Để tôi chia sẻ với bạn một vài gánh nặng tôi phải vứt bỏ trong cuộc đua của cá nhân tôi. Khi tôi lớn lên, tôi nhận biết tầm quan trọng của người cha và người chồng lo liệu cho gia đình mình. Cha tôi là tấm gương tuyệt vời về điều này, dạy chúng tôi tiết kiệm từng đồng. Vai trò của người chồng và người cha tạo ra một gia đình ổn định, an ninh đã gieo vào tôi lúc còn nhỏ. Tôi muốn trở thành một phi công, nhưng cha tôi không khuyến khích nghề này vì vào thời đó làm phi công không phải là cái nghề ổn định. Cha tôi hướng tôi đến một cái nghề ổn định hơn. Tôi học nghề kỷ sư vào năm 1981 và có được một chỗ làm tại Rockwell International.
Là kỷ sư cao cấp, tôi được trả lương rất hậu. Tôi cảm thấy hài lòng vì lo được cho vợ tôi. Tôi đã theo gương của cha tôi mà tôi học được lúc còn trẻ. Tuy nhiên, tôi tranh chiến trong lòng; tôi cảm nhận sự kêu gọi cháy bỏng để bước vào chức vụ hầu việc Chúa. Chuyện này xảy ra cho tôi vài năm, nhưng tôi thấy thu nhập của một mục sư không đủ lo cho vợ con tôi.
Tôi biết được từ một đồng nghiệp rằng công ty sẽ trả lương rất cao nếu nhân viên nào chịu ra nước ngoài làm việc, đặc biệt tại Trung đông. Nên tôi muốn đến gặp người quản lý nhân sự và tìm hiểu về việc chuyển sang làm việc tại Saudi Arabia. Vợ tôi và tôi tính toán rằng chúng tôi ráng sống vài năm ở đó, để dành tiền dư, quay về Mỹ sống, có tiền mặt mua căn nhà đẹp, rồi sau đó đi hầu việc Chúa.
Có một vấn đề : kế hoạch của chúng tôi đều dựa trên khả năng của chúng tôi.
Một tối nọ, một mục sư trẻ, người đã quen biết vợ tôi và tôi vài năm, bảo tôi ngồi xuống và quở tôi suốt hai giờ liền. Anh nói, "John à, ơn gọi của Chúa trên đời sống anh, và anh không làm gì cả. Nếu anh cứ bám theo con đường anh đang đi bây giờ, anh sẽ kết thúc thành một tên kỹ sư già, đánh mất định mệnh của Ngài.”
Tôi bị sốc bởi những lời của anh bạn này, nhưng tôi biết anh nói đúng. Tôi về nhà đêm đó và nói chuyện với vợ tôi, "Anh sẽ sẵn sàng làm bất kỳ công việc gì trong hội thánh. Việc nào Chúa cho làm trước, anh sẽ làm. Em có hiệp với anh không ?”. Vợ tôi nói, "Em đồng ý với anh.”
Tôi hết lòng cầu nguyện suốt vài tháng xin Chúa mở cửa cho tôi hầu việc Chúa trong chức vụ. Trong lúc chờ đợi, tôi tình nguyện làm tất cả những gì tôi có thể làm được trong hội thánh chúng tôi, ngay cả dạy cho con mục sư chơi quần vợt. (Tôi trước đây là huấn luyện viên dạy quần vợt ba năm tại câu lạc bộ bơi lội và quần vợt khi còn học đại học).
Vài tháng sau, vào năm 1983, một cánh cửa mở ra để tôi đứng vào vị trí hầu việc Chúa trọn thời gian. Tôi rời công ty Rockwell và bắt đầu làm việc cho hội thánh địa phương. Tôi phải cắt giảm chi tiêu để chấp nhận vị trí mới, và cha tôi nghĩ rằng tôi mất trí (ông chủ của tôi tại công ty cũng vậy). Những người bạn tôi thắc mắc quyết định của tôi, và tôi cũng tranh chiến với ý tưởng làm sao tôi có thể lo cho gia đình. Về lý thuyết việc này không thấy có tương lai; thu nhập hàng tháng của chúng tôi thấp hơn toàn bộ chi phí của chúng tôi.
Nhưng tôi biết đó là kế hoạch của Chúa dành cho tôi khi chấp nhận hầu việc Chúa tình nguyện. Vợ tôi và tôi trao gánh nặng chu cấp cho Chúa. Chúng tôi không đói một bữa nào, luôn có đủ để đáp ứng nhu cầu chúng tôi. Nhiều lần, không nói một lời nào cho ai, chúng tôi thấy Chúa chu cấp lạ lùng. Vợ tôi và tôi trình dâng nhu cầu của chúng tôi cho Chúa, dùng Lời Chúa chống trả sự nản lòng từ kẻ thù, và chứng kiến hết sự tiếp trợ này đến sự tiếp trợ khác. Tôi nhớ lần nọ phải chọn hoặc là dâng một phần mười hoặc là mua thức ăn. Nhưng tôi phải tranh chiến nhiều vì chúng tôi đã quyết định đặt Chúa làm đầu trong mọi sự. Chúng tôi dâng 10 phần trăm tiền lương, nghĩa là chúng tôi không còn lại đồng nào để mua thức ăn vì 90 phần trăm còn lại chúng tôi phải trả tiền điện nước và các chi phí khác - kể cả chi phí xe cộ.
