Thật buồn để nói, khiêm nhường thường bị hiểu sai là hèn nhát, nhu nhược hay bạc nhược. Thật ra, nó hoàn toàn trái ngược. Và trong Kinh Thánh, những ai thật khiêm nhường thường bị cho là kiêu ngạo hay ngạo mạn. Lấy Đavít làm ví dụ. Theo lời yêu cầu của cha cậu, Đavít đi thăm các anh cậu đang tham chiến chống lại đạo quân người Philitin. Khi cậu đến chiến địa, cậu thấy tất cả người lính kể cả các anh cậu, đang ở trong tư thế chiến đấu lạ đời: trốn sau hốc đá và run rẩy sợ hãi, Họ run sợ bởi tên khổng lồ người Philitin to lớn, mạnh mẽ và tiếng tăm. Đavít nhận ra rằng chuyện này đã diễn biến bốn mươi ngày nay, và cậu hỏi với giọng điệu người lớn, "Tên Philitin không cắt bì kia là ai mà dám sỉ nhục đạo quân của Đức Chúa Trời Hằng Sống ?" (1Sa 17:26).
Thái độ của Đavít làm cho người anh cả của cậu là Ê-li-áp nổi khùng. Bạn nghĩ Ê-li-áp nghĩ gì không ? Cậu em của tôi không phải là con nhà nòi, nó quá kiêu ngạo. Người anh cậu đáp trả lại Đavít, "Tao biết tánh kiêu ngạo và sự độc ác của lòng mầy" (c.28- BTT). Chà, một lời quở trách thẳng thừng! Bản Dịch Mới dịch, "Tao biết mầy xấc láo, ương ngạnh."
Nhưng khoan đã! Ai mới thật là người kiêu ngạo? Mới ở chương trước, tiên tri Samuên đến nhà của ông Giê-se xức dầu cho vị vua sắp tới. Ê-li-áp người anh cả đã không cắt ngang. Cả Giê-se lẫn Samuên đều cho rằng Ê-li-áp sẽ được Chúa chọn vì anh ta là anh cả và là người con cao to nhất và khỏe mạnh nhất của Giê-se. Nhưng Chúa nhất mực phán, "Ta đã từ bỏ nó" (1Sa 16:7).
Sau này Chúa khen sự khiêm nhường của Đavít bằng cách tuyên bố Đavít là người có tấm lòng của Ngài (xem Công vụ 13:22). Sự khiêm nhường là một đặc điểm trong đời sống Đavít, và chúng ta thảy đều biết rằng vị lãnh đạo vĩ đại này không phải là yếu đuối, nhu nhược hay hèn nhát đâu. Ông là người đã viết, "CHÚA ở cùng tôi, tôi sẽ không sợ. Người phàm sẽ làm chi tôi?" (Thi 118:16).
Tôi tin kẻ thù đã làm việc cật lực để ngăn cản chúng ta định nghĩa và hiểu biết sự khiêm nhường. Nhiều tín đồ yêu Chúa đã hòa cùng người thế gian vô tín xem khiêm nhường là ăn nói nhỏ nhẹ, là thái độ nhút nhát và không nên đối đầu. Nhưng định nghĩa này rất xa, xa với ý nghĩa thật của từ khiêm nhường . Hãy xem hai ví dụ nữa của Kinh Thánh : Môise và Chúa Giê-su. Chúng ta đọc trong sách Dân số, "Môi-se là một người rất khiêm tốn, khiêm tốn nhất trần gian" (Dân 12:3).
Thật là một câu nói rất hay! Bạn và tôi có thích mình cũng được Chúa nói vậy không ? Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ dám nói về bản thân vì chỉ có những con người ngạo mạn, kiêu ngạo, khoe khoang, khoe cái tôi mới nói cho mọi người rằng người ấy khiêm nhường thế nào, phải vậy không ? Nhưng hãy đoán ai viết sách Dân số - Môise! Con người lạ lùng này của Chúa đã mô tả bản thân ông là người khiêm nhường nhất trần gian.
Sao lại có chuyện này ? Bạn nghĩ có một mục sư đứng trước hội thánh và tuyên bố, "Thưa quý vị, tôi rất khiêm nhường, nên để tôi nói cho quý vị hay về điều này." Có lẽ mọi người sẽ cười ông mục sư này.
Bây giờ hãy nghe lời Chúa Giê-su phán : "Hãy đến cùng Ta. Ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ... học theo Ta... vì Ta có lòng dịu hiền và khiêm tốn (Mat 11:28-29).
