Vụ án Dred Scott v. Sanford tại Tòa Án Tối Cao năm 1856 cho thấy là con người chúng ta thật sự kém thiếu công bình như thế nào. Vụ việc bắt đầu khi Henry Low chuẩn bị làm đơn để tìm cách giải phóng một nô lệ, Dred Scott, là người đã làm việc cho ông. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ Henry không sở hữu ông Scott mà bà Emerson mới là người sở hữu. Mặc dầu bà sống ở tại Nữu Ước còn Dred Scott thì sống ở Missouri, bà không chịu ông ta tự do.
Vụ việc nầy đã đi từ các tòa thấp hơn cho đến tòa án tối cao. Đến khi các quan tòa tối cao đã nghe vụ việc nầy, thì phong trào bãi nô ở tại Mỹ đã phát triển mạnh mẽ. Những người ủng hộ bãi bỏ nô lệ muốn chế độ nô lệ phải bị cấm ở trong các lãnh thổ mới và các tiểu bang như Missouri. Các chủ nô ở miền Nam thì lại hết sức muốn giữ quyền sở hữu nô lệ của họ bởi vì các nông trại của họ đòi hỏi sức lao động. Để làm cho vụ việc nầy rắc rối thêm, Dred Scott lại đã sống một thời gian ở tại vùng Wisconsin tự do, vì sự kiện đó, Blow lập luận rằng Scott phải là một người tự do.
Tòa án tối cao không thể quyết định được. Họ đã nghe các lời tranh cãi miệng đến hai lần, sau đó các tòa đã đình hoãn trong hai tháng. Họ bị chia rẽ trong vấn đề nầy đến nỗi thậm chí không nhóm hiệp trong suốt thời gian đó. Cuối cùng mỗi một quan tòa đã viết ý kiến của riêng mình. Bảy người trong số họ đã quyết định rằng Dred Scott vẫn là một nô lệ trong khi có đến hai người quyết định anh ta tự do. Bởi vì tòa án tối cao đã quyết định rằng chế độ nô lệ không bị cấm ở tại các lãnh thổ mới, chỉ có một sự tu chính theo hiến pháp mới có thể cấm việc bành trướng của chế độ nô lệ.
Quyết định nầy là một trong những nguyên nhân chính đã gây ra cuộc nội chiến. Nhiều năm sau đó, Tòa án Tối cao đã bãi bỏ quyết định của họ về chế độ nô lệ.
Xuyên suốt lịch sử, các quan án loài người đã trải qua một giai đoạn khó khăn dể quyết định điều gì là đúng điều gì là sai. Cũng giống như chúng ta, họ bị mắc kẹt trong ngành văn hóa, vị sai lệch bởi các cá tính riêng của mình, và bị giới hạn trước những bằng chứng được trình trước tòa, là điều có thể mô tả không chính xác sự thật.
Một vụ xét xử sai lầm của tòa án gần đây hơn là vụ Roe chống với Wade trong đó Tòa Án Tối Cao đã quyết định phá thai là hợp pháp. Việc giết các đứa trẻ chưa ra đời theo luật pháp chắc chắn là không công bằng. Vậy mà tòa án đã ủng hộ cho sự bang bổ nầy, Tôi đang cầu nguyện để giống như sự hủy bỏ chế độ nô lệ, Tòa Án Tối Cao cũng sẽ hủy bỏ quyết định của họ trong vụ Roe chống với Wade để hợp pháp hóa việc phá thai theo yêu cầu.
Đức Chúa Trời không tranh chiến giữa điều phải và điều sai. Tác giả Thi thiên công bố:"Hỡi Đức Giê-Hô-Va, Ngài là công bình, sự xét đoán của Ngài là ngay thẳng." Các luật lệ của Ngài phản ánh bản chất công bình của chính Ngài là sự toàn hảo của tâm tính Ngài về mặt đạo lý. Những sự lạm dụng về mặt văn hóa, sự thiếu hiểu biết, hoặc bất cứ các yếu tố nào khác cũng không thể làm thay đổi những phán quyết của Ngài.
Các định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời hoàn hảo từng chút một cũng như các định luật tự nhiên của Đức Chúa Trời chúng ta sẽ gặt lấy những hậu quả. Ví dụ, nếu bạn đứng trên tòa nhà Empire State ở tại thành phố Nữu Ước mà nhảy xuống thì luật vạn vật hấp dẫn sẽ bảo đảm cho bạn cái chết. Giống như vậy, nếu bạn tự giam mình trong một gara và thở khí carborn monoxide thay vì oxygen mà cơ thể bạn cần, thì bạn sẽ chết. Các định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời cũng không hề kém ràng buộc. Với tư cách Quan
tòa và Đấng ban luật pháp trọn vẹn. Đức Chúa Trời cũng là người làm cho vững luật pháp. Các luật lệ của Ngài trình bày những trách nhiệm mà Đức Chúa Trời đo lường sự công bình của chúng ta. Khi các luât lệ của Ngài bị vi phạm. Ngài sẽ trừng phạt bất cứ ai thách thức các luật lệ công bằng của Ngài.
Bạn có lẽ tự hỏi vì sao Đức Chúa Trời lại quá chính xác trong các định luật thuộc linh của Ngài. Ngài không lập luật chỉ để "đùa cho vui". Các luật lệ công bình của Ngài tập trung vào những tiêu chuẩn trong việc chúng ta hành động cách đúng đắn đối với nhau.
Kết quả là, các định luật thuộc linh của Đức Chúa Trời là những cột trụ cho công lý và đạo đức trong bất cứ dân tộc nào. Để trình bày lại sự thật nầy, các luật lệ của một dân tộc công bằng theo mức độ chúng tuân thủ theo các luật lệ của Đức Chúa Trời. Khi những người lãnh đạo của một quốc gia từ chối và không vâng lời Chúa, họ cắt đứt sợi dây neo đạo lý và đưa dân tộc mình vào chỗ buông tuồng, bỏ mặc cho dân tộc mình lênh đênh trong một đại dương của sự tương đối về mặt đạo đức. Không có Đức Chúa Trời, họ đánh mất la bàn luân lý và đẩy xã hội của họ đến chỗ bất công, không thành thật, và tình trạng suy đồi.
Bill Bright