Tính tôi ưa làm một việc bình thường một cách phi thường. (Booker T. Washington)
Henry Kissinger trong cuốn sách của ông The White House Years, kể về một giáo sư đại học Harward đã giao bài tập về nhà cho sinh viên và bây giờ là lúc thu bài. Ông bảo họ nộp lại hôm sau và phê hàng chữ này phía dưới, "Có phải đây là bài bạn làm tốt nhất không ?” Một sinh viên không nói gì và làm lại bài tập. Hôm sau nộp lại và anh cũng nhận cùng một lời nhận xét. Chuyện này cứ tiếp diễn 10 lần cho đến cuối cùng sinh viên nọ nói, "Dạ thưa thầy đây là bài hay nhất mà em làm.” Vị giáo sư nói, "Được, thầy sẽ đọc.” Chúng ta biết trong lòng nếu chúng ta thật sự làm hết sức mình. Nếu chúng ta chưa được vậy thì chúng ta nên phấn đấu làm hết sức mình. Rõ ràng là không có cách nào chúng ta có thể yêu Chúa với cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức mạnh của chúng ta (Mark 12:30) mà không tìm cách làm hết sức mình để tôn vinh Chúa. Đeo đuổi sự tối ưu là dấu hiệu của sự trưởng thành nếu chúng ta tìm kiếm nó với động cơ đúng. Động cơ của chúng ta phải là vâng lời và tôn vinh Chúa và đại diện Ngài một cách toàn hảo trên đất này. Nhưng một người có thể tìm kiếm sự tối ưu chỉ vì nỗi ám ảnh là để người ta để ý, ngưỡng mộ và ca ngợi hay để được đề bạt theo kiểu thế gian. Nào chúng ta hãy làm mọi sự tôn vinh Chúa, và Ngài sẽ thưởng cho chúng ta bằng cách ban cho chúng ta nhiều điều chúng ta ước ao. Khi tôi bắt đầu đeo đuổi sự tối ưu ấy là vì Chúa thách thức tôi làm vậy. Lúc đầu trong chức vụ, Chúa nói ba điều này với lòng tôi và cảm động tôi rằng nếu tôi làm những điều này vì Ngài, tôi sẽ thành công. Điều đầu tiên là giữ không có xung động trong đời sống tôi, điều thứ hai là tôi phải làm mọi việc cách tối ưu, và điều thứ ba là trở thành một con người liêm khiết, thành thật trong mọi việc làm. Lúc đó phạm vi chức vụ của tôi là dạy Kinh Thánh trong nhà tôi, nhưng tôi cũng là một người vợ và là mẹ của ba đứa con. Tôi không thể bỏ hết mọi việc đi học trường Kinh Thánh được, nên Chúa dạy tôi trong đời sống mỗi ngày.
Ngài dạy tôi luôn luôn dọn dẹp sạch sẽ và không lười biếng mà chừa lại một đống rác cho người sau. Ngài dạy tôi để lại đồ đạc vào chỗ cũ. Chúa cảm động tôi luôn luôn để chiếc xe đẩy trong siêu thị lại chỗ cũ sau khi cho hết đồ của tôi lên xe hơi. Khi tôi đi sắm quần áo thì nhặt những cái móc treo lên. Ngài dạy tôi trở nên tối ưu, tôi phải nhặt lên và không để cho người khác nhặt. Có hàng trăm việc tương tự như thế mà Chúa xử lý tôi trong những năm tháng này.
Lúc đầu hơi khó thật, và một trong lời bào chữa tôi hay nói là người khác không làm mà sao tôi lại làm ? Chúa nhắc tôi rằng tôi đã xin Chúa làm những việc lớn trong đời sống tôi và hỏi tôi là tôi có thật sự muốn hay không. Thật ra Ngài có ý nói, "Chúng ta gặt điều chúng ta gieo.” Đừng thỏa mãn giống như người ta, nhưng thay vào đó hãy chọn trở nên một con người xuất sắc.
Trong một số việc tôi tranh chiến với cảm xúc tôi suốt gần hai năm rồi tôi mới vâng lời Chúa hoàn toàn và phát triển thói quen tối ưu. Tôi học được rằng nếu chúng ta gieo thái độ tối ưu, chúng ta sẽ gặt phần thưởng tối ưu nhất. Bạn muốn gì từ cuộc đời ? Bạn có sẵn lòng gieo đúng hạt giống để gặt hái nó không ? Hãy tự hỏi một số câu hỏi khó và trả lời một cách thành thật.
Bạn có làm việc bạn đang làm với thái độ tối ưu không ?
Bạn có thoả hiệp thường xuyên và tìm con đường dễ dãi để thoát ra không ?
Bạn có sống cho qua tháng ngày hay bạn đang nhắm tới điều tốt nhất ?
Bạn có giữ cam kết không ?
