Chúng ta sống trong một thế giới giống như một trải nghiệm ở phòng trưng bày của người thợ xây. Người ta thường nghe nói, "Bạn không làm được đâu.” "Đừng có hy vọng gì.” "Đó là một ý tưởng quá kiêu ngạo.” "Hãy sống và làm việc như bình thường đi.” Hay, "Điều đó vượt quá khả năng của bạn.”
Danh sách những lời nhận xét áp đặt giới hạn này là vô tận. Thường thì nghe có vẻ hợp lý và là một lời khuyên hay, nhưng sự thật là gì ? "Xin tôn vinh Đức Chúa Trời là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta, có thể thực hiện muôn phần hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng”. (Ê-phê-sô 3:20).
Câu Kinh Thánh này phát biểu một sứ điệp khác với lòng mong đợi của chúng tôi ở phòng trưng bày sản phẩm. Chúa không ban cho chúng ta những giới hạn. Các ranh giới của Ngài vượt quá những gì chúng ta có thể nhìn thấy, ước ao, tưởng tượng, hy vọng hay cầu xin. Từ chìa khóa trong câu này là có thể. Hãy để tôi minh họa qua một câu chuyện tưởng tượng.
Một tỉ phú đến gặp ba nhà doanh nghiệp trẻ và cho họ một lời đề nghị : "Tôi muốn cấp vốn cho việc kinh doanh mà các bạn mơ ước. Tôi không cần các bạn trả lại số tiền; mà chỉ muốn nhìn thấy các bạn thành công. Tôi có thể cho các bạn số tiền các bạn cần để bắt đầu làm ăn, bao nhiêu cũng được.”
Trước hết là một người phụ nữ trẻ, cô quyết định xây dựng một tiệm bánh. Cô cần một cửa hàng, hai cái lò nướng, chảo nướng, các dụng cụ, một máy đếm tiền, các nguyên liệu và một vài món đồ khác. Cô ta đem kế hoạch của mình tới cho ông tỉ phú và xin 100,000 đô la. Ông ta chuyển ngay số tiền vào tài khoản của cô.
Tiếp theo là một nam thanh niên trẻ. Anh ta quyết định xây một số nhà. Anh ta cần mua vài miếng đất, các vật liệu thô, các dụng cụ, một xe bán tải và thuê một văn phòng nhỏ. Ta ta đưa ra kế hoạch kinh doanh của mình và xin 250,000 đô la. Một lần nữa, ông tỉ phú lập tức chuyển số tiền vào tài khoản của anh ta.
Nhà doanh nghiệp thứ ba là một phụ nữ trẻ, cô ta muốn xây dựng một tổ hợp kinh doanh có trung tâm mua sắm và công viên giải trí liền kề. Cô kiếm được một đội kỷ sư để vẽ ra ước mơ của cô. Cô miêu tả hai tòa nhà văn phòng mười hai tầng độc đáo, liền kề nhau và có một cái sân. Trong một khu khác, cô lên kế hoạch cho một trung tâm mua sắm ngoài trời đẹp mắt, đầy các cửa hàng bán lẻ cao cấp và nhà hàng chất lượng. Trên các cửa tiệm bán lẻ là các chung cư cao cấp. Cô yêu cầu phải có một khách sạn sang trọng năm sao nằm ngay giữa dự án. Cô rà soát kế hoạch của mình cùng với các kiến trúc sư cho đến khi nó hoàn hảo, một kiệt tác thật sự. Sau đó cô ta đến gặp nhà triệu phú, cho ông ta xem các kế hoạch của mình và xin 245 triệu đô la. Giống như hai nhà doanh nghiệp kia, ông ta lập tức chuyển tiền vào tài khoản của cô ta.
Ba năm sau, người triệu phú gọi ba người thanh niên trẻ tới buổi họp. Ông muốn nghe phần thuyết trình về tiến độ của họ. Từng người một báo cáo. Tiệm bánh mỗi tháng lãi được vài ngàn đô la sau thuế. Người thợ xây đã xây được bốn căn nhà và chỉ lãi ròng được trên hai trăm ngàn đô la trong khoảng thời gian ba năm.
Nhà doanh nghiệp thứ ba đứng lên và báo cáo về khu tổ hợp của mình. Hiện tại trong khách sạn tỉ lệ phòng được cho thuê chiếm 90%, còn văn phòng tại nhà cao tầng cho thuê đã cho thuê được 87% mặt bằng. Chung cư của cô đã được bán sạch. Khu mua sắm 98% được lấp đầy bởi các cửa tiệm và nhà hàng cao cấp. Lãi ròng của cô là hàng triệu đô la mỗi tháng. Cô báo cáo rằng thành phố đã chọn ngay để công nhận khu tổ hợp của cô, và trao giải thưởng công dân bởi vì nó đã đem lại lợi ích cho cộng đồng về nhiều mặt : tính thẩm mỹ, tạo việc làm, khiến khách du lịch chi ra và tạo thu nhập qua thuế. Cô cũng lấy một tỷ lệ lợi nhuận để mở và cấp quỹ cho chương trình cơm từ thiện tại các khu vực nghèo trong thành phố.
