với Ngài. Lý do khiến tôi không nói với anh ta lời Chúa phán là vì tôi sợ người hơn là sợ Chúa. Cảm giác sâu thẩm của tôi là: "Anh ta sẽ nghĩ thế nào về tôi nếu như tôi nói sai," và nhiều nhiều lý do khác. Danh tiếng của tôi sẽ theo lời tôi nói mà tan thành khói mây chăng?
Thình lình người đàn ông này nói rằng anh ta phải đi. Tôi cho rằng tôi đã bỏ lỡ cơ hội nói về cuộc đời của anh ta. Tôi đã không vâng lời và tôi xin Chúa tha thứ cho tôi, ban cho tôi thêm một cơ hội nữa và tôi hứa rằng lần này tôi sẽ vâng lời Ngài.
Sau đó, trên đường về phòng, tôi gặp anh ta ở hành lang. Tôi hắng giọng và nói với anh ta: "À, lúc nãy tôi quên mất không nói với anh vài điều." Anh ta đáp: "Vậy sao ? Chuyện gì vậy ?" Tôi nói: "Anh biết đấy tôi là một Cơ Đốc Nhân và tôi xin nói với anh những gì Chúa phán về anh là : sự thịnh vượng mà anh đã kể với tôi là một ơn phước đến từ Chúa, là kết quả từ lời cầu nguyện của vợ anh đấy."
Sau một thoáng, anh ta hỏi tôi: "Làm sao anh biết rằng vợ tôi đang cầu nguyện cho tôi và các con của chúng tôi?" Tôi nói rằng tôi không thể nào biết được, nhưng Chúa biết và đó là sự thật liên quan đến lý do thành công của anh. Sau đó, chúng tôi đã có một buổi chuyện trò rất lâu liên quan đến việc làm một người Cơ Đốc và làm sao để sống một đời sống chuyên môn lẫn đời sống đầy dẫy Thánh Linh cùng với gia đình. Chúng tôi cũng thảo luận về những khía cạnh khác nhau trong đời sống giáo hội. Một lần, khi trở về phòng, tôi cảm tạ Chúa vì sự dẫn dắt của Ngài bởi Chúa Thánh Linh và cảm tạ Ngài vì tôi và người đó đến nay vẫn là bạn tốt của nhau.
Ba tháng sau, tôi nhận được một tờ fax từ anh ta. Anh ta mời tôi đến Amsterdam và có buổi nói chuyện tại hội nghị đánh giá quốc tế, được sắp xếp bởi tổ chức FEE và IFAC ở Amsterdam, Netherlands.
Tôi sẽ là diễn giả thứ hai trong một buổi hội thảo về vai trò quản lý và tính hiệu quả trong một tổ chức lớn. Diễn giả đầu tiên là chủ tịch của Ban Thanh Tra Châu Âu. Khi tôi đọc tờ fax mời đó, lời Chúa phán với tôi rằng : "Con sợ vâng theo lời phán của ta khi nói về người này cách đây 3 tháng vì con sợ đánh mất danh tiếng của mình, nhưng cuối cùng, khi con vâng lời, thì đây là ơn phước ta dành cho con, như là kết quả của những gì con đã làm."
Nước mắt tôi trào ra và tôi tự nói với mình và với Chúa rằng: "Đến chừng nào thì con sẽ hiểu đầy trọn hơn đường lối của Ngài, thưa Chúa ?"
Đang khi chuẩn bị cho buổi nói chuyện, lời Chúa phán với tôi rõ ràng rằng: "Hãy giới thiệu về một trong những người quản lý chuyên nghiệp đầu tiên của ta có tên là Giô-sép." Lần nầy, tôi quyết định lập tức vâng lời Chúa mà không phải tranh cải gì thêm.
Trong buổi hội nghị tại Amsterdam, tôi ngồi cùng dãy với những con người xuất chúng đến từ khắp nơi trên thế giới. Tôi đã chuẩn bị rất tốt và khởi sự với một số suy nghĩ về quan điểm Thánh Kinh liên hệ đến trách nhiệm và quản lý. Điền nầy dẫn đến việc chủ tịch của Ban Thanh Tra Châu Âu đặt ra một câu hỏi cho tôi và thính già về con người chưa bao giờ sẵn sàng chịu trách nhiệm cho hành động của mình và liên hệ đến kẻ giết người đầu tiên – Ca-in trong Kinh Thánh.
Quả là một buổi hội thảo đầy kinh ngạc với những nhà tư vấn và những kế toán viên đến từ khắp nơi trên thế giới; đó là một ơn tứ lớn lao cho tôi và công ty của tôi. Đây là một bài học mà tôi sẽ không bao giờ quên, và trong khi bay đến địa điểm và buổi nói chuyện kế tiếp ở Virginia Beach Hoa Kỳ, tôi chỉ biết cảm tạ Chúa vì cớ ơn phước của Ngài dành cho tôi !
JAN STURESSON (Theo Vai Trò Lãnh Đạo Trong Tinh Thần Đầy Tớ)