Bạn có luôn nói sự thật không ?
Bạn có bỏ đồ đạc bừa bãi để người khác dọn dẹp không ?
Nếu bạn tình cờ thấy một món đồ nào đó tại siêu thị mà bạn không mua, bạn có trả lại không ?
Bạn có đặt chiếc xe đẩy lại chỗ cũ sau khi bạn lấy hết đồ mình mua không ?
Nếu bạn bỏ món đồ vào xe đẩy rồi sau đó lại quyết định không mua thì bạn có đem món đồ đó để lại chỗ cũ không hay là để đại đâu đó ? Tôi có thể cứ thêm vào danh sách này, nhưng tôi nghĩ bạn hiểu vấn đề mà tôi đang nói. Chúng ta không bao giờ đạt tới nơi chúng ta muốn đến trừ khi chúng ta thành thật nhìn nhận hiện giờ mình đang ở đâu. Chính việc đối diện với sự thật sẽ khiến bạn tự do.
Phần Thưởng Của Sự Tối Ưu
Mỗi sự lựa chọn tốt đều mang lại phần thưởng và không may thay mỗi sự chọn lựa tồi cũng vậy. Phần thưởng của sự xuề sòa dường nào. Một bà cảm ơn tôi và nói, "Lúc đầu việc này hơi thử thách, nhưng quyết định trở nên tối ưu đã thay đổi toàn bộ đời tôi.”
Khi chúng ta có thái độ tối ưu, chúng ta cảm thấy thoải mái về bản thân. Chúng ta tin rằng chúng ta sẽ làm điều Chúa muốn chúng ta làm. Chúng ta trở thành gương tốt cho người khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cha mẹ khi làm gương cho con cái họ. Nó cũng quan trọng cho những ai làm lãnh đạo để làm gương cho cấp dưới.
Một phụ nữ gởi lời làm chứng này liên quan đến việc cô quyết định trở thành tối ưu đã ảnh hưởng cô thế nào :
Kính gởi bà Joyce,
Đây chỉ là lời làm chứng về việc Chúa ban cho tôi cơ hội để áp dụng lời dạy của bà sáng nay trên truyền hình vào một tình huống trong đời sống tôi chiều nay. Đó là chuyện mà bà nói về việc Chúa xử lý bà có thái độ tối ưu và luôn luôn dọn dẹp sạch sẽ đồ đạc bừa bộn. Tôi đi đổ rác nhưng bình nước và lon nước ngọt rớt xuống vãi đầy đường. Tôi bị cám dỗ bỏ đó đi luôn và không muốn nhặt lại đem tới thùng rác. Tất cả lời bào chữa chạy qua đầu tôi. "Mình còn con nhỏ ở nhà. Mình quá mệt mỏi. Mình còn nhiều việc khác để làm. Trời nóng nực quá !” Tuy nhiên, lời dạy của bà vẫn còn hiện lên rõ nét trong đầu tôi nên tôi quay lại dọn dẹp đồ rơi rớt lung tung. Điều hay ở đây là khi tôi dọn dẹp những đồ rơi vãi thì tôi cảm thấy thoải mái không còn áy náy gì nữa một khi tôi chọn thái độ tối ưu. Thái độ tối ưu của cô được ban thưởng đó là một tấm lòng bình an. Tôi nghĩ bình an là phần thưởng quan trọng nhất khi chúng ta nỗ lực làm những việc chúng ta biết là nên làm và không chịu chùn bước và làm cách hời hợt. Thật kỳ diệu là không cảm thấy bị lên án bởi những gì chúng ta cho phép mình làm. Đôi khi cảm giác bị lên án hay bất an rất mơ hồ, nhưng nó sẽ xuất hiện và làm cho chúng ta thấy áy náy.
Cái tên Stradivarious đồng nghĩa với đàn vĩ cầm tốt. Ấy là vì Antonio Stradivarious khẳng định rằng không cái đàn nào được sản xuất trong cửa hàng của anh cho đến khi nó được làm một cách khéo léo và kỹ lưỡng. Stradivarious nhận xét, "Chúa cần đàn vĩ cầm để chuyển âm nhạc của Ngài cho thế giới, và nếu đàn bị khiếm khuyết thì âm nhạc của Chúa sẽ bị pha trộn.” Triết lý làm việc của anh được tóm tắt một câu : "Người khác sẽ làm nhiều cây đàn vĩ cầm hay, nhưng không ai làm một cây đàn hay nhất.”
Anh cam kết làm tối ưu vì anh muốn làm hết sức mình cho Chúa. Phần thưởng của Ngài là các cây đàn vĩ cầm của anh vẫn là cây đàn được ưa chuộng nhất thế giới ngày nay.
JOYCE MEYER (Theo Thói Quen : Chọn Tốt Bỏ Xấu)