Chúng ta lớn lên trong những thời kỳ cam go, chứ không phải là thời kỳ dễ dàng. Những nơi khắc nghiệt sẽ luôn xuất hiện trong cuộc hành trình của chúng ta với Chúa. Chúng ta không thể trốn tránh chúng được nhưng chúng ta phải đối đầu với chúng. Vì chúng ta là một phần của tiến trình trở nên hoàn hảo trong Ngài. Nếu chúng ta lựa chọn trốn tránh khỏi những khắc nghiệt này, chúng ta sẽ cản trở sự tăng trưởng của mình một cách nghiêm trọng.
Khi bạn vượt qua những trở ngại khác nhau. Bạn sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và có lòng thương xót nhiều hơn. Bạn sẽ yêu Chúa Giê-su hơn. Nếu bạn ra khỏi những gian khổ mà không cảm nhận theo cách này, bạn có thể chưa được phục hồi khỏi những vấp phạm. Sự phục hồi là lựa chọn của bạn. Có người bị tổn thương mà chẳng bao giờ phục hồi cả. Họ cứ bất hạnh như vậy. Đó là sự lựa chọn của họ.
Chúa Giê-su đã học biết cách vâng lời bởi những việc Ngài chịu đựng. Phao-lô đã học biết cách vâng lời bằng những việc ông chịu đựng. Còn bạn thì sao ? Bạn có biết không ? Hay là bạn có nhẫn tâm, khổ sở, lạnh lùng, đắng cay và phẫn nộ không ? Rồi bạn đã không học biết cách vâng lời.
Sự thật, sự vấp phạm sẽ không biến khỏi chúng ta nhanh chóng như "nước đổ đầu vịt". Chúng ta sẽ phải đối chọi lại chúng, nỗ lực để thoát khỏi. Nhưng trong tiến trình này bạn sẽ trưởng thành và tăng trưởng.
Sự tăng trưởng không đến một cách dễ dàng. Nếu nó đến dễ như vậy thì mọi người sẽ đoạt được nó, ít người vươn tới mức độ này của đời sống bởi vì họ phải đối diện với sự chống trả. Có sự chống trả bởi vì định hướng trong xã hội chúng ta không phải là tin kính mà là ích kỷ. Thế giới được thống trị bởi "vua cầm quyền chốn không trung" (Ê-phê-sô 2:2). Kết quả là, để bước vào sự trưởng thành của Đấng Christ, thì phải đứng lên, sẵn sàng chịu nhiều gian khổ chống lại dòng chảy của sự ích kỷ.
Phao-lô trở về ba thành phố nơi mà ông đã gây dựng Hội Thánh. Mục đích của ông là làm cho tâm hồn của những môn đồ này được dạn dĩ. Thật thú vị khi thấy ông đã làm họ trở nên mạnh mẽ như thế nào. Ông động viên họ bằng cách : "Giục các môn đồ vững lòng, khuyên phải bền đỗ trong đức tin, và bảo trước rằng phải trải qua nhiều nỗi khó khăn mới vào được nước Đức Chúa Trời." (Công-vụ 14:22).
Ông đã không hứa hẹn với họ về một cuộc sống dễ dàng. Ông đã không hứa với họ sự thành công theo những tiêu chuẩn của thế gian. Ông chỉ cho họ thấy rằng nếu họ muốn kết thúc quá trình này bằng niềm vui, thì họ sẽ gặp nhiều sự kháng cự mà ông gọi là "nỗi khó khăn".
Nếu bạn đang chèo thuyền ngược dòng chảy trên một con sông, thì bạn phải chèo liên tục để vượt lên dòng chảy của con sông. Nếu bạn dừng lại và nghỉ ngơi, bạn cuối cùng sẽ bị trôi đi theo dòng nước. Tuy vậy, khi chúng ta xác quyết đi theo con đường của Chúa. Chúng ta sẽ phải gặp nhiều nỗi khó khăn. Sự thử thách sẽ trả lời tất cả cho một câu hỏi chính : Bạn sẽ quan tâm đến bản thân mình như những người thế gian này làm hoặc bạn sẽ sống một đời sống tiết độ ? Hãy nhớ rằng khi chúng ta mất sự sống mình vì cớ Chúa Giê-su, chúng ta sẽ tìm thấy sự sống của Ngài. Hãy học biết cách tập trung vào kết quả cuối cùng, chứ không phải trận chiến.
Phi-e-rơ đã viết rất rõ : "Hỡi kẻ yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót." (1Phi-e-rơ 4:12-13)
Xin lưu ý rằng Phi-e-rơ so sánh lĩnh vực chịu đựng với lĩnh vực vui mừng nhảy nhót. Làm sao bạn vui mừng nhảy nhót trong phạm vi này được ? Khi vinh hiển Ngài được bày tỏ, bạn sẽ được vinh hiển cùng Ngài. Sự vinh hiển này đạt đến mức độ mà bạn đã cho phép Ngài làm trọn bản tính của Ngài trong bạn. Vì thế đừng nhìn vào sự vấp phạm. Hãy nhìn vào sự vinh hiển sắp đến. Ha-lê-lu-gia.
JOHN BEVERE
(Theo Miếng Mồi Của Ma Quỷ)