Trang Chủ :: Chia Sẻ

Bài 1029

Bài Giảng Không Hề Dừng

Hãy ngưng lại một lát và suy gẫm vũ trụ bao la bát bát ngát này. Làm thế bạn sẽ có một cái nhìn thoáng qua về vinh hiển vô hạn của Chúa ! Đa-vít nói : "Vũ trụ công bố vinh hiển Chúa." Tạo vật của Chúa không chỉ giới hạn dưới quả đất mà còn bao trùm cả cõi vũ trụ. Ngài sắp các ngôi sao trên bầu trời bằng ngón tay Ngài (Xem Thi 8:3). Đối với phần lớn chúng ta, thật khó để hiểu vũ trụ bao la này. Ngoài mặt trời ra, ngôi sao gần nhất cách chúng ta 4.3 năm ánh sáng. Nên đây không chỉ là con số thuần túy, chúng ta hãy mổ xẻ xem sao. Ánh sáng di chuyển với tốc độ 186.282 dặm trên một giây – không phải một giờ mà là một giây. Ước tính khoảng 670.000.000 dặm mỗi giờ. Máy bay thì bay khoảng 500 dặm mỗi giờ. Mặt trăng quay khoảng 239.000 dặm so với quả đất. Nếu chúng ta bay đến mặt trăng, chúng ta sẽ mất 19 ngày. Nhưng ánh sáng chiếu lên tới đó 1.3 giây ! Chúng ta hãy xem tiếp. Mặt trời cách quả đất 93.000.000 dặm. Nếu bạn lên máy bay hôm nay và bay tới mặt trời thì hành trình của bạn mất 21 năm ! Bay liên tục ! Cách đây 21 năm bạn ở đâu ? Đó là một khoảng thời gian dài. Bạn hãy tưởng tượng bay không ngừng nghỉ để đến được mặt trời ? Còn đối với những ai thích chạy xe hơi... mất cả đời cũng chưa đến được. Có lẽ mất gần 200 năm, chưa nói phải dừng lại đổ xăng hay nghỉ ngơi ! Tuy nhiên ánh sáng di chuyển đến đó mất 8 phút và hai mươi giây !

Chúng ta hãy rời mặt trời và nói dến ngôi sao gần nhất. Chúng ta biết nó cách quả đất 4.3 năm ánh sáng. Nếu chúng ta tính toán về quả đất, mặt trời và ngôi sao gần nhất, thì nó sẽ như sau. Tính tỉ lệ quả đất sẽ giảm cỡ kích thành một hột tiêu, và mặt trời sẽ có cỡ kích như quả banh. Theo ước tính này, khoảng cách từ quả đất đến mặt trời sẽ là 26 yard, bằng một phần tư sân bóng đá. Nhưng hãy nhớ rằng để một chiếc máy bay bay được khoảng cách 26 yard thì nó sẽ mất 21 năm.

Nên nếu đây là tỉ lệ giữa quả đất và mặt trời, bạn thử đoán ngôi sao gần nhất so với quả đất nhỏ như hạt tiêu là bao xa. Bạn nghĩ là 1000 hay 2000 yard hay chỉ một dặm? Không gần như thế đâu ! Ngôi sao gần nhất cách quả đất là 4000 dặm ! Điều này có nghĩa là nếu bạn đặt quả đất tại San Diego, California, ngôi sao gần nhất theo ước tính của chúng ta sẽ nằm giữa thành phố New City và biển Đại Tây Dương khoảng 1000 dặm so với mặt biển. Để bay đến ngôi sao gần nhất bằng máy bay phải mất khoảng 51 tỉ năm, bay liên tục ! Nghĩa là khoảng 51.000.000.000 năm ! Tuy nhiên ánh sáng từ ngôi sao này đến quả đất chỉ mất 4.3 năm. Chúng ta hãy nói thêm. Các ngôi sao bạn thấy bằng mắt trần vào ban đêm cách quả đất 4000 năm ánh sáng. Tôi không cố tính xem một chiếc máy bay phải mất thời gian bao lâu để tới các ngôi sao này. Nhưng hãy nghĩ xem; ánh sáng di chuyển ở mức 186.282 dặm mỗi giây, và mất 4000 năm để xuống tới quả đất. Nghĩa là ánh sáng của các ngôi sao này lần đầu đã phát ra trước khi Môise rẽ biển Đỏ và di chuyển một khoảng cách 670.000.000 dặm mỗi giờ, không giảm tốc độ hay ngừng lại thì mới tới được quả đất.

