"Nếu một người trong anh em có sự gì phàn nàn với kẻ khác thì hãy nhường nhịn nhau và tha thứ nhau: như Chúa đã tha thứ anh em thể nào, thì anh em cũng phải tha thứ thể ấy.” (Cô 3:13). Trong cuộc sống, nhiều người đã làm một vài điều, gây tổn thương đến chúng ta hay là tổn thương đến người mà chúng ta yêu mến.. Trong tâm trí chúng ta nghĩ rằng: "Tôi biết điều Cơ Đốc Nhân làm là tha thứ, vì vậy tôi sẽ làm điều đó. Tôi sẽ tha thứ cho anh ngay khi anh có lời xin lỗi tôi”
Vấn đề là bạn vẫn còn nắm giữ nỗi đau đớn. Sự thật có thể người đó không bao giờ yêu cầu bạn tha thứ. Người đó có thể không bao giờ nói lời xin lỗi, bởi vì anh ta không làm điều đó, hay là người đó không nhận ra những gì mình đã làm. Vì vậy, bạn chấm dứt nung nấu một cái gì đó mà người khác đã quên mất từ lâu. Và nó lại ăn sâu vào bên trong bạn!
Không bao giờ giữ lại sự tổn thương, bạn rơi lệ vì oán giận. Sự bất bình giống như uống thuốc độc và hy vọng nó sẽ giết một người nào khác. Nó không thực hiện. Bạn phải quyết định rằng, trước khi bất cứ điều gì khác sẽ xảy ra, bạn sẽ tha thứ cho người đó.
Chúa Giê-xu đã nói điều nầy ngay cả trong hoàn cảnh cùng cực nhất của Ngài, khi Ngài bị treo trên thập tự giá " Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lu-ca 23: 34a NIV).
Như thế bạn làm gì? Khi bạn tranh đấu với tha thứ, nhớ những lời quí báu tha thứ tuyệt vời của Chúa Cứu Thế.
Câu Kinh Thánh ghi nhớ: ""Hãy khoan dung, tha thứ nhau khi anh chị em có điều than phiền nhau, như Chúa đã tha thứ anh chị em, thì anh chị em cũng phải tha thứ. (Cô-lô-se 3:23). Nó không phải xấu để bạn ghi nhớ mang theo suốt ngày, bởi vì bạn có nhiều cơ hội để sử dụng nó.
Từ ngữ” Hãy khoan dung” theo tiếng Hy-lạp có nghĩa chịu đựng, nhẫn nhục để được khoan dung. Căn bản có nghĩa là bỏ qua đi một chút. Chúa Giê-xu nói: " Phước cho những kẻ hay thương xót, vì sẽ được thương xót’ (Mathiơ 5:7).
Tôi mong muốn phước lành của Thiên Chúa ở trong bạn, một trong những cách để bạn nhận được điều nẩy là lòng thương xót.
Rich Warren (phỏng theo Hy Vọng Mỗi Ngày ) TTV