"Vẫn học mà không biết lẽ thật được" (2 Ti-mô-thê 3:7)
Tôi thường nghe người ta hỏi: "Khi nào thì chúng tôi nên rời bỏ Hội thánh hay là đoàn truyền giáo?" "Ai đã phái bạn đến Hội thánh hiện nay bạn đang sinh hoạt?"
Đa số họ trả lời: "Chúa đã đưa họ đến." Tôi đáp: "Nếu Chúa đưa anh đến, đừng rời khỏi cho đến khi Chúa phóng thích anh. Nếu Chúa im lặng, Chúa thường muốn nói: "Đừng thay đổi điều gì, đừng rời khỏi. Hãy ở nơi ta đã đặt để con!".
Khi Chúa muốn chỉ dẫn chúng ta rời khỏi bạn sẽ đi với sự bình an. Điều kiện chức vụ gì không quan trọng. "Vì các ngươi sẽ đi ra vui vẻ, được đưa đi trong sự bình an" (Ê-sai 55:12).
Vì vậy, sự ra đi của chúng ta không dựa vào hành động hoặc thái độ của người khác nhưng bởi sự dẫn dắt của Thánh Linh. Sự ra đi với một sự vấp phạm hay linh chỉ trích không phải là kế hoạch của Chúa. Đó là sự phản ứng lại sự hướng dẫn của Chúa chứ không phải làm theo chỉ dẫn của Ngài. Rô-ma 8:14 nói: "Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dẫn dắt đều là con của Đức Chúa Trời." Lưu ý Kinh thánh không nói: "Vì hết thảy những kẻ nào phản ứng lại những hoàn cảnh khó khăn, họ là con cái (sons) Đức Chúa Trời."
Hầu như mỗi lần từ con trai được sử dụng trong Tân Ước nó xuất phát từ hai chữ Hy-lạp : teknon, và buios. Một định nghĩa đúng nhất cho từ teknon là "Một người con được sinh ra thật sự."
Khi đứa con trai đầu lòng của chúng tôi Adison được sinh ra. Nó là con của John-Bevere sinh ra. Nó được sinh ra bởi tôi và vợ tôi. Khi nó ở trong nhà trẻ với những đứa trẻ mới sinh khác, bạn không thể nhận ra nó là con trai tôi. Khi bạn bè và gia đình đến thăm, họ không thể bế nó ra nếu không có tên ghi trên chỗ nó nằm. Nó không có bất kỳ điều gì để loại riêng nó ra. Adison được coi là một teknon của John và Lisa Bevere.
Chúng ta thấy teknon được sử dụng trong Rôma 8:15-16 rằng bởi vì chúng ta đã được nhận làm con nuôi thuộc linh. "Chính Thánh Linh làm chứng trong tâm linh chúng ta rằng chúng ta là con cái (teknon) Đức Chúa Trời." Khi một người nhận Chúa Giê-su là Chúa thì người đó là con Đức Chúa Trời trong kinh nghiệm sinh mới mẻ. (Xem Giăng 1:12).
Từ ngữ Hy-lạp kia được dịch là con trai trong Kinh Tân Ước là huios. Nó được sử dụng nhiều trong Tân Ước để diễn tả "Người có thể được nhận diện như là một con trai bởi vì nó thể hiện bản chất của cha mẹ."
Khi con trai Adison của tôi lớn lên, nó bắt đầu nhìn và hành động như bố nó. Khi Adison được sáu tuổi, Lisa và tôi đã đi du lịch và để nó ở nhà với cha mẹ tôi. Mẹ tôi bảo vợ tôi rằng Adison là một bản sao giấy than của bố nó. Cá tính của nó giống như tôi khi tôi bằng tuổi nó. Khi nó đã lớn, nó càng giống bố nó. Và bây giờ nó được công nhận là con trai của John Bevere không những vì sự ra đời của nó nhưng cũng vì những tính cách và cá tính tương tự như của bố nó.
Vì vậy để dễ hiểu, tử Hy lạp teknon nghĩa là "trẻ sơ sinh hoặc con trai chưa trưởng thành" vì từ huios rất thường được sử dụng để diễn tả "con trai trưởng thành."
