Tôi nghĩ có những mức độ cảm xúc, và chúng ta cần có khả năng phân biệt sự khác biệt giữa cảm xúc bề ngoài và những cảm xúc chúng ta cảm thấy nằm sâu trong lòng. Có những lúc tôi cảm thấy sâu xa trong tâm linh tôi là Chúa muốn tôi làm hay không làm việc nào đó, và điều quan trọng đối với tôi là bước theo những cảm xúc này, nhưng có những cảm xúc bề nổi mà sẽ gây rối cho tôi nếu tôi chìu theo nó. Chẳng hạn, tôi có thể cảm thấy muốn ăn bánh ngọt và kem hàng đêm ngay khi ăn một bát bắp rang muối, nhưng như thế thì tôi sẽ gặp vấn đề. Tôi sẽ tăng cân và tôi sẽ không cảm thấy đầy năng lực như tôi muốn. Như tôi đã nói trước đây trong sách này, chúng ta là tâm linh, có hồn và thân thể. Tâm linh chúng ta là phần sâu thẳm nhất trong chúng ta, và là nơi mà Chúa làm nơi ngự sau khi chúng ta tiếp nhận Chúa Giê-su làm Cứu Chúa. Tâm linh được tái sanh trở thành ngai của Chúa và Ngài phán với chúng ta, dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta từ chính nơi này. Có những cảm xúc khác mà chúng ta có chỉ đơn thuần là cảm xúc và nó ngự trong hồn, phần nổi của bản chất chúng ta. Bao lâu chúng ta theo những cảm xúc này, chúng ta thật sự muốn từ cuộc sống, và chúng ta sẽ tạo ra nhiều đổ vỡ mà sẽ không bao giờ nhận điều chúng ta sẽ gây rắc rối cho chúng ta và cho người khác.
Một ví dụ hay về một người theo cảm xúc bề ngoài được tìm thấy trong Sáng Thế 27. Lúc tuổi già, Y-sác mất khả năng nhìn thấy. Ông biết ông sắp qua đời và đây là lúc để chúc lành cho đứa con trưởng nam là Ê-sau. Ông có hai con trai, Ê-sau và Gia-cốp, và vợ ông là Rê-bê-ca thì lại thương Gia-cốp hơn. Bà muốn Gia-cốp nhận phúc lành hơn là Ê-sau. Vì Y-sác không thấy rõ, nên Rê-bê-ca ngấm ngầm một kế hoạch lừa ông để khiến ông tin rằng Gia-cốp chính là Ê-sau.
Ê-sau là một người có lông lá và Gia-cốp là da nhẵn. Rê-bê-ca lấy da thú bọc vào tay Gia-cốp và bảo con mình đến gặp cha và giả vờ là anh mình. Đến lúc cần phải có một món ăn cho nghi thức chúc phúc được dọn ra và đến lúc chúc phúc, Y-sác cảm nhận cánh tay và nhận định chắc hẳn là Ê-sau vì tay này có lông. Trường hợp làm theo cảm xúc sai lầm này đã gây ra rắc rối suốt nhiều năm về sau.
Chuyện này gây ra nhiều rắc rối giữa hai anh em; nó gây ra nỗi sợ, sự lẫn trốn, sợ bị bắt, mặc cảm tội lỗi về sự lừa dối và rất nhiều cảm xúc tiêu cực mà tất cả đều bắt nguồn từ việc làm theo cảm xúc bề ngoài thay vì theo cảm xúc sâu xa trong lòng.
Làm sao chúng ta biết ý Chúa ? Đây có lẽ là một trong những vấn đề quan trọng đối với cơ đốc nhân nào muốn vâng lời Chúa. Rõ ràng là Y-sác đã không cố tình không vâng lời Chúa, nhưng vì ông làm theo cảm xúc mà không thử nó nên ông đã phạm sai lầm.
"Tôi cảm thấy như thể đây là điều Chúa muốn tôi làm” có thể là một lời bào chữa tinh vi cho ý riêng, nhưng cơ đốc nhân chân thật sẽ thử nghiệm cái cảm giác mà mình đã nhận để kiểm tra tính xác thực của nó.
1Tê-sa-lô-ni-ca 5:21 nói rằng chúng ta nên thử nghiệm mọi sự và giữ lấy điều nào là tốt lành. Satan thường xuất hiện như thiên sứ sáng láng. Nó thậm chí thì thầm Kinh Thánh với chúng ta để xác minh điều gì đó chúng ta muốn làm, nếu làm thế sẽ khiến chúng ta gặp rắc rối. Chúng ta có thể cho Kinh Thánh nói hầu như mọi vấn đề bằng cách bóp méo nó, nhưng nếu chúng ta tra cứu toàn bộ Kinh Thánh, nó sẽ bảo vệ đời sống của chúng ta.