Sau khi nghe phần trình bày của cô, hai nhà doanh nghiệp kia yên lặng và cúi mặt xuống. Khi nhận thấy điều này người triệu phú mới hỏi tại sao họ lại thất vọng
Triệu phú nhìn vào hai người mặt sụp xuống và hỏi, "Tại sao các bạn lại ghen tị với những gì cô ta đã đạt được ? Tại sao các bạn cho rằng cô ta có lợi thế hơn các bạn ? Tôi đã nói với mỗi người là tôi có thể cho các bạn số tiền các bạn cần, bao nhiêu cũng được, để hoàn thành khải tượng của mình mà. Tôi đâu có ra giới hạn con số mà tôi sẽ đưa, thật sự tôi đã đưa cho các bạn chính xác những gì các bạn yêu cầu rồi. Tại sao các bạn không mơ ước và có kế hoạch lớn hơn ?”
Là cơ đốc nhân chúng ta thường suy nghĩ một cách vô thức rằng mình không được quá giàu có nhưng suy nghĩ này có phù hợp với điều Lời Chúa dạy không ? Chúa Giê-su công bố .
Vì ai đã có, sẽ được cho thêm và sẽ có dư dật; nhưng ai không có thì ngay cả cái họ có cũng sẽ bị lấy mất. (Ma-thi-ơ 25:29)
Chúa không gặp vấn đề gì với sự dư dật. Điều Ngài chống lại là sự dư dật chiếm hữu chúng ta. Đâu là sự khác biệt ? Người mà bị của cải dư dật chiếm hữu là người tìm kiếm phước hạnh, của cải, tài chính, khả năng hay quyền lực chỉ vì mục đích là thoả mãn những ham muốn của mình. Hoặc là họ cất trữ của cải phát xuất từ sợ hãi
Nhiều tín đồ nghe những lời giảng dạy về thịnh vượng và giàu có ở thế kỷ 20 đã ham muốn như thế. Chính lòng tham của các tín đồ xác thịt này đã khiến cho các mục sư và tín hữu không còn dám giảng lẽ thật của Chúa về sự thịnh vượng và giàu có. Nhiều người chế nhạo từ thịnh vượng hay giàu có nhưng sự thật là, chúng ta cần dư dật để làm công việc lớn hơn và hiệu quả hơn trong việc xây dựng nhiều cuộc đời cho vương quốc Chúa. Có thể đây là lý do mà Chúa nói, "Anh thân mến ! Tôi cầu chúc anh được thịnh vượng trên mọi mặt, được mạnh khoẻ về phần xác cũng như vẫn thịnh vượng về phần hồn.” (3 Giăng 2)
Trong ví dụ trên, nhà tỉ phú không đưa cho mỗi nhà doanh nghiệp 245 triệu đô la, giống như ông đưa cho cô gái cuối cùng. Ông ban cho mỗi người tùy theo tầm nhìn của họ.
Chúng ta nghĩ một cơ đốc nhân tốt sẽ ở lại "hậu phương”. Nói cách khác, họ thoả mãn với việc có đủ sống qua ngày, nhưng thực tế đó là sống lười biếng. Mạng lệnh đầu tiên của Chúa dành cho con người là "Hãy sinh sản và nhân cấp” (Sáng Thế 1:22). Chúa không chỉ nói đến việc sinh con đẻ cái mà Chúa còn tuyên bố, "Bất cứ điều gì Ta ban cho con, Ta muốn con hãy nhân cấp nó và trình dâng lại cho Ta.”
Đức Chúa Trời đã giao thác cho tôi khả năng dạy dỗ. Bởi ân sủng Ngài (quyền năng tác động trong cả nhóm của chúng tôi, trong các ân nhân của chúng tôi, trong vợ tôi và tôi), ân tứ đó đã được nhân cấp và trình dâng trở lại cho Ngài qua việc giảng dạy khắp thế giới, qua việc in ấn sách vỡ, việc đăng các sứ điệp lên trang mạng, và ban phát hàng triệu tài liệu sách vỡ cho các mục sư, lãnh đạo khắp toàn cầu, qua việc viết blog, đào tạo nhiều giáo sư khác – và danh sách này cũng chưa hết. Hiện tại Ngài đã làm vượt quá những điều tôi có thể mơ ước khi còn trẻ.
Xin tôn vinh Đức Chúa Trời là Đấng dùng quyền năng tác động trong chúng ta, có thể thực hiện muôn phần hơn mọi điều chúng ta cầu xin hoặc suy tưởng. (Ê-phê-sô : 3:20)
JOHN BEVERE (Theo Đời Hay Đạo)