Thất vọng xảy ra khi kế hoạch chúng ta bị gián đoạn bởi điều gì đó mà chúng ta không kiểm soát được. Chúng ta có thể bị thất vọng bởi những hoàn cảnh buồn hay bởi những người làm chúng ta thất vọng. Chúng ta có thể cảm thấy thất vọng với Chúa khi chúng ta mong đợi Ngài làm điều gì mà Ngài không làm. Có những lúc chúng ta cũng thất vọng nơi bản thân mình. Tuyệt đối là không ai lúc nào cũng nhận được điều mình muốn, do đó chúng ta phải học để xử lý thất vọng một cách đúng đắn.
Khi chúng ta thất vọng, cảm xúc chúng ta lúc đầu sẽ suy giảm và sau đó nó bộc lộ ra cơn giận. Sau một thời gian, chúng ta bày tỏ cơn giận rõ ràng và cảm thấy cảm xúc chúng ta xuống dốc. Chúng ta cảm thấy thất bại, tiêu cực, thất vọng và chán nản. Lần sau khi bạn thất vọng, hãy để ý những diễn tiến của cảm xúc, nhưng thay vì để nó dẫn dắt bạn, hãy quyết định kiểm soát nó. Cảm giác thất vọng lúc đầu không có gì là tội lỗi hay bất thường, nhưng chúng ta làm gì với nó kể từ giờ phút đó trở đi sẽ mang lại sự thay đổi lớn.
Cách đây nhiều năm, tôi học được rằng Chúa ở về phía chúng ta, dù chúng ta có trải qua bao nhiêu thất vọng trong đời đi nữa, chúng ta lúc nào cũng có thể được phục hồi. Nếu bạn và tôi hẹn khám bác sĩ, nhưng bác sĩ có việc khẩn nên hủy cuộc hẹn khám, chúng ta chỉ đơn giản hẹn khám giờ khác. Cuộc đời cũng nên như vậy. Tin rằng Chúa có một kế hoạch tốt đẹp cho chúng ta và rằng Ngài định liệu các bước đi của chúng ta là chìa khóa để không để cho nỗi thất vọng biến thành tuyệt vọng.
Con người dùng trí vạch đường đi, nhưng Chúa dìu dắt từng tí. (Châm ngôn 16:9)
Thượng Đế dẫn đưa từng bước một, là người trần, ai hiểu được đường mình.(Châm ngôn 20:24)
Hai câu Kinh Thánh này đã làm cho cảm xúc của tôi ổn định rất nhiều lần khi tôi vội vã đến nơi nào đó và phát hiện ra rằng tôi vẫn còn chờ trên đường vì kẹt xe. Lúc đầu tôi có cảm giác chùn xuống và rồi tôi hay nói "Không sao, Chúa định liệu bước đi của tôi, tôi sẽ lắng lòng xuống và cảm tạ Chúa là tôi đang ở đúng chỗ Ngài muốn tôi.” Tôi cũng tự nhắc nhỡ mình rằng Chúa có lẽ đang cứu tôi khỏi tai nạn dọc đường bằng cách khiến tôi chậm lại. Tin cậy Chúa là một điều hết sức kỳ diệu vì nó làm cho đầu óc và cảm xúc chúng ta nhẹ nhàng khi mọi thứ không xảy ra theo cách chúng ta dự tính.
Tin cậy Chúa hoàn toàn và tin rằng kế hoạch của Ngài dành cho bạn tốt hơn là ý riêng của bạn sẽ khiến bạn không thất vọng với Chúa. Không thể nào bạn bực bội khi bạn biết ai đó có thiện tâm đối với bạn. Khi bạn giận dữ, bạn muốn trút hết Đấng duy nhất có thể giúp bạn và an ủi bạn; vì thế thật tốt là chạy đến với Ngài trong lúc đau đớn thay vì chạy trốn Ngài.
