Tôi có một người bạn tên là Ben. Anh là chủ tịch của một trong những công ty xe hơi lớn nhất thế giới. Vào một tối nọ tại buổi ăn, anh kể cho tôi nghe rằng trước khi trở thành phó chủ tịch, anh đã làm việc trong nhóm kỹ sư hàng đầu cho một công ty đối thủ lớn. Bạn tôi kể cho tôi nghe, "John à, tôi đang đọc sách Đaniên nói rằng ông và ba bạn ông giỏi hơn mười lần các cộng sự của họ. Tôi cầu nguyện, Chúa ơi, nếu Đaniên và các bạn ông giỏi hơn mười lần các cộng sự của họ, và họ sống trong thời Cựu ước. Vậy thì con ít ra sẽ giỏi hơn gấp mười lần các cộng sự của con vì con sống trong thời giao ước mới của ân điền."
Bạn tôi kể tiếp, "John à, công ty này đã tính chi phí tiết kiệm hàng năm và phân tích tính hiệu quả của từng công nhân làm việc trong nhóm thiết kế cao cấp." Nói cách khác, cuộc khảo sát này chỉ thấy tính hiệu quả của mỗi ý tưởng, sáng kiến và tính hiệu quả của từng nhân viên trong nhóm. "Một nhân viên cao cấp hạng nhì trong cả nhóm tiết kiệm và thu lợi được ba mươi lăm triệu đô la năm đó. Anh có biết tôi đã làm gì không?"
Tôi mỉm cười, mong nghe tiếp chuyện gì đây. "Anh đã làm gì?" .Anh bạn tôi trả lời, "Tôi tiết kiệm và thu lợi được ba trăm năm mươi triệu đô la. Tôi giỏi hơn gấp mười lần nhân viên cao cấp hạng nhì kia." Điều này giải thích tại sao Ben vươn lên vị trí giám đốc điều hành hàng đầu tại một trong những công ty xe hơi lớn nhất nước Mỹ.
Tôi nhớ đến một cặp vợ chồng làm nhân viên trong chức vụ Messenger International của chúng tôi. Một mùa hè nọ họ đem hai con trai họ đến nhóm buổi nhóm của chúng tôi, nơi tôi dạy những nguyên tắc này. Sau buổi nhóm, người con út của họ tên là Tyler mới lên mười một tuổi, nói với cha mình, "Vì con có ân điển Chúa nên con giỏi hơn bất kỳ vận động viên bóng đá nào trong đội tuyển." Thay vì tôi kể câu chuyện của Tyler về mùa bóng sau đây, cho phép tôi chia sẻ lá thư nhận được từ cha mẹ cháu :
Thưa mục sư John, Đây là thống kê của Tyler cho mùa thu (chín giải trong đó có trận đấu quyết định và trận tranh vô địch). Đây là đội Colorado Springs toàn thành cho lứa tuổi 11-12. Con trai chúng tôi cao khoảng 1,6 mét, nặng trên 47 ký, và 11 tuổi. Tôi xin thưa cháu là vận động viên tiêu biểu khi chụp hình chung với đồng đội. Vào đầu mùa giải, một lãnh đạo của đội tuyển bóng đá xem cháu tập ở trại huấn luyện bóng đá hàng năm. Ông nói, "Chà, Tyler trông vẻ nhanh nhẹn gấp 10 lần so với năm trước!"
Nhiều người mà Tyler không biết bước xuống khán đài sau trận đấu chào hỏi và nói chuyện với con trai tôi. Cháu bị sốc và cảm thấy ngại, nhưng chúng tôi bảo cháu rằng chính ân điển Chúa ban cho cháu ảnh hưởng và cháu cần tiếp tục tin cậy ân điển Chúa. Chúng tôi cũng bảo cháu hãy học dùng ảnh hưởng của mình cách đúng đắn. Kính thư, Jim & Kelly T
Tôi ngạc nhiên là nhiều bạn trẻ rất dễ tin Lời Chúa và hành động theo. Thanh niên Tyler đã nêu một gương sáng cho hết thảy chúng ta ÂN ĐIỂN TRONG CHÚNG TA
Tại sao chúng ta không tin những gì Chúa nói trong Lời Ngài ? Giao ước của chúng ta với Ngài ghi, "Xin tôn vinh Đức Chúa Trời là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta, có thể thực hiện muôn phần hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng" (Êph 3:20). Không phải theo quyền năng đến định kỳ từ thiên đàng cũng không phải theo quyền năng đến từ việc gặp được người nam hay người nữ có ân tứ chức vụ đặc biệt. Không, ấy là theo quyền năng tác động trong chúng ta.