Nhưng đây mới chỉ là những ngôi sao trong ngân hà của chúng ta. Một ngân hà chứa hàng triệu ngôi sao khác. Ngân hà chúng ta đang sống gọi là Thiên Hà. Nên chúng ta hãy giải thích thêm. Ngân hà gần nhất hành tinh chúng ta là chòm sao Tiên Nữ. Nó cách chúng ta khoảng 2.31 triệu năm ánh sáng ! Hãy tưởng tượng, trên 2 triệu năm ánh sáng ! Chúng ta có thấy hiểu biết của chúng ta giới hạn chưa ? Các nhà khoa học ước tính có hàng tỉ ngân hà, mỗi hành tinh chứa hàng tỉ ngôi sao. Các ngân hà thường dính với nhau. Chòm sao Tiên Nữ là Thiên Hà của chúng ta là một chùm của ít nhất 30 ngân hà khác. Các chùm này có hàng ngàn ngân hà khác nữa. Sách kỷ lục thế giới cho biết vào khoảng tháng Sáu 1994 một chùm ngân hà hình như cái kén đã được khám phá. Khoảng cách giữa chùm ngân hà ước tính là 650.000.000 năm ánh sáng ! Bạn tưởng tượng là máy bay sẽ bay mất bao lâu mới xuyên qua các ngân hà ? Sách kỷ lục thế giới cũng nói rằng phần lớn những vật thể xa nhất mà con người thấy được có khoảng cách là 13.2 năm ánh sáng. Tâm trí hữu hạn của con người không thể hiểu được khoảng cách bao la như thế này. Chúng ta chưa thấy được tận cùng của các chùm ngân hà, chứ đừng nói gì tới tận cùng vũ trụ. Nhưng Chúa có thể đo cả cõi vũ trụ này bằng gang tay của Ngài ! Ngài đặt tên từng ngân hà. Chúa chúng ta thật vĩ đại thay, và quyền năng Ngài thật vô song; hiểu biết của Ngài thật vô hạn (Thi 147:4-5). Ngài không chỉ đếm hàng tỉ ngôi sao, mà Ngài còn biết tên của từng ngôi sao ! Không lạ gì tác giả Thi Thiên thốt lên: "Hiểu biết của Ngài thật vô hạn." Vua Sa-lô-môn nói: "Nhưng Đức Chúa Trời thật có ngự trên đất chăng ? Ngay cả trời của các từng trời còn chưa thể chứa Ngài được thay" (1 Vua 8:27). Bạn có được mở mắt thêm về vinh hiển của Ngài không ? Khôn Ngoan Kỳ Diệu Của Ngài . Được Bày Tỏ Trong Cõi Tạo Vật. Chính Ngài tạo dựng địa cầu bởi quyền năng Ngài, sáng lập thế giới bởi sự khôn ngoan Ngài. (Giêrêmi 10:12). Không chỉ sự vĩ đại và quyền năng vinh hiển của Chúa được thấy trong cõi tạo vật, mà khôn ngoan và hiểu biết của Ngài cũng được tìm thấy trong đó. Khoa học đã để nhiều năm và tốn rất nhiều tiền để nghiên cứu sự vận hành của thế giới tự nhiên. Nhưng những thiết kế và kiến trúc của Ngài vẫn còn là một điều kỳ diệu. Tất cả hình thức sự sống đều dựa trên tế bào. Các tế bào là những tòa nhà trong cơ thể con người, cây cối, thú vật và các động vật khác. Cơ thể con người tự thân là một kỳ quan khéo léo, chứa khoảng 100. 000.000.000.000 tế bào – (Bạn hiểu con số đó không ?) trong đó các tế bào rất đa dạng. Bởi khôn ngoan của Ngài, Ngài phân công tác tế bào này thực hiện những nhiệm vụ cụ thể. Chúng tăng trưởng, nhân cấp và cuối cùng chết đi – đúng kỳ. Dù mắt trần không thấy được, tế bào không phải là những phân tử như con người đã biết. Tế bào gồm vô số những cấu trúc li ti gọi là phân tử li ti, và các phân tử li ti gồm những cấu trúc gọi là nguyên tố - bên trong các nguyên tố người ta thấy có các cấu trúc li ti gọi là nguyên tử. Nguyên tử nhỏ hơn dấu chấm câu. Nó chứa hàng triệu chấm nhỏ như vậy. Nguyên tử bao gồm cả một khoảng không. Trong nguyên tử có các hạt cơ bản, nơ-tron và điện từ. Các hạt cơ bản và nơ-tron được tìm thấy là chúng dính chùm nhau thành những chuỗi rất nhỏ và kết dính nhau tại trung tâm của một nguyên tử. Các chùm năng lượng nhỏ này gọi là điện từ bay quanh hạt nhân với tốc độ ánh sáng. Đây là những khối dính chặt lại với nhau.