Martin thích xe hơi. Thật ra, anh bị ám ảnh phải có một chiếc xe hơi mới mỗi năm. Anh vui thích cái thú đi xem xe, chạy thử xe, trả giá xe, chạy đến bãi đỗ xe, rửa và đánh bóng xe và nhìn thấy bạn bè đến ngưỡng mộ chiếc xe. Khi Martin đi mua một chiếc xe mới cho năm nay, vợ anh phản đối. Cô cảm thấy cần phải thoát khỏi nợ nần thay vì cứ mượn nợ hoài. Martin nói với vợ rằng anh sẽ cầu nguyện về chuyện này và sẽ không mua trừ khi anh cảm thấy Chúa đồng ý. Martin rất thật lòng về việc nghe tiếng Chúa, nhưng anh cũng có ước ao mãnh liệt về chiếc xe hơi. Khi anh cầu nguyện và chờ đợi Chúa, anh mở Kinh Thánh ra và mắt anh dán ngay câu Kinh Thánh Thi Thiên 67:6, nói, "Khi ấy, mặt đất sẽ tăng gia hoa lợi, Thượng Đế chúng con sẽ ban phúc lành.”
Martin quyết định rằng mua chiếc xe anh muốn là phần thưởng cho công khó của anh suốt năm vừa qua và đó là cách Chúa ban phước cho anh. Đây là một câu Kinh Thánh hay và chắc chắn Martin có thể nhận nó như là một lời đồng ý để mua chiếc xe, ngoại trừ lời Chúa cũng dạy hãy thoát ra khỏi nợ nần và kẻ mượn là tôi tớ cho kẻ cho mượn. Lời Chúa cảnh cáo sự tham lam và sự lạm dụng những điều thuộc thế gian này. Quyết định của Martin sẽ gây ra xung đột với vợ anh, và chiếc xe anh đang có là chiếc xe tốt lắm rồi. Tiền phải trả hàng tháng cho chiếc xe hơi mới sẽ là 150 đô la, nhiều hơn số tiền phải trả hiện tại, và nó sẽ tạo ra sự thâm thủng tài chánh mà Martin nghĩ rằng anh sẽ bớt chi tiêu vào chuyện mua áo quần. Nói cách khác, anh rất ích kỷ, là điều mà kinh Thánh lên án.
Trong trường hợp này Martin dùng câu Kinh Thánh để được theo ý anh mà không thật lòng xem xét toàn bộ lời dạy của Lời Chúa.
Trong cuốn sách của James Dobson, Emtions : Can You Trust Them ? Ông rút tỉa từ sự khôn ngoan của Martin Wells Knapp, người mà trong cuốn sách của ông viết vào năm 1892 có tựa Impressions, gợi ý bốn câu hỏi đơn giản dùng để thử những thôi thúc và cảm giác của chúng ta. Tôi diễn ý những câu hỏi của Knapp dưới đây và áp dụng nó vào ước ao của Martin cho chiếc xe hơi mới :
1. Điều bạn muốn có hợp Kinh Thánh không ? Có phù hợp với toàn bộ Kinh Thánh không ?
2. Có phải nó đúng khi xét đến yếu tố đạo đức và phẩm hạnh không ? Chắc chắn việc mua xe hơi không phải là một sai lầm về đạo đức hay phẩm chất, nhưng cách sống ích kỷ của Martin thì không đúng.
3. Có phải sự quan phòng của Chúa mở cửa để chúng ta có điều chúng ta ước ao, hay chúng ta tự "mở cửa” mà đi ? Nếu Chúa thình lình cung ứng thêm 150 đô la mỗi tháng qua thu nhập, hoặc nếu người bán xe đề nghị mua lại chiếc xe hiện tại của Martin và đảm bảo là số tiền anh trả không cao hơn số tiền phải trả hiện tại, anh có thể kết luận đúng đắn rằng Chúa đã mở cửa cho anh mua chiếc xe mới. Tuy nhiên, Martin không có được những dấu hiệu quan phòng này.
4. Nó có hợp lý không ? Có phải khôn ngoan cho Martin cảm thấy anh phải có chiếc xe hơi mới mỗi ngày, thậm chí gia đình anh phải hy sinh để anh có nó không ? Có phải quyết định của anh nhằm xây dựng mối quan hệ gia đình và dạy dỗ con cái cách quản lý tài chánh đúng đắn khi chúng lớn lên không ? Có phải quyết định của anh hợp với bản tính của Chúa không ?
Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu Martin chịu để ước muốn của mình trải qua thử nghiệm của Kinh Thánh, anh có lẽ biết được rằng việc mua chiếc xe mới lúc đó không phải lẽ chút nào. Là con người, chúng ta hay rơi vào cái hố đau thương này : làm những gì chúng ta muốn và rồi nói chúng ta cảm thấy như thể là Chúa thôi thúc chúng ta hành động. Chúa có phán với dân sự Ngài và có hứa dẫn dắt và hướng dẫn chúng ta, nhưng thật nguy hiểm khi mù quáng làm theo mọi cảm giác mà chúng ta nhận được.
JOYCE MEYER (Sống Vượt Trên Cảm Xúc)