Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 57

Hoài Niệm Mùa Thu

( Thương tặng 2 bạn Trà Văn Toại và Phan Tấn Anh cùng những bạn bè đã từng học với tôi niên khoá 1976 – 1979 tại Trường Cấp 3 Thăng Bình, Quảng Nam – Nay là Trường Trung Học Phổ Thông Tiểu La.)

“Hàng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nô nức những kỷ niệm mơn man của buổi tựu trường... Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường nầy tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần nầy tôi tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay, tôi đi học.”

Đó là một đoạn văn tuyệt hay trong bài văn “Tôi đi học” của nhà văn Thanh Tịnh mà hầu như không một người nào đã từng cắp sách đến trường lại không biết, khơng học và không thuộc lòng đoạn văn ấy.

Đoạn văn chứa đầy những hình ảnh đẹp về mùa Thu, nào là lá ngoài đường rụng nhiều, những đám mây bàng bạc, sương thu, gió lạnh, vẻ lên khung cảnh một mùa Thu êm đềm và nhiều cảm hứng cho con người. Trong khung cảnh mùa Thu đáng yêu như thế, nổi bật lên hình ảnh của một học sinh lần đầu được mẹ âu yếm nắm lấy tay mình dẫn đến trường trên con đường làng quen thuộc vô cùng, nhưng lại tự nhiên thấy lạ ngay hôm lần đầu đến trường ấy. Vì sao như thế nhỉ ? “Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”. Đó chính là câu trả lời và là một câu trả lời thật chí lý, thật chính xác.

Cứ mỗi độ Thu về và năm học mới bắt đầu, khi thấy những em học sinh bận quần áo mới, mang cặp sách mới háo hức đến trường là tôi nhớ đến bài văn đáng yêu nầy của Thanh Tịnh và rồi đọc lên với cả tấm lòng nôn nao, phấn chấn đến lạ. Những kỷ niệm về một thời học sinh đáng yêu đã qua hàng mấy chục năm về trước như những thước phim sống động hiện về trong ký ức, với bao yêu thương rộn lên trong tâm hồn, khiến lòng bồi hồi, xúc động làm sao.

Toi tin chắc mỗi người trong chúng ta cũng đều có những tâm trạng bồi hồi, xao xuyến như thế mỗi khi mùa Thu về và nhất là khi mùa tựu trường lại đến. Có thể nói mỗi người đều có những hoài niệm về tuổi thơ, hoài niệm về một thời học sinh đáng yêu, đáng nhớ của mình. Những hoài niệm về tuổi thơ, về thời học sinh là những hành trang rất đáng quý đi theo ta suốt cuộc đời và làm cho cuộc đời mình thêm đáng yêu, đáng quý.

Moi khi đọc đoạn văn tuyệt vời trên của Thanh Tịnh, sự ngạc nhiên của người học sinh về con đường đi, vể cảnh vật chung quanh con đường làm tôi rất thích thú về sự phát hiện thật độc đáo của nhà văn mà không phải ai cũng có thể phát hiện ra được.

Cung là con đường làng dài và hẹp mà mình đi lại thường xuyên mỗi ngày đến độ thuộc lòng từng chỗ lớn nhỏ, từng chỗ quanh queo, nhấp nhô của nó; thuộc lòng từng cảnh vật, từng bờ tre, bụi cỏ, khóm cây, tổ chim trên con đường. Mình quen thuộc con đường nầy đến nhàm chán nó luôn. Ấy thế mà sao hôm nay, tự nhiên thấy lạ lẫm quá. Mọi thứ đều như đẹp hẳn ra, khác lạ đến thích thú. Vì sao thế ? Thì ra là: “Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn. Hôm nay, tôi đi học.” Sở dĩ mọi sự đều trở nên mới mẽ, tốt đẹp cách lạ thường đến ngạc nhiên như thế là do tâm hồn đã thay đổi. “Tôi đi học”, tôi đã là học sinh rồi chứ không còn phải là một đứa bé thường nữa đâu.

“Vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”. Đó là sự thay đổi từ một đứa bé bình thường ở nhà, ăn bận như thế nào cũng được, thành một học sinh ăn mặc tươm tấc, mới mẽ, gọn gàng, sạch sẽ, đẹp đẽ. Đó là một sự thay đổi phải có để thích nghi với một địa vị mới – địa vị của một học sinh. Sống trong một địa vị mới, phải có những sự thay đổi thích nghi với địa vị đó và cách nhìn về sự vật chung quanh cũng thay đổi một cách tốt đẹp nữa.

Du đã hơn ba mươi năm từ giã cuộc đời học sinh rồi, nhưng mỗi khi mùa Thu về, lòng tôi vẫn luôn cảm thấy náo nức làm sao khi nhìn thấy các em học sinh mặc quần áo mới hớn hở đến trường với một niềm vui mừng khôn tả và trong trí tôi luôn hiện về bài văn “Tôi đi học” tuyệt vời của Thanh Tịnh. Bài văn tuyệt vời nầy đã đi theo tôi bao nhiêu năm trôi qua rồi, đã in đậm vào tâm trí tôi không biết tự bao giờ và có lẽ nó sẽ đi theo tôi suốt cả cuộc đời.

Cam ơn nhà văn Thanh Tịnh đã để lại cho đời, để lại cho các em học sinh trải qua nhiều thế hệ và để lại cho tôi một bài văn tuyệt vời đến thế, cảm động đến thế.

Hom nay, dù đ lớn tuổi, nhưng tơi vẫn còn được có cơ hội cố gắng cắp sách đến trường đến tận đất nước Mỹ xa xơi nầy để tiếp tục học thm lời Cha, mặc dầu cái thời “áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong” đã qua rồi, nhưng sự học vẫn còn tiếp tục với tôi. Tạ ơn Cha về! Sự học là vô bờ bến, không có điểm dừng, không có điểm kết thúc cho bất cứ ai có chí tiến thủ. Tôi vẫn tiếp tục học. Học ở trường, học trong sách vở, học qua báo chí, học kinh nghiệm của những người đi trước, học qua bạn bè, đồng nghiệp, học trong trường đời và học ngay cả ở.... những con em mình nữa. Càng học, tôi thấy sự hiểu biết của mình sao mà còn ít ỏi quá, nhỏ nhoi quá trong khi đó kho tàng kiến thức của nhân loại mỗi ngày, mỗi giờ và thậm chí mỗi phút, mỗi giây đều được thêm vào nhiều lắm, nhiều lắm. Thật đúng như một nhà văn nào đó đã nói: “Sự học như con thuyền không bến, không tiến, ắt sẽ lùi.” Tôi tự hứa nguyện với lòng mình rằng tôi sẽ cố gắng học, học nữa và học mãi cho đến khi nào từ giã cõi đời nầy để bước vào cõi đời đời ở với Cha mới chịu thôi.

Mùa Thu đã về, những kỷ niệm mơn man của tuổi học trò , của một thời áo trắng đang hiện về đầy ắp trong lòng tôi như đang nhắc nhở tôi sự học là vô bờ, cần phải học luôn luôn và mãi mãi, đừng bao giờ dừng lại.

Cam ơn Tạo Hoá đã ban cho thiên nhiên đẹp đẽ, đã ban cho mùa Thu nhiều thi vị cho con người chúng ta được thưởng thức.

Xin cảm ơn mùa Thu. Xin cảm ơn tuổi học trò. Xin cảm ơn thầy cô. Xin cảm ơn bạn bè của một thời áo trắng tươi đẹp đã qua. Xin cảm ơn ngôi trường cấp 3 Thăng Bình thân thương ngày nào ở Quảng Nam thân yêu của tôi.

Và xin cảm ơn Thanh Tịnh đã để lại cho lứa tuổi thư sinh áo trắng một áng văn đẹp lạ lùng.

-Mục Sư Nguyễn Đình Liễu-