Vậy nguyên tử lấy năng lực ở đâu ? Sức mạnh nào giữ cho các phân tử năng lượng này dính với nhau ? Các nhà khoa học gọi là năng lượng nguyên tử. Đây chỉ là một thuật ngữ khoa học dùng để mô tả điều mà họ không thể giả thích được. Vì Chúa đã phán rằng Ngài "giữ mọi vật bởi lời quyền năng của Ngài" (Hê 1:3). Côlôse 1:7 nói, "Trong Ngài mọi vật được giữ vững." Hãy ngừng lại suy gẫm một lát. Vũ trụ không thể chứa nỗi Đấng Tạo Hóa diệu kỳ. Vũ trụ được đo bởi gang tay của Ngài, tuy nhiên Ngài rất chi tiết trong sự tạo dựng quả đất nhỏ bé này và các tạo vật đã làm cho các nhà khoa học phải điên đầu sau nhiều năm nghiên cứu.

Bây giờ bạn hiểu rõ hơn tác giả Thi Thiên khi ông nói, "Tôi cảm tạ Chúa vì tôi đã được tạo nên một cách đáng sợ và diệu kỳ" (Thi 139:14). Bạn cũng thấy, đặc biệt trong thời đại mà chúng ta có quá nhiều kiến thức khoa học kỳ diệu, tại sao Lời Chúa nói: "Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng không có Chúa" (Thi 14:1).

Dĩ nhiên, có nhiều sách vỡ đã viết về những điều kỳ diệu và khôn ngoan của công trình sáng tạo của Chúa. Tôi không có ý định viết chủ đề này. Mục đích của tôi là kích thích sự ngạc nhiên và thắc mắc về các công việc của tay Ngài, vì nó giải bày vinh hiển lớn lao của Ngài.

"Bố ơi, chúng con thấy rồi"

Trở lại câu chuyện với các con tôi. Sau khi kể cho chúng nghe tất cả mọi thông tin khoa học bằng từ ngữ mà chúng có thể hiểu được, tôi kết luận: "Vậy các con có còn ấn tượng một vận động viên nhảy cao 15 feet để đánh banh và tưng bóng vào rổ không ?

Chúng nói: "Bố ơi, chúng con hiểu rồi." Tôi kết luận: "Có điều mà vận động viên bóng chày này có mà Chúa không ban cho anh ta không ?

Chúng trả lời: "Không !"

Kể từ đó các con tôi thay đổi quan điểm từ chỗ tôn thờ một thần tượng đến chỗ kính trọng lành mạnh. Thật ra, những cái thẻ in hình cầu thủ mà các con tôi thu thập bây giờ gọi là "thẻ cầu nguyện". Chúng cầu nguyện cho những vận động viên mà chúng cho là anh hùng. Bây giờ bạn hiểu đôi chút những gì Chúa muốn nói khi Ngài hỏi ông Gióp: "Ai cho Ta trước điều chi mà Ta phải trả lại ? Vạn vật dưói cả bầu trời đều thuộc về Ta." (Gióp 41:11).

Con Người Là Gì? Khi tôi nhìn các tầng trời, là công việc của ngón tay Ngài; mặt trăng và các ngôi sao mà Ngài đã lập. Loài người là gì mà Ngài nhớ đến ? Con loài người là chi mà Ngài chăm sóc nó ? (Thi Thiên 8:3-4).

Dù không thể chứng minh điều này, tôi tin rằng Thi Thiên 8 ghi lại phản ứng của một trong các thiên sứ vây quanh ngai Chúa đối với công trình sáng tạo. Hãy dừng lại suy nghĩ về điều này và hãy cố gắng nhìn qua ánh mắt của thiên sứ. Đức Chúa Trời quyền năng oai nghi này đã tạo dựng vũ trụ và gắn các ngôi sao vào vị trí bởi ngón tay Ngài, bây giờ lại đến hạt bụi nhỏ gọi là quả đất và lấy một chút hạt bụi đó nắn tạo cơ thể con người.

Nhưng điều làm cho các thiên sứ này ngạc nhiên chính là sự quan tâm chu đáo của Chúa. Ngài để ý hoàn toàn vào tạo vật gọi là con người. Tác giả Thi Thiên cho chúng ta biết những ý tưởng của Ngài đối với chúng ta thật quý báu và số lượng chúng lớn biết bao, và nếu đếm chúng thì chúng nhiều hơn cát (Thi Thiên 139:17-18). Thấy được điều này, tôi tin các thiên sứ kêu lên: "Tạo vật này là gì mà Ngài quá quan tâm và thương yêu trìu mến đến thế ? Tạo vật nhỏ bé này là gì mà Ngài nhớ đến liên tục – là trung tâm điểm của kế hoạch Ngài ?"

Hãy để thì giờ yên lặng và ngẫm nghĩ các công việc của tay Ngài. Kinh Thánh bảo chúng ta hãy làm điều này. Khi bạn làm, tạo vật sẽ giảng cho bạn nghe. Nó sẽ giải bày vinh hiển của Ngài !

JOHN BEVERE (Theo Kính Sợ Chúa)