Hãy để ý đặc biệt đến phần trước của câu trên : Đức Chúa Trời có thể. Hãy tưởng tượng có một trận đói trầm trọng xảy ra tại một vùng nào đó trên thế giới. Tuy nhiên, một nước khác rất rộng lượng và nhân đạo gởi quân đội đến vùng bị đói cùng với máy bay vận tải cứu trợ gồm rau sạch, hoa quả, lúa mì, thịt và nước ngọt. Vị tướng quân đội loan báo cho công dân nước đó : "Chúng tôi sẽ cho quý vị lương thực tùy khả năng quý vị mang về được." Người đầu tiên đến với cái giỏ đi dã ngoại và mang về một ít thức ăn đủ ăn vài ngày cho hai người. Người tiếp theo đến với một bao tạ và mang về đủ thức ăn để nuôi gia đình ăn năm ngày. Tuy nhiên, người thứ ba đến với chiếc xe tải lớn và mang thức ăn về đủ nuôi gia đình anh và hàng xóm tới cả tháng.
Người mà đem cái giỏ đi giả ngoại thấy anh chàng lái xe tải đến chạy ngang qua nhà anh chở hơn một tấn lương thực về nhà. Anh ta tỏ ra bực bội. Anh than phiền với hàng xóm và mọi người nghe anh, và cuối cùng lời than phiền của anh đến tai vị tướng kia. Vị tướng đó mời anh lại và phản đối : "Này, chúng tôi đã thông báo là chúng tôi có thể ban cho quý vị tùy theo khả năng quý vị mang về. Sao anh không mang túi xách nhỏ đến ? Sao anh không đem đồ lớn hơn ? Sao anh chạy xe tải đến ngay đồn của chúng tôi ?
Cái bình của chúng ta là cái duy nhất giới hạn Chúa.
Khi liên hệ đến ân điển của Chúa, bình chứa của Cơ đốc nhân là gì ? Theo Êphêsô 3:20, đó là điều chúng ta có thể cầu xin hoặc suy nghĩ. Chúa có ý nói, "Ân điển [quyền năng] Ta ở trong con có thể trỗi vượt hơn bất kỳ cái bình nào con mang tới." Nói cách khác, cái bình của chúng ta quyết định chúng ta sẽ dự phần bao nhiêu nguồn cung cấp vô hạn sẵn có. Nói thẳng ra, cái bình của chúng ta là cái duy nhất giới hạn Chúa. Tôi tin Chúa đang hỏi tôi và bạn, "Sao con chỉ nghĩ đến chuyện có đủ thôi ? Sao con chỉ nghĩ đến con và gia đình con ? Sao con không khai thác hết tiềm năng Ta đặt trong con và tạo ra sự khác biệt với những người xung quanh con như Đaniên đã làm ?"
Đó là lý do Phaolô cầu nguyện tha thiết để chúng ta biết và hiểu được "quyền năng vô hạn quá đỗi lớn lao của Ngài trong chúng ta và dành cho chúng ta là kẻ tin" (Êph 1:19).
Giờ thì chúng ta đặt câu hỏi : Có phải chúng ta đang sống dưới mức mà Chúa trả giá rất đắt cho chúng ta không ? Nếu chúng ta thành thật, câu trả lời sẽ là phải. Hậu quả của việc sống ở mức trung bình (sống tà tà) là sống thảm họa, không khai thác hết tìm năng để ảnh hưởng thế gian cho Nước Chúa.
Tại sao chúng ta thường đầu hàng trước những kiểu thói vô tín của đời ? Chẳng hạn, khi sự suy thoái ập đến, tại sao cơ đốc nhân có khuynh hướng sợ hãi và chao đảo như bao người khác ? Đôi khi tôi nghĩ chúng ta phải viết lại Philíp 4:19 như vầy, "Đức Chúa Trời tôi sẽ chu cấp mọi nhu cầu của anh em theo như cách mà Phố Wall Street, hệ thống ngân hàng, và nền kinh tế hoạt động." Có phải đó là cách nhiều cơ đốc nhân trong chúng ta phản ứng trong lúc kinh tế toàn cầu suy thoái không ? Nhưng theo lẽ thật mà chúng ta khám phá trong Lời Chúa, những lúc khó khăn là lúc chúng ta nên chiếu sáng hơn như chưa từng có trước đây ! Nguồn cung cấp của Chúa không rút khỏi hành tinh này trong lúc suy thoái. Những sáng kiến không bị cấm đoán, tính sáng tạo không cạn kiệt, và tính phát kiến và làm việc chăm chỉ không chậm lại. Những giây phút đen tối như thế phải là lúc dân sự Chúa dấy lên, khi mà quyền năng Ngài trong chúng ta phát kiến ra những ý tưởng đáng giá hàng triệu hay hàng tỷ đô la nhằm giúp đỡ nhân loại. Sự suy thoái chỉ có nghĩa là các kênh của dòng chảy tài chánh bị gián đoạn và cần thiết phải có những kênh mới và sáng tạo cùng với những sáng kiến mới. Bạn và tôi phải là những người phát kiến ra những kênh chảy và sáng kiến này bởi vì nguồn quyền năng sáng tạo của chúng ta không bao giờ cạn !
JOHN BEVERE (Theo Không Nao Sờn)