Con người trên khắp thế giới đều bị cuốn hút đối với vương quyền. Các bức hình của cố công nương Diana, thái tử Charles, và các hoàng thân quốc thích khác của nước Anh đầy dẫy trên các tạp chí nhỏ và các màn hình Tivi. Vì sao sự xuất hiện của họ luôn luôn thu hút sự chú ý của chúng ta ? Có lẽ chính vì địa vị cao quý mà họ được hưởng.
Bởi vì chúng ta sống trong một chế độ dân chủ vào một thời kỳ mà các quyền tối cao không cai trị trên các vương quốc rộng lớn, nên chúng ta thật khó mà hiểu được chiều sâu của cảm xúc mà dân chúng thường có đối với các vị vua và hoàng hậu của họ.
Một trong những thứ danh vọng yêu quý nhất của những người lãnh đạo là các tước hiệu của họ. Dưới đây là các tước hiệu của Nizam Đệ Thất Vương triều nuớc Anh đã tổ chức rất nhiều những buổi lễ nhằm củng cố địa vị của họ, họ thường dành hàng tháng cho những sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Khi Nữ Hoàng Elizabeth đệ nhị được phong vương ở tại nhà thờ Westmingster ở tại Luân Đôn, bà đi trong một cỗ xe bằng vàng được kéo bằng tám con ngựa xám lộng lẫy. Edwards mô tả một phần của lễ đăng quang năm 1993 như sau :
Kế đó, Nữ Hoàng được khoác hoàng bào và được ban cho các biểu tượng của uy quyền tuần tự từng thứ một. Cây trượng được đặt vào tay hữu bà và cây gậy ở trong tay tả. Tổng Giám Mục đã cầu nguyện cho bà : "Hãy đầy lòng thương xót để con sẽ không quá xao lãng, hãy thi hành sự công chính mà đừng quên sự thương xót. Hãy trừng phạt kẻ ác, bảo vệ kẻ yếu đuối và người công chính, hãy dẫn dắt dân sự con theo như cách họ phải đi."
Một tiếng hô vang dậy lên khắp nhà thờ : "Đức Chúa Trời phù hộ Nữ Hoàng." Kèn được trổi, trống được đánh lên. Sau đó những tiếng súng đại bác trên tháp canh và công viên Hyde được bắn đi.
Hoàng Hậu được đội một chiếc vương miện lớn bằng vàng có đính các hột bẹt và hồng ngọc của vương triều Edward đã đội trong suốt những triều phong vương vào thế kỷ thứ 20. Sau đó các khanh tướng trong triều đình của bà tiến hành các nghi thức bày tỏ lòng tôn kính bằng cách quỳ gối trước mặt bà và thề trung thành với quốc vương. Ngay cả chồng của Nữ Hoàng, thái tử Phillip, cũng đã tiến hành nghi thức bày tỏ lòng tôn kính. Tuy nhiên, còn có một Vị Vua khác, Đấng mà sự oai nghiêm, vinh hiển, và đáng sợ của Ngài dường như không thể tả xiết. So với Ngài, không một nhà cầm quyền hoặc kẻ cai trị nào sánh nổi thậm chí chỉ là một đốm sáng nhỏ trên màn hình của cõi đời đời. Ngài không cần những buổi lễ đăng quang hoặc mặc mình bằng sự xa hoa để có vẻ lộng lẫy hơn. Châu báu và của cải chẳng có nghĩa lý gì đối với Ngài. Phải, Đấng trị vì Thiên Thượng không ai khác hơn là Đức Chúa Trời tối cao. Ngai Ngài vượt trổi hơn vũ trụ trên từng trời; Ngài cai trị trên hết thảy.
Đavít, chính ông là một vị vua đã hỏi rằng: "Vua vinh hiển nầy là ai ?". Và rồi ông trả lời cho chính câu hỏi của mình: "Ấy là Đức Giêhôva có sức lực và quyền năng, Đức Giêhôva mạnh dạng trong chiến trận... Ấy là Đức Giêhôva vạn quân, chính Ngài là vua vinh hiển." Một trong các chương cuối của Kinh Thánh, sứ đố Giăng đã thừa nhận Ngài rằng: "VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA". Sứ đố Giăng mô tả thế nào ông đã nghe một tiếng lớn của một đám đông ở trên trời la lớn rằng: "Halêlugia, sự cứu chuộc, vinh hiển quyền phép đều thuộc vế Đức Chúa Trời chúng ta... Halêlugia ! Vì Chúa là Đức Chúa Trời chúng ta, là Đấng Toàn Năng, đã cầm quyền cai trị."