Học Để Chờ Đợi Vui Vẻ
Cứ để cho nghị lực phát triển, đừng tìm cách lảng tránh khó khăn. Một khi nghị lực phát triển trọn vẹn, anh em sẽ vững mạnh và được trang bị đầy đủ để đương đầu mọi cảnh ngộ. (Gia-cơ 1:4)
Nếu bạn không phát triển lòng kiên nhẫn, thì việc phải chờ đợi sẽ làm cho khó chịu hơn. Ít ra là trường hợp của tôi cho đến khi sau này tôi nhận ra rằng phản ứng thuộc về cảm xúc của tôi không làm cho công việc trôi chảy nhanh hơn. Từ Điển Vines Greek Dictionary cho biết kiên nhẫn là trái của Thánh Linh sẽ được phát triển chỉ khi chúng ta chịu những thử thách. Chúng ta thảy đều muốn có lòng kiên nhẫn, nhưng chúng ta không muốn phát triển lòng kiên nhẫn vì điều này đồng nghĩa với việc phải hành xử tốt đẹp khi mà chúng ta không được điều như ý. Và chuyện này thật khó khăn !
Kiên nhẫn rất quan trọng đối với những ai muốn tôn vinh Chúa và vui hưởng cuộc sống của họ. Nếu một người không kiên nhẫn, những tình huống họ gặp trong đời chắc chắn sẽ khiến họ phản ứng theo cảm xúc. Lần sau bạn phải chờ ai đó hay việc gì đó, thay vì phản ứng, hãy cố gắng nói chuyện với mình một lát. Bạn có thể nghĩ như thế này, bực mình cũng không giải quyết vấn đề gì nên mình sẽ vui vẻ chờ đợi. Rồi có lẽ bạn nên nói to ra, "Tôi đang phát triển lòng kiên nhẫn khi tôi chờ nên tôi biết ơn Chúa về tình huống này.” Khi làm thế, bạn sẽ hành động theo Lời Chúa thay vì phản ứng theo hoàn cảnh khó chịu.
Mỗi lần chúng ta học tập kiên nhẫn, chúng ta sẽ củng cố nó giống như chúng ta phát triển cơ bắp mỗi khi chúng ta tập thể dục. Tôi thấy đau khi tôi tập thể dục và việc này làm tôi đau đớn, nhưng tôi biết nó sẽ giúp ích cho tôi. Chúng ta có thể xem việc thực hành kiên nhẫn tương tự như vậy. Đừng chỉ nghĩ việc này sẽ khó khăn và rất chán, nhưng hãy nghĩ bạn sẽ an bình biết bao khi việc chờ đợi không làm bạn khó chịu chút nào.
Bạn có chờ đợi vui vẻ không ? Bạn phản ứng như thế nào khi bạn làm việc với ai đó chậm chạp trong những việc họ làm ? Việc bị kẹt xe ảnh hưởng đến bạn như thế nào ? Chuyện gì xảy ra nếu ai đó chen vào chỗ đậu xe mà bạn đang chờ chạy vào ? Điều gì mà chúng ta càng muốn có thì cảm xúc chúng ta càng bộc lộ nếu chúng ta không nhận được điều đó. Đôi khi điều chúng ta muốn chỉ đơn giản là nó quá quan trọng đối với chúng ta, và chúng ta cần nhận ra điều đó và đừng cư xử như con nít. Khôn ngoan thông thường cho biết thật ngu dại khi nổi giận về việc đậu xe hay một chuyện nhỏ nhặt mà người ta hay bực bội. Tình huống nào khó khăn cho bạn ? Tính theo thang điểm 1 đến 10, bạn cư xử bản thân như thế nào khi chuyện không xảy ra theo ý bạn ? Tôi thấy rằng câu trả lời thành thật cho những câu hỏi như thế này sẽ giúp chúng ta phát triển khả năng quản lý.
Nếu bạn là một người cảm xúc nhiều quá, tôi chắc chắn là có những người ít cảm xúc trong đời sống bạn đôi khi sẽ làm bạn thất vọng. Có nhiều thứ làm bạn phiền lòng nhưng đối với họ thì mọi thứ đều không có vấn đề gì. Tôi học được bài học này ! Tôi đã trải qua rồi và tôi biết bạn cảm nhận thế nào, nhưng tôi cũng sống lâu đủ để nhận ra rằng sống bởi cảm xúc là một sai lầm trầm trọng. Sự thật thì cách hay nhất để sống là học trao nỗi lo cho Chúa và để Chúa lo cho mình.
JOYCE MEYER (Sống Vượt Trên Cảm Xúc)