Lúc đó, chúng tôi chỉ có một chiếc xe và máy móc đã hư. Quá bận với công việc hội thánh, tôi không có thời gian sửa. Cuối cùng, tôi đâm ra chán. Tôi tìm một nơi riêng biệt để thưa chuyện với Chúa và la lên, "Chúa ơi, Ngài phán con trao mọi lo lắng cho Ngài. Lúc này con lo lắng về chiếc xe hơi và con trình dâng hoàn toàn trong tay Ngài. Con không còn lo nữa ! Con cứ tập trung vào những gì Ngài bảo con làm. Bây giờ con cảm tạ Ngài vì đã trả lời.” Tôi nói lớn, tôi xác quyết và thật sự tin những lời tôi nói. Và lần đầu tiên kể từ khi xe chết máy, tôi bắt đầu cảm nhận sự bình an trong tâm hồn. Như lời Chúa: Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời. Sự bình an của Đức Chúa Trời, là bình an vượt trên mọi hiểu biết, sẽ bảo vệ tấm lòng và tâm trí anh chị em trong Chúa Cứu Thế Giê-su. (Phi 4:6-7).
Sau đó tôi bắt đầu nói với kẻ thù. Tôi nói cách hung dữ và xác quyết, "Hỡi Satan, ngươi hãy nghe ta, Đức Chúa Trời của Ta, là Cha Thiên Thượng của ta, chu cấp mọi nhu cầu của ta theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển. Ta không thiếu thốn gì, vì ta trước hết tìm kiếm nước Ngài và mọi điều ta cần được thêm cho ta. Ta chống cự ngươi trong Danh Chúa Giê-su và ra lệnh ngươi hãy rút tay bẩn thỉu của ngươi khỏi tài chánh và xe cộ của ta.”
Tôi cảm thấy như thể bị khựng lại. Ngay lập tức tôi thấy mình cười. Tôi tự nhủ, Ủa mình có mất trí không vậy ? Tuy nhiên niềm vui tuôn ra từ trong tôi. Tôi biết đó là niềm vui của Chúa, là sức mạnh tôi cần. Nhờ sức mạnh đó tôi biết tôi cứ chạy cuộc đua cách không nao sờn. Lo lắng của tôi bây giờ ở trong cánh tay quyền năng của Chúa và kẻ thù bị trói buộc. Tôi đang ở trong tình trạng mong đợi Chúa chu cấp.
Ngay ngày hôm sau, một người bạn của vợ tôi đến thăm và thấy chiếc xe bị hư của chúng tôi đậu ở sân. Nó thật ngứa mắt. Cô ta nói, "Lisa ơi, mình có một người bạn là thợ máy. Sao bạn không để mình liên lạc với anh ta xem thử anh ta có giúp gì được cho bạn và John.” Cuối cùng, anh bạn của cô ta sửa hết mọi thứ với giá rất rẻ so với ga ra đã tính cho chúng tôi. Chúng tôi thấy Chúa chu cấp thật lạ lùng và điều đó làm chúng tôi mạnh mẽ.
Nhưng do phải dâng một phần mười, chúng tôi vẫn không đủ tiền mua thức ăn, và tôi sẽ được trả lương sau mười hai ngày nữa. Đêm nọ chúng tôi ngồi trong xe hơi và cùng khóc. Đây không phải là nước mắt vô tín mà là nước mắt hoang mang. Chúng tôi không hiểu tại sao chúng tôi phải vật lộn dủ thứ trong khi đó những người hầu việc Chúa khác thì sống an nhàn. Giống như sứ đồ Phaolô, chúng tôi thiếu hiểu biết về việc phải làm gì giữa lúc bị thử thách. Chúng tôi xem thử thách là điều khó chịu, gánh nặng và phí thời gian. Lúc đó chúng tôi không nhận ra rằng chúng tôi đang được ân điển Chúa làm mạnh mẽ để sau này chúng tôi đối diện với những thử thách lớn hơn để mang lại vinh hiển lớn lao hơn cho Chúa. Sau khi khóc thầm xong, vợ tôi và tôi tái xác nhận đức tin của chúng tôi nơi Lời Chúa và tiếp tục bước theo sứ mạng của Chúa.
Hai ngày sau đó, một cặp vợ chồng đến thăm từ San Antonio, người mà chúng tôi mới gặp tuần trước, đến gặp tôi. Họ nói, "Anh John, chúng tôi không biết sao, nhưng Chúa cứ phán chúng tôi dâng cho anh số tiền này.” Họ đưa cho tôi phong bì có tấm ngân phiếu 200 đô la. Vợ tôi và tôi thật ngạc nhiên. Không ai ngoại trừ Chúa biết hoàn cảnh chúng tôi, và Ngài một lần nữa chu cấp cho chúng tôi.
Khi tôi viết sách này, ngân sách chi tiêu của chúng tôi tại chức vụ Messenger International hơn 100.000 đô la mỗi tuần. Nếu tôi đã không học cách trao mọi lo lắng của tôi cho Chúa và tin Ngài từng bước một, bây giờ tôi sẽ bị choáng váng. Nhưng tin mừng là, Tôi không bao giờ mất ngủ một phút nào vì phải lo chu cấp. Bình an của Chúa, vượt quá trí hiểu, đã gìn giữ lòng và trí chúng tôi trong Chúa Giê-su, như Chúa đã hứa.
JOHN BEVERE (Theo Không Nao Sờn)