Hãy xem sách Rô-ma viết là: "Vì hết thảy kẻ nào được Thánh Linh của Đức Chúa Trời dắt dẫn đều là con của Đức Chúa Trời" (Rô-ma 8:14). Chúng ta có thể nhận thấy rõ ràng rằng những con cái trưởng thành được dẫn dắt bởi Đức Thánh Linh. Những tín hữu chưa trưởng thành thường không vâng theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh. Họ thường phản ứng hoặc đáp trả bởi cảm xúc hoặc tri thức đối với hoàn cảnh mà họ đối diện. Họ không học biết cách hành động theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Linh.
Khi Adison lớn lên, nó sẽ tiến bộ trong việc phát triển nhân cách. Nó càng trưởng thành, thì tôi càng giao phó những trách nhiệm cho nó. Thật là sai trái cho nó nếu nó cứ non nớt mãi. Vẫn cứ là trẻ sơ sinh không phải là ý Chúa.
Một cách mà tính nết con trai Adison của tôi phát triển là đối đầu với những hoàn cảnh khó khăn. Khi nó bắt đầu đi học, nó đã gặp phải "những tên côn đồ". Tôi đã nghe thấy một vài việc mà những đứa trẻ thô bạo này đang làm và tôi đã nói với con trai tôi, tôi đã muốn đi và giải quyết. Nhưng tôi nghĩ rằng điều này hoàn toàn sai. Nếu tôi can thiệp vào sẽ cản trở sự phát triển của Adison.
Vì thế tôi và vợ tôi tiếp tục chỉ dạy cháu ở nhà, chuẩn bị cho nó đối diện với sự ngược đãi ở trường. Nhân cách nó phát triển nhờ việc vâng theo sự chỉ dạy của chúng tôi trong lúc nó phải chịu đựng.
Điều này giống như những điều Chúa đã làm với chúng ta. Kinh Thánh nói: "Dầu Ngài là con, cũng đã học tập vâng lời bởi những sự khốn khổ mình đã chịu." (Hê-bơ-rơ 5:8).
Sự phát triển về thể chất và chức năng của thời gian, không có đứa trẻ hai tuổi nào mà từng cao sáu feet cả (18,288m). Sự phát triển trí tuệ là chức năng của việc học tập. Sự phát triển thuộc linh chẳng phải là chức năng của thời gian hoặc học hỏi nhưng nó là chức năng vâng lời. Bây giờ hãy xem Phi-e-rơ nói gì : "Vậy, vì Đấng Christ đã chịu khổ trong xác thịt, thì anh em cũng phải lấy ý đó làm giáp trụ, vì Ngài đã chịu khổ trong xác thịt thì đã dứt khỏi tội lỗi." (1Phi-e-rơ 4:1). Một người đã từ bỏ tội lỗi là một người con của Chúa đã vâng lời một cách hoàn toàn. Người đó đã trưởng thành. Người đó đã lựa chọn con đường của Chúa, chứ không phải của mình. Cũng như Chúa Giê-su đã học biết cách vâng lời bằng những việc mà Ngài đã chịu đựng. Chúng ta học tập vâng lời bằng hoàn cảnh khó khăn chúng ta đối diện. Khi chúng ta vâng theo Lời Chúa phán với chúng ta bằng Thánh Linh Ngài. Chúng ta sẽ lớn lên và trưởng thành trong những lần xung đột và chịu khổ. Sự hiểu biết Kinh Thánh của chúng ta không phải là chìa khóa, sự vâng lời mới là chìa khóa.
Bây giờ chúng ta hiểu được một lý do tại sao chúng ta có dân sự trong Hội thánh đã là tín hữu hơn hai mươi năm nay, họ có thể trích dẫn Kinh Thánh từng câu, chương, và đã nghe hàng nghìn bài giảng, đọc nhiều sách, nhưng vẫn là con đỏ thuộc linh. Mỗi khi họ gặp phải hoàn cảnh khó khăn, thay vì đáp trả lại bằng sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh, họ lại tìm kiếm sự tự vệ trong cách riêng của họ. Họ "vẫn học luôn mà không hề biết lẽ thật được... " (2Ti-mô-thê 3:7). Họ chưa bao giờ biết lẽ thật bởi vì họ không áp dụng nó.
Chúng ta phải để lẽ thật có chỗ đứng trong đời sống chúng ta nếu chúng ta muốn lớn lên hoặc trưởng thành. Chỉ bằng lòng với lẽ thật trong tâm trí thì không đủ nếu không vâng theo lẽ thật. Dù rằng chúng ta cứ tiếp tục học, chúng ta không bao giờ trưởng thành vì cớ không vâng lời.
JOHN BEVERE (Theo Miếng Mồi Của Ma Quỷ)