Thật ra, Chúa Giêsu có ý nói, "Nào, hãy đến cùng Ta. Ta khiêm nhường và Ta muốn dạy các con về sự khiêm nhường." Giống như lời Môi se nói, sự khiêm nhường mà Chúa Giêsu tự tuyên bố không "hợp thời" trong thế giới ngày nay. Nhưng vấn đề không phải là những gì mà Môise và Chúa Giê-su nói; vấn đề là chúng ta đã hiểu biết lệch lạc về sự khiêm nhường. Chúng ta đánh mất ý nghĩa thật của từ này vì ngày nay chúng ta nghĩ khiêm nhường là sống như ‘giòi bọ" và nói đến việc bất lực và tình trạng khốn nạn của chúng ta. Trong khi đó, khiêm nhường như Chúa định nghĩa thì phẩm chất rât tích cực, đầy quyền năng. Khiêm nhường thật là vâng lời tuyệt đối và lệ thuộc nơi Chúa. Nó đặt Chúa trước hết, những thứ khác thứ hai và bản thân thứ ba trong mọi lĩnh vực. Khiêm nhường không liên hệ gì đến việc ăn nói nhỏ nhẹ và cảm thấy thấp bé nhưng nó liên hệ rất nhiều đến việc sống can đảm, không nao sờn trong quyền năng của ân điển miễn phí của Chúa.
Hãy nhớ những người chịu đựng cách can trường và kết thúc tốt đẹp sẽ nhận phần thưởng như thế nào? Phaolô cảnh báo đừng để khiêm nhường giả tạo – mà có vẻ là khôn ngoan - lừa dối anh em đánh mất phần thưởng. Ông cảnh báo, "Đừng để bị lừa mà mất phần thưởng bởi những kẻ cố làm bộ khiêm nhường" (Cô 2:18). Mười thám tử và dân Y-sơ-ra-ên nhút nhát là một ví dụ cho thấy khiêm nhường già tạo thật sự khiến chúng ta đánh mất phần thưởng mà Chúa định ban cho.
Đó là chỗ nhiều tín đồ đánh mất định mệnh của họ do khiêm nhường giả tạo. Calép và Giôsuê, hai thám tử mà đã báo cáo trong tin thần khiêm nhường, là hai người duy nhất thuộc thế hệ đó được Chúa cho phép bước vào xứ hứa. Với Giôsuê là lãnh đạo, thế hệ mới của dân Y-sơ-ra-ên bước vào xứ cách can đảm, khiêm nhường trong năng quyền của cánh tay Chúa. Và họ đã chiến thắng.
Chúng ta thảy đều được kêu gọi để trở thành nhà lãnh đạo và người gây ảnh hưởng. Bạn lãnh đạo như thế nào ? Bạn có trang bị bằng sự khiêm nhường phục dưới cánh tay quyền năng của Chúa hay bạn làm ra vẻ khiêm nhường nhưng vẫn còn làm việc bởi sức riêng?
Mọi người trong thế hệ Calép và Giôsuê đều ở vị trí chiến thắng. Êliáp và các em của anh ta đáng lý chiến thắng dân Philitin trước khi người thanh niên Đavít xuất trận.
Tôi rất vui là bạn để thì giờ học biết ý nghĩa của việc trang bị chính mình bằng sự khiêm nhường. Nhưng hãy dừng lại đây. Hãy tra cứu Kinh Thánh và xin Thánh Linh soi sáng cho bạn. Đừng bị che mắt và đánh bại trong cuộc sống vì thiếu hiểu biết. Bạn được định để kết thúc tốt đẹp. Hãy nghe lời hứa của Chúa: Những người nhu mì cũng sẽ được thêm sự vui vẻ trong Đức Giê-hô-va. (Êsai 29:19 – BTT).
Thật là một lời hứa tuyệt vời! Chúng ta thảy đều thích vui mừng. Nhưng tại sao đây là một lời hứa quan trọng ? Vì "Vì sự vui mừng của Chúa là sức mạnh của bạn" (Nê 8:10). Sức mạnh để kết thúc tốt đẹp. Chúng ta không thể chạy can trường cuộc đua và hoàn tất cuộc đua mà không có sự vui mừng. Chúa hứa rằng bạn và tôi sẽ thêm lên vui mừng hay sức mạnh nếu chúng ta cứ mặc lấy sự khiêm nhường.
JOHN BEVERE (Theo Không Nao Sờn)