Khi sứ đố Giăng tiếp tục mô tả sự hiện thấy của ông về Ngai Đức Chúa Trời, ông cố gắng diễn đạt điều không thể mô tả đầy đủ bằng lời. Tôi muốn trích dẫn một phần sau đây :Tức thì, tôi được Thánh Linh cảm hóa, thấy một ngôi đặt tại trên trời, trên ngôi có một Đấng đương ngồi đó. Đấng ngồi đó rực rỡ như bích ngọc và mã não, có cái mống dáng như bửu thạch bao chung quanh ngôi. Chung quanh ngôi lại có hai mươi bốn ngôi; trên những ngôi ấy tôi thấy hai mươi bốn trưởng lão ngồi, mặc áo trắng và đầu đội mão triều thiên vàng; từ ngôi ra những chớp nhoáng, những tiếng cùng sấm; và bảy ngọn đèn sáng rực thắp trước ngôi : đó là bảy vị thần của Đức Chúa Trời. Trước ngôi có như biển trong ngần giống thủy tinh, còn chính giữa và chung quanh có bốn con sinh vật, đàng trước đàng sau chỗ nào cũng có mắt. Con sinh vật thứ nhất giống như con sư tử, con thứ nhì như bò đực, con thứ ba mặt như mặt người, con thứ tư như chim phụng hoàng đang bay. Bốn con sinh vật ấy mỗi con có sáu cánh chung quanh mình và trong mình đều có mắt, ngày đêm lúc nào cũng nói luôn không dứt: "Thánh thay, thánh thay, thánh thay là Chúa, là Đức Chúa Trời, Đấng Toàn Năng. TRƯỚC ĐÃ CÓ, NAY HIỆN CÓ, SAU CÒN ĐẾN." Ngai của một vị vua hoặc nữ hoàng trên trần gian nầy, dầu lớn đến đâu, cũng không thể so sánh với những sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.
Quyền cai trị của Đức Chúa Trời là tối cao, độc nhất vô nhị, và tuyệt đối. Ngài có quyền làm bất cứ điều gì cần phải được thực hiện. Ngài hiện diện khắp mọi nơi, vì vậy không ai có thể dấu khỏi Ngài hoặc trốn thoát khỏi dò xét của Ngài. Ngài là Đấng toàn tri, vì vậy không ai có điều gì về bất cứ việc gì mà Ngài không biết. Thật ngạc nhiên thay, Đức Chúa Trời cao cả và Ngài yêu thương bạn một cách vô điều kiện, săn sóc đến nhu cầu nhỏ nhất của những người nhỏ nhất trong vòng chúng ta.
Việc vâng phục quyền tể trị của Chúa có thể được so sánh với việc sắp xếp, lắp ráp một bức tranh trí uẩn có một triệu mảnh. Lịch sử cũng giống như bức tranh khổng lồ ấy. Chỉ bởi nhìn vào bức hình ngoài bìa hộp bạn mới thấy điều mà mọi thứ sẽ ra thể nào một khi các mảnh ráp đều đã vào đúng chỗ.
Bây giờ hãy hình dung bạn đang được cho một mảnh của bức hình lắp ráp. Đó là chỗ bạn lồng khớp vào chương trình vĩ đại của Đức Chúa Trời dành cho vũ trụ. Bạn có thể làm gì cho mảnh hình nầy ? Bạn chưa bao giờ nhìn thấy bức tranh ở bên ngoài chiếc hộp. Tất cả những gì bạn biết là mảnh hình của bạn là một mảnh nhỏ có màu tối ở chỗ nầy và vài điểm sáng ở chỗ kia. Vì vậy bạn phải chạy quanh tìm cách lắp ráp những gì bạn đang làm với một mảnh trí uẩn của một người nào đó. Các cơ hội của việc tìm được một người khác và người có mảnh ráp trùng khớp với mảnh của bạn hình như là số không. Vì vậy bạn không có cách nào để hiểu bức tranh hoàn tất sẽ như thế nào.
Từ cái nhìn của một con người, thật không thể hiểu được nhiều vấn đề rắc rối trong đời sống. Nhưng nếu bạn để Đức Chúa Trời cai trị mình, Ngài sẽ giúp bạn đặt mảnh hình trí uẩn vào đúng chỗ. Ngài không những to lớn đủ để thấy toàn bộ bức tranh, mà Ngài còn là Đấng đã dựng nên nó. Chúng ta có thể nhìn thấy một phần của bức tranh là nơi Chúa đang điều chỉnh lịch sử nhờ đọc Kinh Thánh. Đức Chúa Trời cho chúng ta những manh mối về mục đích của Ngài là thể nào dành cho chúng ta. Trong sự tể trị của Ngài, Ngài sẽ hoàn thành tất cả những gì Ngài đã hứa qua lời Ngài. Chúng ta sẽ xem xét ba lẽ thật về phạm vi của quyền tể trị tối cao của Đức Chúa Trời.
BILL BRIGHT (Theo Những Đặc Tánh Của Đức Chúa Trời)